2.3. Phân tích hoạt động của các NHTMCP niêm yết từ năm 2005-
2.3.3. Tiền gửi của khách hàng
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2005-2010, các NHTMCP niêm yết ln có sự tăng trưởng khá cao đối với tiền gửi từ khách hàng, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Các ngân hàng có quy mơ nhỏ có tốc độ tăng tiền gửi từ khách hàng nhanh hơn các ngân hàng có quy mơ lớn.
Bảng 2.9: Tăng trưởng tiền gửi từ khách hàng của các NHTMCP niêm yết, 2006- 2012
Tăng trưởng tiền gửi của khách hàng (%)
2006 /2005 2007 /2006 2008 /2007 2009 /2008 2010/ 2009 2011/ 2010 2012 /2011 ACB 68,16 64,50 16,16 35,35 23,28 32,73 -11,94 CTG 8,44 23,15 7,93 21,98 38,78 24,94 12,37 EIB 57,34 74,31 34,80 25,55 50,00 -7,74 31,32 HBB 49,09 83,43 30,88 23,16 18,59 14,71 - MBB 72,00 70,35 52,73 47,18 64,44 36,21 31,49 NVB 1274,34 1016,70 -1,93 59,91 11,34 38,25 -
SHB - 662,19 238,99 54,31 74,71 35,70 123,08
STB 67,30 152,59 4,29 31,19 29,45 -4,51 43,16
VCB 10,59 18,21 -10,29 33,11 21,11 10,87 25,28
Nguồn: Báo cáo thường niên của 9 NHTMCP niêm yết
Trong năm 2006, NVB có tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế rất nhanh, tăng 1.274,34% so với năm 2005.
Năm 2007, NVB lại tiếp tục đứng đầu danh sách ngân hàng có tốc độ tăng tiền gửi của khách hàng cao nhất (tăng 1.016,7% so với năm 2006), tiền gửi của khách hàng tăng nhanh là do NVB đã chuyển đổi mơ hình hoạt động từ NHTMCP nơng thơn lên NHTMCP thành thị và chuyển trụ sở chính về TP.HCM, đồng thời các điểm giao dịch cũng được tăng thêm đã thu hút được lượng tiền gửi nhiều hơn trước. Đây cũng là tình hình chung của các NHTMCPVN trong năm 2007, các ngân hàng tập trung chú trọng phát triển mạng lưới hoạt động, tăng các điểm giao dịch khắp cả nước, đồng thời nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm tiền gửi mới, phù hợp với từng phân khúc khách hàng; vì vậy đã thu hút được một lượng tiền gửi lớn từ dân cư và các tổ chức kinh tế.
Năm 2008, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng diễn biến theo chiều hướng khá phức tạp làm cho việc huy động vốn thơng qua hình thức tiết kiệm gặp nhiều khó khăn. Kết quả là một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ khách hàng giảm, ví dụ như NVB giảm 1,93%, VCB giảm 10,29%. Do có sự di chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp sang ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nên bên cạnh các ngân hàng có tổng huy động tiền gửi giảm thỉ một số ngân hàng khác lại có tốc độ tăng khá nhanh như SHB, tăng 238,99%.
Năm 2009 và 2010, các NHTMCPVN vẫn có tốc độ tăng tiền gửi từ khách hàng đều đặn.
Năm 2011, trước tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản đã đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng như thị trường dân cư tăng mạnh. Lãi suất huy động VND có lúc bị đẩy lên tới 18-19% để hấp dẫn người gửi tiền. Tuy nhiên, khi chỉ thị 02/2011/CT-NHNN ra đời vào ngày 7/9/2011, trong đó quy định rõ các hình thức xử phạt cùng với việc NHNN kiên quyết xử lý tổ chức tín dụng huy động vượt trần, trong tháng 9/2011 lãi suất huy động VND mới chính thức quay về mức 14%. Như vậy nghiệp vụ huy động tiền gửi của các ngân hàng năm 2011 gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng không cao như những năm trước đó, thậm chí có ngân hàng cịn tăng trưởng âm, ví dụ như EIB giảm 7,74%; STB giảm 4,51%.