Vấn đề xác định giá trị hợp lý cơng cụ tài chính là một rào cản đối với Việt Nam khi áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế về cơng cụ tài chính. Để xác định giá trị hợp lý, đơn vị báo cáo có thể áp dụng các phương pháp theo trình tự ưu tiên sau:
Thứ nhất: sử dụng giá thị trường của tài sản và nợ phải trả hoàn toàn giống với tài sản và khoản nợ cần tính giá;
Thứ hai: sử dụng giá cả thị trường của tài sản và nợ phải trả tương tự và thực hiện điều chỉnh để tính;
Thứ ba: sử dụng các giả định và áp dụng các mơ hình tính tốn để xác định giá cả hợp lý.
Dưới đây, người viết giới thiệu một số nguồn tham chiếu khi xác định giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính ở Việt Nam dựa trên hệ thống giá trị hợp lý
Cấp độ Việt Nam
Cấp độ 1 Các dữ liệu tham chiếu là giá niêm yết (chưa điều chỉnh) của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất trong các thị trường hoạt động mà tổ chức có thể thu thập tại ngày đo lường.
Giá trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội
Cấp độ 2 Các dữ liệu tham chiếu có thể thu thập cho tài sản hay nợ phải trả, trực tiếp (giá thị trường) hay gián tiếp (xuất phát từ giá thị trường), khác giá niêm yết của cấp độ 1. Nếu tài sản hay nợ phải trả liên quan đến một điều khoản cụ thể, dữ liệu tham chiếu cấp độ 2 phải là dữ liệu có thể thu thập của tất cả điều khoản thiết yếu có liên quan tài sản hay nợ phải trả. Dữ liệu tham chiếu cấp độ 2 bao gồm: * Giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả tương tự trong thị trường hoạt động.
* Giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất hay tương tự trong thị trường không phải là thị trường hoạt động.
* Dữ liệu tham chiếu, khác giá niêm yết, có thể thu thập liên quan đến tài sản hay nợ phải trả như lãi suất, biến động lợi nhuận, tính thanh khoản, mức độ rủi ro, rủi ro thanh tốn, rủi ro tín dụng,.. * Dữ liệu tham chiếu phần lớn có nguồn gốc hay được chứng thực từ các dữ liệu thị trường có thể thu thập bằng các công cụ tương quan hay các cơng cụ khác.
+ Giá mơi giới + Giá bình quân trong một thời kỳ + Giá nội suy mà không cần phải điều chỉnh trọng yếu trong quá trình nội suy
Cấp độ 3 Các dữ liệu tham chiếu là dữ liệu của tài sản hay nợ phải trả không dựa trên dữ liệu thị trường có thể thu thập (dữ liệu không thể thu thập từ thị trường).
+ Sử dụng các kỹ thuật định giá như chiết khấu dòng tiền, chiết khấu dòng cổ tức.
3.3.2.3. Ban hành hướng dẫn định lượng các thông tin thuyết minh về rủi ro thị trường trường
Rủi ro thị trường là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một cơng cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của giá thị trường. Giá thị trường có bốn loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro giá hàng hóa và rủi ro về giá khác, chẳng hạn như rủi ro về giá cổ phần. Cơng cụ tài chính bị ảnh hưởng bởi rủi ro thị trường bao gồm các khoản vay và nợ, tiền gửi, các khoản đầu tư sẵn sàng để bán. 3.3.2.3.1. Thuyết minh thông tin về rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một cơng cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của lãi suất thị trường.
