2.3. Phân tích hoạt động của các NHTMCP niêm yết từ năm 2005-
2.3.7. Phân tích rủi ro tài chính của các NHTMCP niêm yết
Đánh giá rủi ro thanh khoản:
Hình 2.2: Tỷ lệ tiền gửi trên vốn chủ sở hữu của các NHTMCP niêm yết (2008- 2011)
Qua biểu đồ tỷ lệ dư nợ/tiền gửi, ta có thể thấy giai đoạn 2008-2009, đa phần các NHTMCP niêm yết đều duy trì tỷ lệ này ở mức dưới 100%. Sang giai đoạn 2010- 2011, tỷ lệ này có xu hướng tăng, vì Thơng tư 13/2010/TT-NHNN đã được NHNN sửa đổi bằng Thơng tư 19/2010/TT-NHNN, theo đó hệ số LDR (tính trên cơ sở dư nợ/huy động khách hàng) được thả nổi. Trong giai đoạn này, các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ/tiền gửi cao có thể kể đến như CTG, EIB, HBB, STB. Điều này dẫn đến các ngân hàng đó phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao hơn so với các NHTMCP niêm yết khác. Điều đáng nói ở đây là mặc dù tỷ lệ dư nợ/tiền gửi của các ngân hàng CTG, EIB, HBB, STB có xu hướng tăng, cao hơn các ngân hàng khác, nhưng tỷ lệ tiền gửi/VCSH thì lại thấp hơn các ngân hàng khác. Như vậy, có thể huy động vốn bằng tiền gửi sẽ khơng đủ đáp ứng nhu cầu cho vay nên sẽ phải lệ thuộc vào thị trường liên ngân hàng, làm gia tăng sự lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngồi, dẫn đến chi phí cao và tính ổn định thấp.
Đánh giá mức độ rủi ro tổng tài sản có
Theo số liệu của một nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước mã số KX.01.19/06- 10 thì “Mức vốn chủ sở hữu/tài sản có của các khối TCTD đến cuối năm 2009 như sau: Khối NHTM nhà nước: 7,14%; khối Ngân hàng Liên doanh & Ngân hàng nước ngồi 10,9%; cơng ty tài chính và cho thuê tài chính: 13,9%; hệ thống QTDND: 10,5%. Tỉ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản có của cả hệ thống ngân hàng đã giảm từ 10,25% (cuối năm 2008) xuống 9,32% (cuối năm 2009)”. Từ kết quả tính tốn được thể hiện qua đồ thị VCSH/Tổng tài sản có, ta nhận thấy vào năm 2009 vẫn còn một số NHTMCP niêm yết chưa đạt được mức độ an toàn về tổng tài sản so với toàn ngành, cụ thể như ACB, CTG, NVB, STB. Sang năm 2010-2011, thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản có của các ngân hàng này có tăng, đặc biệt ACB là ngân hàng có tỷ lệ này thấp nhất trong nhóm các NHTMCP niêm yết.
Hình 2.3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản có của các NHTMCP niêm yết (2008- 2011)
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP niêm yết
Kết luận chương 2
Sau khi phân tích tình hình hoạt động, tình hình lợi nhuận của các NHTMCP niêm yết qua giai đoạn 2005-2012, ta thấy:
-Thứ nhất, vị thế cạnh tranh của hệ thống NHTMCP tăng trưởng mạnh mẽ từ sau năm 2006 đến nay, thể hiện ở thị phần tiền gửi và thị phần tín dụng tăng lên nhanh chóng và chiếm dần phần lớn thị phần bị đánh mất của nhóm NHTMNN.
-Thứ hai, quy mơ vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản giữa các NHTMCP niêm yết có sự chênh lệch nhau khá lớn, trong đó tăng trưởng tổng tài sản chưa dựa trên nền tảng của tăng trưởng vốn điều lệ.
-Thứ ba, dư nợ trung bình của các NHTMCP niêm yết tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, tăng trưởng dư nợ không đi đồng với tăng tiền gửi thể hiện ở tỷ lệ dư nợ/tiền gửi luôn ở mức rất cao. Điều này cho thấy nguy cơ rủi ro thanh khoản cao. -Thứ tư, các NHTMCP niêm yết cịn lệ thuộc vào hoạt động tín dụng. Điều này sẽ làm
cho nguy cơ rủi ro lãi suất tăng, và sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
-Cuối cùng, lợi nhuận của các ngân hàng, được thể hiện qua các chỉ số sinh lợi, khơng ổn định qua các năm, và có lẽ khơng đồng nhất theo xu hướng chung.
