Default gateway hỗ trợ giao tiếp giữa các mạng

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng căn bản Truyền thông và mạng máy tính (Trang 30 - 31)

Trong một mạng hay một mạng con, các máy tính giao tiếp với nhau không cần phải đi qua một thiết bị trung gian lớp Network nào. Nhưng khi cần giao tiếp với một máy tính ở một mạng hay mạng con khác, cần phải qua một gateway – thông thường là router.

Nếu mạng của bạn cho phép giao tiếp bên ngồi mạng cục bộ, thì khi cấu hình địa chỉ IP cho một máy tính nào đó, bạn cần phải chỉ ra địa chỉ IP của gateway hay còn gọi là default gateway.

Để kết nối giữa mạng nguồn và mạng đích có thể có rất nhiều router ở giữa. Router cũng cần phải biết địa chỉ của router kế tiếp để nó chuyển packet đến. Địa chỉ này gọi là địa chỉ next hop.

Định tuyến (Routing)

Định tuyến là quá trình chọn lựa đường đi trên một mạng máy tính để gửi dữ liệu. Định tuyến chỉ ra hướng, sự di chuyển của packet được đánh địa chỉ từ mạng nguồn, hướng đến đích cuối thơng qua các route trung gian. Quá trình định tuyến thường chỉ hướng đi dựa vào bảng định tuyến, đó là bảng chứa những đường đi tốt nhất đến các đích khác nhau trên mạng. Vì vậy việc xây dựng bảng định tuyến, được lưu trong bộ

bảng định tuyến, bạn có thể chọn phương pháp định tuyến tĩnh hay định tuyến động hay kết hợp cả hai phương pháp.

1.2.7 | ĐỊA CHỈ IPV4

Các thiết bị trên mạng giao tiếp với nhau đều phải có một định danh duy nhất; đó là địa chỉ IP. Địa chỉ IP là địa chỉ logic được sử dụng trong giao thức IP của lớp Internet thuộc mơ hình TCP/IP (tương ứng với lớp Network của mơ hình OSI).

Cấu trúc địa chỉ IPv4

Địa chỉ IPv4 gồm 32 bit nhị phân, chia thành 4 cụm 8 bit (gọi là các octet). Các octet được biểu diễn dưới dạng thập phân và được ngăn cách nhau bằng các dấu chấm. Địa chỉ IPv4 được chia thành hai phần: phần mạng (network) và phần host.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng căn bản Truyền thông và mạng máy tính (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)