Các tiến trình FTP

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng căn bản Truyền thông và mạng máy tính (Trang 67 - 68)

Giao thức và dịch vụ DNS

Khi kết nối vào mạng Internet để chia sẻ hay trao đổi thơng tin, mỗi máy tính phải có một địa chỉ IP. Ví dụ 200.200.200.200. Địa chỉ IP là thơng tin để nhận dạng các máy tính trên mạng. Tuy nhiên địa chỉ IP là một chuỗi gồm 4 số thập phân, mỗi số có giá trị từ 0 đến 255, phân cách nhau bởi dấu chấm nên rất khó nhớ. Thay vào đó chúng ta chỉ cần nhớ tên của nó là www.cisco.com. Muốn truy cập đến web server này chúng ta chỉ cần gõ vào tên www.cisco.com. Như vậy làm cách nào để ánh xạ tên thành địa chỉ IP và ngược lại. Xuất phát từ nhu cầu này, dịch vụ DNS đã ra đời. Trong trường hợp webser này bị thay đổi địa chỉ IP thì cisco khơng cần phải thơng báo sự thay đổi này cho người dùng vì tên của web server vẫn là www.cisco.com. Với dịch vụ DNS địa chỉ IP mới sẽ được liên kết đến tên đang tồn tại và kết nối vẫn được duy trì.

DNS là một dịch vụ client/server; tuy nhiên, nó khác với các dịch vụ client/server khác. Trong khi các dịch vụ khác, client là một ứng dụng (như web browser, e-mail client), DNS client là một dịch vụ của chính nó. DNS client, thỉnh thoảng được gọi là DNS resolver, hỗ trợ phân giải tên/địa chỉ cho các ứng dụng mạng khác và các dịch vụ mạng khác cần đến nó.

Một DNS server cung cấp dịch vụ phân giải tên miền cho một hay nhiều miền khác nhau. DNS server được cấu hình với nhiều loại bản ghi tài nguyên (resource record) khác nhau mà chúng được dùng trong quá trình phân giải tên. Một vài loại resource record thường dùng:

NS (Name Server): Chứa địa chỉ IP của DNS server cùng với các thông tin về domain đó.

AAAA (Host): Phân giải tên máy thành địa chỉ IP (IPv6).

Dựa trên sự phân cấp của các server phân tán để lưu và duy trì các resource record (RR).

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng căn bản Truyền thông và mạng máy tính (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)