IFRS 9 khơng thay đổi các ngun tắc kế tốn cơ bản về nợ phải trả tài chính ở IAS 39. Hai cách đo lường vẫn được quy định trong IFRS 9: giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, giá trị phân bổ. Nợ phải trả giữ để bán được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các nợ phải trả tài chính khác được ghi nhận theo giá trị phân bổ trừ khi tùy chọn giá trị hợp lý được sử dụng. IFRS cho phép tùy chọn ghi nhận một khoản nợ theo giá trị hợp lý thong qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu:
Ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh sẽ làm hủy bỏ hoặc giảm đi đáng kể việc ghi nhận không thống nhất
Nợ phải trả là một phần hay một nhóm của các khoản nợ phải trả hoặc tài sản phải trả được quản lý và đánh giá trên cơ sở giá trị hợp lý theo một chiến lược đầu tư và quản lý rủi ro được tài liệu hóa.
Một khoản nợ phải trả không thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào ở trên cũng có thể ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu nó nó bao gồm một hoạt nhiều cơng cụ phái sinh đính kèm địi hỏi phải tách biệt.
IFRS 9 yêu cầu ghi nhận lãi lỗ từ việc ghi nhận nợ phải trả theo giá trị hợp lý thành hai phần. Phần giá trị hợp lý thay đổi do thay đổi rủi ro tín dụng của khoản nợ được ghi
nhận trên báo cáo tổng hợp thu nhập khác và phần lãi lỗ này không được chuyển vào lãi lỗ trong kỳ. Phần còn lại được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.4.4. Quy định về phân loại lại cơng cụ tài chính
Đối với tài sản tài chính, việc phân loại lại được yêu cầu giữa ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh và ghi nhận theo giá phân bổ và ngược lại khi và chỉ khi mục tiêu của mô hình kinh doanh thay đổi so với trước đây và mơ hình trước đây khơng cịn được áp dụng.
Việc phân loại được thực hiện trên cơ sở phi hồi tố kể từ thời điểm phân loại. Tổ chức khơng được trình bày lại lãi lỗ hay tiền lãi.
IFRS 9 không cho phép phân loại lại khi:
Tùy chọn báo cáo kết quả tổng hợp thu nhập khác được thực hiện đối với tài sản tài chính hay;
Tùy chọn giá trị hợp lý được thực hiện đối với tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính.
1.3. Xu hướng hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế ở trên thế giới và kinh nghiệm ở một số nước nghiệm ở một số nước
Hiện nay quá trình hội nhập kế toán quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, theo số liệu thống kê từ http://www.ifrs.com/ đã có hơn 120 quốc gia cho phép hoặc yêu cầu áp
dụng IFRS cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và hơn 90 quốc gia áp dụng toàn bộ IFRS. Từ những năm 1995, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có chiến lược hội nhập kế toán. EU đã áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế được IASC ban hành với mục đích thiết lập chuẩn mực được chấp nhận bởi thị trường vốn toàn cầu. Tháng 6 năm 2000, EU đã đề nghị các cơng ty niêm yết lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IAS/IFRS nhưng từng IAS/IFRS phải được xác nhận và thơng qua luật tổ chức EU theo qui trình tổ chức riêng biệt. Ở Mỹ, hoạt động hướng tới hội tụ của Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính của Mỹ (FASB) từ những năm 2002 - 2004 phải kể đến là thỏa hiệp Norwalk giữa IASB và FASB để phát triển chuẩn mực chất lượng cao.
Thỏa hiệp đã nhất trí các nội dung cơ bản là tiếp tục hợp tác trong tương lai; thực hiện những dự án chung; hạn chế những khác biệt giữa nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (US GAAP) và IAS/IFRS. Ở Úc, chuẩn mực kế toán đã được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2005. Ở Trung Quốc, Bộ Tài chính đã chấp nhận xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán mới theo hướng hội tụ kế toán quốc tế trên cơ sở IAS/IFRS gồm 38 chuẩn mực kế tốn có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007. Việc chuyển đổi chuẩn mực Trung Quốc gần với IAS/IFRS nhưng chuẩn mực mới không phải dịch lại theo IAS/IFRS mặc dù vẫn dựa trên nền tảng, nguyên tắc cơ bản. Nhìn chung, xét về hệ thống chuẩn mực, chuẩn mực kế tốn Trung Quốc đã hình thành trên nền tảng của IAS/IFRS. Ở các nước láng giềng Đông Nam Á, quá trình hội nhập chuẩn mực kế tốn quốc tế cũng diễn ra mạnh mẽ như sau:
Singapore: gần như áp dụng toàn bộ IFRS;
Malaysia: đã áp dụng cho các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, phần cịn lại dự tính áp dụng từ tháng 1 năm 2012.
