CHƯƠNG 4 : ĐỊNH TUYẾN TĨNH
4.2 CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN TĨNH
Hoạt động của định tuyến tĩnh có thể chia ra làm 3 bước như sau:
Đầu tiên, người quản trị mạng cấu hình các đường cố định cho router.
Router cài đặt các đường đi này vào bảng định tuyến.
Gói dữ liệu được định tuyến theo các đường cố định này.
4.2.1 | CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN TĨNH TRÊN IPV4
Người quản trị mạng cấu hình đường cố định cho router bằng lệnh ip route. Cú pháp của lệnh ip route như sau:
Router(config)#ip route network-address subnet-mask
Định tuyến tĩnh IPv4 có 3 loại sau:
Hình 70: Sơ đồ mạng
Next-hop route: chỉ ra trực tiếp địa chỉ của next hop.
R1(config)#ip route 172.16.1.0 255.255.255.0 172.16.2.2 R1(config)#ip route 192.168.1.0 255.255.255.0 172.16.2.2 R1(config)#ip route 192.168.2.0 255.255.255.0 172.16.2.2
Directly connected static route: duy nhất interface được chỉ định là đầu ra của
đích đến.
R1(config)#ip route 172.16.1.0 255.255.255.0 s0/0/0 R1(config)#ip route 192.168.1.0 255.255.255.0 s0/0/0 R1(config)#ip route 192.168.2.0 255.255.255.0 s0/0/0
Fully specified static route: loại này chỉ ra cả interface đầu ra và địa chỉ của
next hop
R1(config)#ip route 172.16.1.0 255.255.255.0 s0/0/0 172.16.2.2 R1(config)#ip route 192.168.1.0 255.255.255.0 s0/0/0 172.16.2.2 R1(config)#ip route 192.168.2.0 255.255.255.0 s0/0/0 172.16.2.2
Hai kiểu cấu hình Next-hop route và Directly connected static route có tác dụng như nhau, điểm khác biệt là route static được khai báo theo kiểu exit – interface sẽ có chỉ số tin cậy là 0 còn route static được khai báo theo kiểu IP next – hop sẽ có chỉ số tin cậy là 1. Nếu chỉ định chỉ số tin cậy thay vì sử dụng giá trị mặc định thì thêm thơng số này vào sau thông số về cổng ra/địa chỉ IP trạm kế tiếp của câu lệnh. Giá trị này nằm trong khoảng từ 0 đến 255.
R1(config)# ip route 172.16.1.0 255.255.255.0 172.16.2.2 100
Chỉ số tin cậy (AD: Administrative Distance) là một thông số đo lường độ tin cậy của một đường đi. Chỉ số này càng thấp thì độ tin cậy càng cao. Do đó, nếu cần đến cùng một đích thì con đường nào có chỉ số tin cậy thấp hơn thì đường đó được đặt vào bảng định tuyến của router trước.
Fully specified static route được sử dụng cho các trường hợp sau:
Các IOS cũ (12.4 trở về trước)
Các router không hỗ trợ công nghệ chuyển mạch nhanh (CEF).
Khi exit interface là multi-access interface
Đôi khi chúng ta sử dụng đường cố định làm đường dự phòng cho đường định tuyến động. Router sẽ sử dụng đường cố định khi đường định tuyến động bị đứt. Để thực hiện điều này chỉ cần đặt giá trị chỉ số tin cậy của đường cố định cao hơn chỉ số tin cậy của giao thức định tuyến động đang sử dụng là được.
Ngoài lệnh ping và traceroute, chúng ta có thể dùng các lệnh sau để kiểm tra static
route:
Show ip route
Show ip route static
Show ip route network
4.2.2 | CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN TĨNH TRÊN IPV6
Định tuyến tĩnh trên IPv6 không khác biệt nhiều so với định tuyến tĩnh trên IPv4. Định tuyến tĩnh được cấu hình bằng tay và xác định một đường đi rõ ràng giữa hai node mạng. Không giống như các giao thức định tuyến động, định tuyến tĩnh không được tự động cập nhật và phải được người quản trị cấu hình lại nếu hình trạng mạng có sự thay đổi.
Trên các thiết bị Cisco, dùng câu lệnh ipv6 route trong mode config để cấu hình static route. Cú pháp:
Router(config)#ipv6 route ipv6-prefix/prefix-length
{ipv6-address | exit-intf}
Parameter Description
ipv6-prefix Địa chỉ mạng đích
prefix-length Prefix length của mạng đích
ipv6-address Địa chỉ ip của trạm kế tiếp trên đường đi (next-hop router’s IP
address)
exit-intf Cổng ra trên router
Định tuyến tĩnh IPv6 có 3 loại sau:
Fully specified static IPv6 route: loại này chỉ ra cả interface đầu ra và địa chỉ
của next hop
Directly connected static IPv6 route: duy nhất interface được chỉ định là đầu
Lưu ý: Câu lệnh ipv6 unicast-routing phải được cấu hình để cho phép router chuyển
tiếp các gói tin ipv6.
R1(config)#ipv6 unicast-routing
Ngồi lệnh ping và traceroute, chúng ta có thể dùng các lệnh sau để kiểm tra static
route:
Show ipv6 route
Show ipv6 route static
Show ipv6 route network