Chương 3
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN
Trong phần này luận văn sẽ trình bày: Kết quả nghiên cứu, bao gồm:
-Bảng thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình hồi quy bao gồm: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn -Ma trận tương quan giữa các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy.
-Phân tích kết quả của mơ hình hồi quy. Các kiến nghị
Từ việc phân kết quả, luận văn sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm làm tăng tỷ suất lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam.
Cuối cùng, luận văn đưa ra các hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu mới.
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đo lường ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng, mơ hình hồi quy hiệu ứng cố định (fixed effects model) được sử dụng trong nghiên cứu này. Một cách cụ thể, mơ hình hiệu ứng cố định có dạng như sau:
Yit = βo + β1X1it + β2X2it + β3X3it + β4X4it + β5X5it + β6X6it + β7X7it + uit
Trong đó:
● Yit là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng i ở năm t.
Theo Naceur và Goaied (2008), Sufian và Chong (2008), Vong và Chan (2009), Sufian (2011), các nghiên cứu này đã sử dụng tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
(ROA) như là một biến phụ thuộc để đo lường tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. ROA cho thấy lợi nhuận thu được trên một đồng tài sản; tỷ số này rất quan trọng vì nó phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn tài chính và đầu tư của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận (Hassan và Bashir, 2003). Đối với bất kỳ ngân hàng nào, ROA đều phụ thuộc vào các quyết định chính sách của ngân hàng cũng như các nhân tố khơng thể kiểm sốt được liên quan đến nền kinh tế và các quy định của chính phủ, ROA khơng bị bóp méo bởi số nhân vốn chủ sở hữu cao. Còn tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) lại phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn cổ phần. Vì ROA của các tổ chức trung gian tài chính thường có xu hướng thấp nên hầu hết các ngân hàng đều sử dụng địn bẩy tài chính để tăng ROE đến mức cạnh tranh (Hassan và Bashir, 2003). Vì những lý do đó, ROA sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường tỷ suất lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam.
● X1, X2, X3, X4, X5 , X6 , X7 là các biến độc lập (biến giải thích). Chi tiết về các biến độc lập và giả thuyết về mối tương quan giữa chúng với biến phụ thuộc được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 3.1: Diễn giải và kỳ vọng của các biến trong mơ hình
Tên biến Diễn giải Kỳ vọng
Quy mơ ngân hàng (X1) Logarit tự nhiên của tổng tài sản Tỷ lệ thuận Quy mô vốn chủ sở hữu (X2) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Tỷ lệ thuận Quy mô tiền gửi (X3) Tỷ lệ tổng tiền gửi của khách hàng
/Tổng tài sản
Rủi ro tín dụng (X4) Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ tín dụng
Tỷ lệ thuận Tỷ lệ nghịch Mức độ đa dạng hóa (X5) Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản Tỷ lệ
thuận Rủi ro trong kinh doanh (X6) Tỷ lệ lạm
phát Tỷ lệ thuận
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (X7)
Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân GDP
Các nhân tố bên trong
● Quy mô ngân hàng (X1)
Quy mô ngân hàng, được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản. Biến quy mô ngân hàng được đưa vào mơ hình hồi quy để xem xét tính kinh tế theo quy mô (economies of scale) của các ngân hàng. Nếu quy mơ ngân hàng có mối tương quan dương với tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mơ thì tỷ suất lợi nhuận càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng kênh phân phối để nâng cao tỷ suất lợi nhuận của mình. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mơ thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, tỷ suất lợi nhuận cũng vì thế mà bị giảm đi. Các nghiên cứu của Sufian và Chong (2008), Naceur và Goaied (2008), Sufian (2011) cũng đã sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản để đo lường quy mô ngân hàng và cho ra một kết quả không thống nhất về mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Trong nghiên cứu này biến quy mô ngân hàng được kỳ vọng có mối tương quan dương với tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
● Quy mô vốn chủ sở hữu (X2)
Quy mô vốn chủ sở hữu được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản, tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an tồn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Một cấu trúc vốn mạnh là một nhân tố hết sức cần thiết cho các TCTD ở các nền kinh tế đang phát triển, bởi lẽ nó tạo thêm sức mạnh cho các TCTD có thể đứng vững qua các cuộc khủng hoảng tài chính và làm tăng mức độ an toàn cho người gửi tiền trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Tỷ số vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản của một ngân hàng thấp chứng tỏ ngân hàng đó sử dụng địn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho tỷ suất lợi nhuận của ngân
hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Các nghiên cứu của Athanasoglou (2006), Naceur và Goaied (2008), Vong và Chan (2009) cũng đã sử dụng tỷ số này để đo lường quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng và đều cho kết luận về tác động tích cực của quy mơ vốn chủ sở hữu lên tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, biến quy mô vốn chủ sở hữu cũng được dùng trong nghiên cứu này và được kỳ vọng có mối tương quan dương với tỷ suất lợi nhuận của các NHTMCP.