Philippines: áp dụng IFRS có điều chỉnh cho phù hợp; Thái Lan: chuyển đổi sang IFRS giai đoạn 2011 và 2013; Campuchia: áp dụng IFRS từ 2012;
Indonesia: kế hoạch chuyển đổi sang IFRS từ 2012; Lào: áp dụng IFRS nếu được chấp thuận bởi chính phủ.
Như vậy các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế nói chung và chuẩn mực kế tốn quốc tế về cơng cụ tài chính nói riêng trong việc lập trình báy báo cáo tài chính và việc áp dụng này được tiến hành theo hướng chia theo khu vực niêm và không niêm yết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chuẩn mực kế tốn quốc tế về cơng cụ tài chính bao gồm: IFRS 7, IFRS 9 (sẽ thay thế IAS 39), IAS 32, IAS 39 đưa ra các hướng dẫn về đo lường, ghi nhận, trình bày và thuyết minh các thơng tin về cơng cụ tài chính. Các nước trên thế giới khi xây dựng hệ thống chuẩn mực kế tốn trong nước nói chung và cơng cụ tài chính nói riêng thường xây dựng dựa trên nền tảng chuẩn mực kế toán quốc tế và theo hướng hội tụ với chuẩn mực kế tốn quốc tế. Ngồi ra khi xây dựng áp dụng chuẩn mực mới, các nước thường chia thành từng bộ phận, khu vực rồi tiến hành áp dụng theo từng bộ phận khu vực. Xuất phát từ kinh nghiệm, thực tiễn ở các nước này, Việt Nam có thể xây dựng, hồn thiện chế độ kế toán Việt Nam về cơng cụ tài chính theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế tốn quốc tế nhằm hịa nhập với xu thế chung là hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế đồng thời xây dựng cho mình một lộ trình áp dụng thích hợp theo hướng chia các doanh nghiệp ra thành ba bộ phận, doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng lớn và phần còn lại.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ KẾ TỐN VIỆT NAM VỀ CƠNG CỤ TÀI CHÍNH
2.1. Tổng quan về cơng cụ tài chính ở Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về thị trường vốn ở Việt Nam
Sự phát triển về kinh tế đã kéo theo nó sự phát triển về thị trường vốn một cách mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu của thị trường, ngày 29/06/1995, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 361/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khốn Việt Nam giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạo và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trường chứng khốn ở Việt Nam. Sau đó, ngày 28/11/1996, Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75/CP.UBCKNN thực hiện chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khốn. Kéo theo đó, là sự thành lập sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các sản phẩm được giao dịch trên thị trường bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ. Hiện nay có trên 300 mã cổ phiếu, 5 mã chứng chỉ quỹ, 39 mã trái phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn Thánh phố Hồ Chí Minh và 393 mã cổ phiếu, 1 mã trái phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội
2.1.2. Cơng cụ tài chính giao dịch trên thị trường vốn
Cổ phiếu: các cổ phiếu lưu hành trên thị trường tài chính Việt Nam bao gồm: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Trái phiếu doanh nghiệp: trái phiếu lưu hành trên thị trường bao gồm:
a. Trái phiếu chuyển đổi do công ty cổ phần phát hành: trái phiếu chuyển đổi bao
gồm 2 loại: trái phiếu có bảo đảm và trái phiếu khơng có bảo đảm. Trái phiếu chuyển đổi thường được sử dụng để huy động vốn. Ở Việt Nam, các tập đồn lớn như: Cơng ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Cổ phần Vincom, Công ty Cổ phần Cơ điện
45,000 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 - 21% Khớp lệnh
Thỏa thuận 79% Khớp lệnhThỏa thuận lạnh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn,… thường phát hành trái phiếu ra thị trường trong nước và quốc tế để huy động vốn.
b. Trái phiếu không chuyển đổi: do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam phát hành. Trái phiếu khơng thể chuyển đổi cũng bao gồm 2 loại là trái phiếu có bảo đảm và trái phiếu khơng có bảo đảm thanh toán.
Sau đây là số liệu thống kê về khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của cổ phiếu, trái phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khốn Hà Nội từ tháng 9/2011đến tháng 10/2012: Cổ phiếu Đơn vị tính: tỷ đồng 9- 20 12 6- 20 12
500,000 450,000 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 - Trái phiếu Đơn vị tính: tỷ đồng
2.1.3. Tổng quan về thị trường phái sinh ở Việt Nam
Trên thế giới, hợp đồng phái sinh được dùng trong hầu hết các loại tài sản và hàng hóa. Đối tượng tham gia thị trường phái sinh rất đa dạng, nhiều nhất là các công ty, nhà đầu tư, các tổ chức tài chính (đóng vai trị mơi giới). Ở Việt Nam, hợp đồng phái sinh xuất hiện cách đây hơn 10 năm và mới chủ yếu được sử dụng ở ngân hàng, ở các doanh nghiệp công cụ phái sinh được sử dụng chủ yếu ở các công ty đa quốc gia.
