Phân loại chỉ số

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê Dành cho bậc Cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh (Trang 117 - 118)

1 .Khái niệm, ý nghĩa và phân loại của chỉ số

1.2 Phân loại chỉ số

1.2.1 Căn cứ vào nội dung mà chỉ số phản ánh, chỉ số đƣợc phân thành 3 loại:

 Chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tƣợng ở hai thời gian khác nhau.

 Chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tƣợng ở hai điều kiện không gian khác nhau.

 Chỉ số kế hoạch: biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch.

109

1.2.2 Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, chỉ số đƣợc phân thành 2 loại:

Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: là chỉ số dùng để nghiên cứu sự thay đổi của chỉ

tiêu khối lƣợng. Ví dụ: Chỉ số khối lƣợng sản phẩm, chỉ số lƣợng hàng tiêu thụ...

Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: là chỉ số dùng để nghiên cứu sự thay đổi của chỉ

tiêu chất lƣợng. Ví dụ: Chỉ số giá thành, chỉ số giá cả, chỉ số NSLĐ...

1.2.3 Căn cứ vào phạm vi tính tốn chỉ số đƣợc phân thành 2 loại:

Chỉ số đơn (chỉ số cá thể): phản ánh sự biến động của từng đơn vị, hiện

tƣợng cá biệt trong tổng thể nghiên cứu. Ví dụ: Chỉ số đơn về giá cả mặt hàng đƣờng, phản ánh sự biến động về giá cả mặt hàng đƣờng k báo cáo so với k gốc.

Chỉ số tổng hợp (chỉ số chung): phản ánh sự biến động chung của nhiều

đơn vị hoặc hiện tƣợng cá biệt trong tổng thể nghiên cứu (các hiện tƣợng phức tạp bao gồm những đơn vị cá biệt ở dạng không đồng chất, khơng cùng đơn vị tính tốn, khơng cùng khối lƣợng). Ví dụ: Chỉ số tổng hợp giá cả các mặt hàng đƣờng, sữa dầu ăn, phản ánh sự biến động chung về giá cả của các mặt hàng đó k báo cáo so với k gốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết thống kê Dành cho bậc Cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh (Trang 117 - 118)