● Quy mô tiền gửi (X3)
Quy mô tiền gửi được đo lường bằng tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản. Tiền gửi khách hàng được xem như một nguồn vốn rẻ của ngân hàng, tỷ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng càng có được nguồn vốn giá rẻ, nguồn vốn này sau khi được dùng để cấp tín dụng hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng do chênh lệch giữa chi phí đầu vào và đầu ra cao. Ngược lại, trong trường hợp tỷ số này thấp, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ các nguồn khác như vay trên thị trường liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá,… với chi phí cao hơn làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm, khả năng sinh lợi của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Nghiên cứu của Naceur và Goaied (2001), Vong và Chan (2009) đã sử dụng tỷ số này để đo lường quy mô tiền gửi của ngân hàng. Vì vậy, tỷ số tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có mối tương quan dương với tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
● Rủi ro tín dụng (X4)
Rủi ro tín dụng được đo lường bằng chi phí dự phịng tổn thất rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ tín dụng. Tỷ số này cho biết chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại; tỷ số này càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng càng chứa đựng nhiều rủi ro, các khoản cho vay chẳng những không mang lại lợi nhuận mà còn gây thiệt hại về mặt tài chính cho ngân hàng, và làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Các nghiên cứu của Sufian và Chong (2008), Vong và Chan (2009), Athanasoglou
(2005), Athanasoglou và cộng sự (2006) đã sử dụng tỷ số này để đo lường rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Vì vậy, biến rủi ro tín dụng cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có mối tương quan âm với tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
● Mức độ đa dạng hóa (X5)
Mức độ đa dạng hóa được đo lường bằng tổng thu nhập ngồi lãi (bao gồm: lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, lợi nhuận từ hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần) chia cho tổng tài sản. Tổng thu nhập ngoài lãi của một ngân hàng càng lớn chứng tỏ mức độ đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đó càng cao. Nguồn thu nhập của ngân hàng không phải chịu sự phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngân hàng nào càng đa dạng hóa thì lợi nhuận càng cao. Các nghiên cứu của Sufian và Chong (2008), Sufian (2011), Naceur và Goaied (2008) đã sử dụng tỷ số này để đo lường mức độ đa dạng hóa của một ngân hàng. Vì vậy, biến mức độ đa dạng hóa cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và được kỳ vọng là có mối tương quan dương với tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
Các nhân tố bên ngoài
● Rủi ro trong kinh doanh (X6)
Lạm phát là một chỉ số kinh tế vĩ mơ quan trọng, có thể được sử dụng như một chỉ số rủi ro kinh doanh. Nếu lạm phát tăng, lãi suất huy động vốn tăng, phản ứng của các ngân hàng thương mại sẽ tăng lãi suất cho vay. Nếu thu nhập của ngân hàng tăng lên nhanh hơn so với chi phí của nó, lạm phát được dự kiến sẽ tác dụng tích cực đến tỷ suất tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại, lạm phát sẽ tác động tiêu cực khi chi phí tăng nhanh hơn so với thu nhập. Nhưng nếu lạm phát tăng rất cao, tỷ lệ tiền gửi và lãi suất cho vay tăng lên quá cao. Trong điều kiện như vậy, nhiều người sẽ tiết kiệm hơn chứ không phải là vay vốn từ các ngân hàng. Điều này dẫn đến thu nhập lãi thuần và lợi nhuận
ngân hàng sụt giảm, tỷ suất lợi nhuận sụt giảm. Sufian (2011), Guru và cộng sự (2002), Vong và Chan (2009) tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát và tỷ suất lợi nhuận. Vì vậy, trong nghiên cứu này lạm phát được kỳ vọng là có mối tương quan dương với tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
● Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (X7)
Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân GDP là một trong những chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh gia tăng hoạt động kinh tế và thu nhập trong nước. Tăng trưởng kinh tế cao cũng phản ánh triển vọng kinh doanh tốt ở tất cả các ngành, trong đó có ngân hàng. Vì vậy, có thể dự đốn được rằng nếu mức tăng trưởng kinh tế cao, tỷ suất lợi nhuận ngân hàng cũng cao. Và chính vì thế, biến GDP sẽ được kỳ vọng có mối tương quan thuận với tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.