1.4.3 | MẠNG NGANG HÀNG (PEER-TO-PEER)
Mạng peer-to-peer là mạng mà trong đó có hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau nhằm mục đích chia sẻ và truy cập các tài nguyên như máy in, tập tin mà không cần đến máy chủ hay phần mềm server chuyên biệt. Mỗi thiết bị cuối (xem như một peer) có thể đóng vai trị vừa là một server vừa là một client. Một máy tính có thể đảm đương vai trò một server đối với một giao dịch nào đó, đồng thời đóng vai trị client đối với một giao dịch khác. Vai trò client và server được xét trên một giao dịch cụ thể.
Khơng giống như mơ hình client/server, ở đó dữ liệu được lưu trữ tập trung trên các server chuyên trách, dữ liệu ở đây có thể được lưu trữ ở bất kỳ nơi nào trên bất kỳ thiết bị nào kết nối vào mạng. Mỗi người có thể cấu hình máy tính của mình để chia sẻ file, cho phép trò chuyện trên mạng, hoặc chia sẻ một kết nối Internet,…Mơ hình này khơng có q trình đăng nhập trung tâm, nếu đã đăng nhập vào mạng bạn có thể sử dụng tất cả tài nguyên trên mạng. Truy cập vào các tài nguyên phụ thuộc vào người đã chia sẻ các tài nguyên đó, do vậy bạn có thể phải biết mật khẩu để có thể truy nhập được tới các tài nguyên được chia sẻ.
Hình 30: Mạng peer-to-peer
Các ứng dụng peer-to-peer
Trong ứng dụng peer-to-peer, một thiết bị đóng cả hai vai trò client và server trong cùng một chuỗi giao tiếp và được xem là ngang nhau trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, các ứng dụng peer-to-peer yêu cầu mỗi thiết bị cuối phải có một giao diện người dùng (user interface) và một dịch vụ chạy hậu cảnh (background). Khi bạn mở một ứng dụng peer-to-peer thì nó sẽ khởi động các dịch vụ cần thiết và mở ra một giao
diện người dùng. Sau đó, các thiết bị có thể trao đổi trực tiếp với nhau qua giao diện này.
Một vài ứng dụng p2p được triển khai trên các hệ thống lai (hybrid system), ở đây các tài nguyên được chia sẻ không được lưu tập trung nhưng các chỉ mục trỏ đến những nơi lưu trữ tài nguyên thì được lưu tập trung trong một thư mục. Trong một hybrid system, mỗi peer truy cập một server chỉ mục (index server) để lấy vị trí một tài nguyên được lưu trên một peer. Index server giúp kết nối hai peer, nhưng khi đã kết nối được thì việc giao tiếp giữa hai peer không cần đến sự hỗ trợ của index server. Các ứng dụng p2p có thể được triển khai trên mạng peer-to-peer, mạng client/server và cả mạng Internet.
Hình 31: Các ứng dụng peer-to-peer
1.4.4 | MỘT SỐ DỊCH VỤ VÀ GIAO THỨC PHỔ BIẾN Ở LỚP APPLICATION APPLICATION
Dịch vụ WWW và HTTP
HTTP, viết tắt là Hypertext Tranfer Protocol, là một trong những giao thức của họ giao thức TCP/IP và được sử dụng phổ biến nhất trên Internet.
Các bước cơ bản trong tiến trình truyền tải trang web đến màn hình của bạn được thể hiện như sau:
Người dùng gõ địa chỉ website vào trình duyệt. Trình duyệt web sẽ phân tích
1. Giao thức (“http”)
2. Tên máy chủ (“www.cisco.com”)
3. Tên file (“index.htm”)
Trình duyệt liên lạc với một máy chủ tên miền để chuyển đổi tên miền
www.cisco.com sang địa chỉ IP, để có thể kết nối tới máy chủ có địa chỉ IP này.
Trình duyệt sẽ mở một kết nối tới web server có địa cỉ IP trên qua cổng 80.
Dựa vào giao thức HTTP, trình duyệt sẽ gửi câu lệnh GET tới web server, yêu
cầu tập tin http://www.cisco.com/index.html.
Web server gửi đoạn văn bản dưới dạng HTML tới trình duyệt web
Trình duyệt đọc các thẻ lệnh HTML và định dạng thành trang web và biểu diễn
ra màn hình của bạn.
Hình 32: Giao thức HTTP
Mặc dù HTTP là giao thức linh động, mềm dẻo, nhưng nó khơng là một giao thức bảo mật. Các thông tin giữa trình duyệt web và web server ở dưới dạng văn bản rõ ràng (plain text) nên có thể bị chặn và đọc. Do đó, rất nhiều web server đưa thêm các cơ chế bảo mật trong nhiều tiến trình xử lý.
Giao thức Secure HTTP (HTTPS) được sử dụng cho việc truy cập hay đưa thông tin đến web server. HTTPS có thể dùng chứng thực và mã hóa để bảo mật dữ liệu khi truyền dữ liệu giữa client và server. HTTPS định thêm luật cho việc truyền giữa lớp Application và Transport.
E-mail đã trở thành một công cụ liên lạc vô cùng hữu hiệu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay do bởi tính đơn giản và tốc độ của nó. Tuy nhiên bên trong nó có bao nhiêu giao thức và dịch vụ khác nhau. Hai giao thức phổ biến ở lớp Application là POP (Post Office Protocol) và SMTP (Simple Mail Transfer Protocol).
Người sử dụng thường dùng các chương trình như Outlook Express, Gmail,…để tạo, gửi mail và nhận mail,…Những chương trình này được gọi là mail client. Tuy sử dụng chương trình mail client để nhận và gửi mail, nhưng hai thao tác này là hai tiến trình riêng biệt truy cập đến hai dịch vụ khác biệt trên server.
Hình 33: Các giao thức Email
SMTP Server
Mỗi khi bạn gửi một e-mail, mail client tương tác với SMTP server để xử lý việc gửi. SMTP server trên máy chủ của bạn có thể có giao tiếp với SMTP trên máy chủ khác để chuyển e-mail đó.
Hình 34: Hoạt động của SMTP
POP3 server
Trên SMTP server bạn sẽ tạo ra các địa chỉ e-mail để cung cấp cho người dùng. Tương ứng với mỗi địa chỉ có một file văn bản. Khi một e-mail được gửi đến, POP3 server chỉ đơn giản là thêm chính email đó vào phần cuối của file người nhận.
Khi bạn duyệt email, mail client sẽ kết nối vào POP3 server qua cổng 110. POP3 server yêu cầu bạn cung cấp tên địa chỉ email của bạn và password. Sau khi bạn đăng nhập, POP3 server sẽ mở file văn bản của bạn và cho phép bạn truy xuất nó. Cũng giống như SMTP server. POP3 server cũng hiểu một tập hợp các ký tự đơn giản như sau:
USER: Nhập vào địa chỉ email.
PASS: Nhập mật mã.
QUIT: Thoát khỏi POP3 server.
LIST: Liệt kê danh sách email.
RETR: Lấy ra email của bạn và chuyển cho nó một con số.
DELE: Xóa một email.
Email client của bạn sẽ kết nối vào POP3 server và gửi một tập hợp các lệnh để tải bản sao của các email của bạn về máy tính cục bộ. Thơng thường, email client sẽ xóa hết các email trên máy chủ trừ khi bạn bỏ tính năng đó.