Thực tế, từ cuối năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP thiết lập thị trường phái sinh hàng hóa tập trung và đã giao cho Bộ Cơng thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện. Nhưng rất tiếc, cho đến nay, cơ quan quản lý thị trường phái sinh hàng hóa, có vai trị giống như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn chưa được thành lập nên hoạt động của thị trường này chưa có gì đáng kể. Vì thế, cả Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (thành lập năm 2007) và sau đó là Sở Giao dịch hàng hóa VNX ở TP. HCM (thành lập năm 2010) chỉ ra đời được một thời gian ngắn rồi phải ngừng hoạt động.
2.1.4. Công cụ tài chính giao dịch trên thị trường phái sinh
2.1.4.1. Cơng cụ phái sinh được sử dụng ở các ngân hàng
Ở Việt Nam, Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là cơng cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Các giao dịch quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietcombank, ICB, và ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố HCM.
2.1.4.2. Công cụ phái sinh được sử dụng ở các doanh nghiệp
Ngày nay, sự phát triển kinh tế và sự tăng lên về quy mô và số lượng của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam đã dẫn đến sự phát triển, du nhập các công cụ cũng như thị trường phái sinh vào Việt Nam. Các công ty này chủ yếu sử dụng các nghiệp vụ phái sinh đối với các loại hàng hóa như cà phê, cao su, tiêu. Ngồi ra, các cơng ty này còn sử dụng nghiệp vụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá phát sinh từ nghiệp vụ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa.
2.2.Các quy định hiện hành hướng dẫn kế tốn doanh nghiệp về cơng cụ tài chính
2.2.1. Kế tốn cơng cụ tài chính theo Quyết định 15/2006 – BTC – Chế độ kế toán doanh nghiệp
2.2.1.1. Kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác
2.2.1.1.1. Nguyên tắc ghi nhận
Khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi dưới một năm bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, các loại chứng khốn khác,….
Chứng khoán đầu tư ngắn hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc) bao gồm: giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí mơi giới, giao dịch, cung cấp thơng tin, lệ phí và phí ngân hàng.
Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những chứng khoán dài hạn được mua vào để bán ở thị trường chứng khốn mà có thể thu hồi vốn trong thời hạn không quá một năm.
Khoản đầu tư tài chính dài hạn khác là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi dài hơn một năm bao gồm đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu, hoặc đầu tư vào đơn vị khác mà chỉ nắm giữ 20% vốn chủ sở hữu (dưới 20% quyền biểu quyết).
Chứng khốn đầu tư tài chính dài hạn khác phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc) bao gồm: giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí mơi giới, giao dịch, cung cấp thơng tin, lệ phí và phí ngân hàng.
Vào thời điểm lập báo cáo, nếu giá thị trường của chứng khoán đầu tư bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế tốn lập dự phịng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, hoặc nhận được cổ tức (nếu có) từ các khoản đầu tư chứng khốn được ghi nhận vào doanh thu tài chính.
Khi chuyển nhượng chứng khốn đầu tư thì khoản chênh lệch giữa giá bán chứng khoán và giá trị mua vào ban đầu của chứng khoán sẽ được ghi nhận vào doanh thu tài
chính (nếu có lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu bị lỗ). Các chi phí liên quan khi chuyển nhượng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn được ghi nhận vào chi phí tài chính.
2.2.1.1.2. Quy định kế tốn lập dự phịng giảm giá đầu tư chứng khốn ngắn hạn và dài hạn
Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006 – BTC quy định kế toán vấn đề lập dự phòng giảm giá để ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh do sự giảm giá của các chứng khoán ngắn hạn – dài hạn doanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra.
Theo Thơng tư Thơng tư 228/2009/TT-BTC ngày 7 tháng 12 năm 2009 của BTC về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, doanh nghiệp phải xác định số dự phịng cần lập cho từng loại chứng khốn đầu tư ngắn hạn – dài hạn bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư so sánh đã lập cuối kỳ kế toán trước để xác định số phải lập thêm hoặc hồn nhập vào chi phí tài chính.
Việc trích lập và hồn nhập khoản dự phịng giảm giá đầu tư ngắn hạn – dài hạn