Quá trình nghiên cứu thống kê

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê Dành cho bậc Cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 2 : QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

1. Quá trình nghiên cứu thống kê

Quá trình nghiên cứu là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn:

- Điều tra thống kê: tiến hành tổ chức một cách có khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập ghi chép tài tiệu ban đầu về các hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội để phục vụ một mục đích nào đó

- Tổng hợp thống kê: Điều tra thống kê thu thập tài liệu ở dạng thơ, khối lƣợng lớn, chƣa cho ta biết gì về trạng thái của hiện tƣợng nghiên cứu. Và qua đó ta thu thập tài liệu ban đầu trên mỗi đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu. Tài liệu này mới chỉ phản ánh đặc trƣng cá biệt của từng đơn vị và có tính chất rời rạc cho nên chƣa thể sử dụng cho công tác nghiên cứu và phân tích. Do vậy để có thể nêu lên một số đặc trƣng chung của cả tổng thể, cần phải tổng hợp các tài liệu điều tra. Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập đƣợc trong điều tra thống kê. Chất lƣợng tài liệu của tổng hợp thống kê ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình nghiên cứu thống kê

- Phân tích thống kê: Phân tích thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của hiện tƣợng và q trình kinh tế xã hội trong một điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lƣợng tính tốn mức độ tƣơng lai của hiện tƣợng nhằm đƣa ra những căn cứ cho quyết định quản lý. Tài liệu tổng hợp thống kê và điều tra thống kê chỉ khi trải qua giai đoạn phân tích thống kê mới nói lên đƣợc bản chất và tính quy luật của hiện tƣợng, nếu khơng trải qua giai đoạn cuối cùng này thì khơng thực hiện đƣợc nhiệm vụ của thống kê. Đây là giai đoạn tính tốn các chỉ tiêu phân tích nhằm đánh giá, kết luận vấn đề bằng các mơ hình tốn học

1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu của điều tra thống kê - Khái niệm: - Khái niệm:

Điều tra thống kê là tiến hành tổ chức một cách có khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập ghi chép tài tiệu ban đầu về các hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội để phục vụ một mục đích nào đó.

21

- Ý nghĩa: Số liệu điều tra thống kê đúng đắn, qua tổng hợp, phân tích và dự báo là căn

cứ tin cậy để đánh giá tình hình thực hiệnkế hoạch phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội. Để nắm đƣợc các nguồn tài liệu phong phú của đất nƣớc và mọi khả năng tiềm tàng có thể khaithác đƣợc. Tài liệu do điều tra thống kê cung cấp có hệ thống là căn cứ thực tế vững chắc để Đảng và Nhà nƣớc đề ra các đƣờng lối, chính sách các kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và quản lý kinh tế xã hội một cách sát thực

- Nhiệm vụ: Điều tra thống kê có nhiệm vụ thu thập đƣợc đầy đủ thông tin cần thiết về hiện tƣợng nghiên cứu, cung cấp tài liệu dùng làm căn cứ cho cơng tác tổng hợp và phân tích thống kê. Tu theo đặc điểm của hiện tƣợng kinh tế-xã hội, mục đích nghiên cứu thống kê và khả năng thu thập tài liệu mà ngƣời ta áp dụng loại hình điều tra thống kê thích hợp.

- Yêu cầu:

Chính xác: các số liệu điều tra phải trung thực, khách quan, sát với tình hình thực tế. Kịp thời: điều tra thống kê phải nhạy bén với tình hình, thu thập và phản ánh đúng lúc các tài liệu cần nghiên cứu.

Đầy đủ: tài liệu điều tra phải đƣợc thu thập đầy đủ nội dung điều tra đã qui định, khơng bỏ sót một mục nào mà kế hoạch đã vạch ra.

22

1.2.Sơ đồ chung về quá trình nghiên cứu thống kê

23

1.3.Liên hệ giữa các nội dung quá trình nghiên cứu thống kê

Quá trình nghiên cứu thống kê đƣợc chia thành 6 bƣớc theo 3 giai đoạn với trình tự từ trên xuống. Hai mũi tên có hƣớng đi từ dƣới lên nhằm chỉ rõ các cộng đoạn cần phải kiểm tra lại, bổ sung thông tin hoặc làm lại nếu dữ liệu chƣa đạt yêu cầu

Giai đoạn I: Điều tra thống kê bao gồm thu thập các thông tin ban đầu về các tiêu thức ở từng đơn vị tổng thể;

Giai đoạn II: Tổng hợp thống kê bao gồm tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu đã thu thập đƣợc từ giai đoạn I;

Giai đoạn III: Phân tích thống kê nhằm sử dụng những phƣơng pháp chuyên môn của thống kê để phát hiện các vấn đề làm cơ sở đề xuất các giải pháp.

Các bƣớc và các giai đoạn này đều có mối liên hệ rất chặt chẽ. Kết quả và chất lƣợng kết quả của bƣớc trƣớc làm cơ sở và có ảnh hƣởng đến chất lƣợng bƣớc sau.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê Dành cho bậc Cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)