Cấu trúc địa chỉ IPv6

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng căn bản Truyền thông và mạng máy tính (Trang 75 - 78)

Địa chỉ IPv6 có 128 bit, việc nhớ được địa chỉ này rất khó khăn. Cho nên để viết địa chỉ IPv6, người ta đã chia 128 bit ra thành 8 nhóm (nhóm cịn gọi là hextet), mỗi hextet chiếm 16 bits, gồm 4 số được viết dưới dạng số hexa, và mỗi hextet được ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm.

Ví dụ: 2001:0DB8:ACAD:0001:0000:0000:0000:0001

Lưu ý: Phần Prefix và Interface ID trong IPv6 tương ứng với phần Network và phần Host trong IPv4

Luật rút gọn địa chỉ IPv6:

Các số 0 đứng đầu hextet được quyền lược bỏ. Ví dụ 1: 2001:0DB8:0000:1111:0000:0000:0000:0200  2001:DB8:0:1111:0:0:0:200 Ví dụ 2: 2001:0DB8:0000:A300:ABCD:0000:0000:1234  2001:DB8:0:A300:ABCD:0:0:1234

Các hextet 0 liên tiếp được thay thế bằng một cụm hai dấu hai chấm “::”, và chỉ được thay thế một lần duy nhất cho một địa chỉ.

Ví dụ 1: 2001:0DB8:0000:1111:0000:0000:0000:0200  2001:DB8:0:1111:0:0:0:200  2001:DB8:0:1111::200 Ví dụ 2: 2001:0DB8:0000::0000:ABCD:0000:0000:0100 2001:DB8::ABCD:0:0:100 Hoặc: 2001:DB8:0:0:ABCD::100 Ví dụ 3: FF01:0000:0000:0000:0000:0000:0000:0000  FF01::1 0000:0000:0000:0000:0000:0000:0000:0001  ::1 0000:0000:0000:0000:0000:0000:0000:0001  ::

Không gian địa chỉ IPv6 được quy hoạch theo khối ngay từ đầu. Các khối IP lớn sẽ được cấp cho các cơ quan quản lý IP cấp vùng ( các Registry như ARIN hay APNIC,…), các cơ quan này lại chia thành các khối nhỏ hơn và cấp xuống cho các ISP, các ISP lại tiếp tục chia nhỏ và cấp xuống cho các doanh nhiệp; cuối cùng, doanh nghiệp sẽ chia nhỏ khối IP được cấp thành các subnet.

Địa chỉ IPv6 không sử dụng subnet mask trong khai báo địa chỉ mà chỉ sử dụng định dạng prefix length.

Ví dụ: 2001:1111:2222:3333:4444:5555:6666:7777/64

2.3 | ĐỊNH DANH GIAO DIỆN (Interface Identifier)

Định danh giao diện là 64 bít cuối cùng trong một địa chỉ IPv6. Số định danh này sẽ xác định một giao diện trong phạm vi một mạng con (subnet). Định danh giao diện phải là số duy nhất trong phạm vi một subnet. 64 bít định danh này có thể được cấu hình tự động trong những cách thức sau đây:

 Ánh xạ từ dạng thức địa chỉ EUI-64 của giao diện

 Tự động tạo một cách ngẫu nhiên

 Gắn giao diện bằng thủ tục gắn địa chỉ DHCPv6 .

2.3.1 | TỰ ĐỘNG TẠO 64 BIT ĐỊNH DANH GIAO DIỆN TỪ ĐỊA CHỈ MAC MAC

Hiện nay, card mạng được định danh duy nhất toàn cầu theo cách thức định danh EUI- 48 và EUI-64. Địa chỉ đánh theo cách thức này xác định duy nhất một card mạng trên toàn cầu, đựợc gọi là địa chỉ MAC.

Dạng thức EUI-48:

Dạng thức đánh địa chỉ EUI-48 dùng 48 bít. Trong đó, 24 bít đầu sử dụng để định danh nhà sản xuất thiết bị và 24 bít sau là phần mở rộng, để định danh card mạng. Việc kết hợp một số định danh 24 bít duy nhất của một nhà sản xuất card mạng, và một số định danh 24 bít duy nhất của nhà sản xuất đó cung cấp ra thị trường, sẽ tạo nên một con số 48 bít, xác định một card mạng duy nhất trên toàn cầu, được gọi là địa chỉ MAC (hay còn gọi địa chỉ vật lý, địa chỉ Ethernet), viết dưới dạng hexa decimal.

Dạng thức EUI-64:

Nhằm tạo nên một không gian định danh thiết bị lớn hơn cho các nhà sản xuất, IEEE đưa ra một phương thức đánh số mới cho các giao diện mạng gọi là EUI-64, trong đó

giữ nguyên 24 bit định danh nhà sản xuất thiết bị và phần mở rộng tăng lên thành 40 bít. Nếu giao diện mạng được định danh theo dạng thức này, địa chỉ phần cứng của nó sẽ gồm 64 bít.

Ánh xạ từ EUI-48 sang EUI-64:

Dạng thức định danh EUI-48 được ánh xạ thành EUI-64 bằng cách thêm 16 bít có giá trị 11111111 11111110 (viết dưới dạng hexa sẽ là OxFFFE) vào giữa 48 bit của EUI- 48 .

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng căn bản Truyền thông và mạng máy tính (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)