Theo yêu cầu của Thơng tư 210/2009/TT-BTC, tổ chức phải thuyết minh tóm tắt số liệu về mức độ rủi ro tại ngày báo cáo đối với mỗi loại rủi ro phát sinh từ các cơng cụ tài chính, ngồi ra tổ chức phải thuyết minh và phân tích độ nhạy cảm đối với mỗi loại rủi ro thị trường tại ngày báo cáo, chỉ rõ mức độ ảnh hưởng tới lãi, lỗ và vốn chủ sở hữu của đơn vị bởi thay đổi trong các biến số rủi ro liên quan có khả năng tồn tại tại ngày báo cáo. Do đó, tổ chức cần phải xác định ảnh hưởng của các khoản vay tại thời điểm điểm lập báo cáo tài chính đến báo cáo tài chính khi lãi suất biến động. Thơng thường khi trình bày sự biến động lãi suất người ta thường dùng khái niệm điểm cơ bản. Điểm cơ bản là khái niệm phổ biến thường được dùng để tính sự thay đổi của lãi suất, chỉ số vốn, thu nhập của các sản phẩm đầu tư có thu nhập cố định. Mối quan hệ của sự biến động phần trăm lãi suất và điểm cơ bản như sau: 1% thay đổi tương đương với 100 điểm cơ bản hay 1 điểm cơ bản tương đương với 0.01% thay đổi.
Ví dụ minh họa:
Giả sử tổ chức có thơng tin như sau:
Năm 2011
Số tiền Lãi suất trong năm
Vay USD 1.000.000 4%
Vay VNĐ 200.000.000.000 18%
Năm 2010
Vay USD 2.000.000 4,01%
Vay VNĐ 400.000.000.000 17,9%
Trong năm 2011 lãi suất các khoản vay VNĐ dự kiến biến động 0,1% tương đương với 10 điểm cơ bản, lãi suất của USD dự kiến biến động là 0,05% tương đương 5 điểm cơ bản. Con số này đối với các khoản vay VNĐ, USD trong năm 2012 lần lượt là 0,15% tương đương với 15 điểm và 0,06% tương đương 6 điểm cơ bản.Với sự biến động này, tổ chức xác định được ảnh hưởng của biến động của chi phí lãi vay phải trả trên các khoản vay như sau:
Năm 2011
Số tiền Lãi vay biến động
Vay USD 10.000.000 6.000 USD
Vay VNĐ 200.000.000.000 300.000.000
Năm 2010
Vay USD 20.000.000 10.000 USD
Vay VNĐ 400.000.000.000 400.000.000 VNĐ
Lúc đó thuyết minh về độ nhạy của lãi suất sẽ được trình bày như sau:
Với giả định là các biến số khác không thay đổi, các biến động trong lãi suất của các khoản vay với lãi suất thả nổi có ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của tổ chức như sau:
VNĐ
Tăng/ giảm điểm cơ bản
Ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011
USD +6 (300.000.000)
VNĐ +15 (120.000.000)
USD -6 (300.000.000)
VNĐ -15 (120.000.000)
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010
USD +5 (400.000.000)
VNĐ +10 (200.000.000)
USD -5 400.000.000
VNĐ -10 200.000.000
Mức tăng/giảm điểm cơ bản sử dụng để phân tích độ nhạy đối với lãi suất được giả định dựa trên các điều kiện có thể quan sát được của thị trường hiện tại.
3.3.2.3.2. Thuyết minh thông tin về rủi ro ngoại tệ
Rủi ro ngoại tệ là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một cơng cụ tài chính biến động do thay đổi tỷ giá ngoại tệ hối đoái.
Để thuyết minh về rủi ro ngoại tệ thỏa mãn yêu cầu của Thông tư 210/2009/TT- BTC, tổ chức cần phải định lượng được ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức do sự biến động tỷ giá của các khoản mục tiền tệ tại ngày lập báo cáo tài chính và trình bày sự ảnh hưởng này trên thuyết minh báo cáo tài chính.
Ví dụ minh họa:
Giả sử tổ chức có các thơng tin sau:
31.12.2011
Số tiền gốc ngoại tệ
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng
Số tiền quy đổi VNĐ
Phải trả (USD) 1.000.000 20.828 20.828.000.000
Phải thu EUR 1.500.000 27.282 40.923.435.000
31.12.2010
Phải trả (USD) 1.500.000 18.932 28.398.000.000
Phải thu EUR 2.000.000 27.460 54.920.000.000
Giả sử thông tin về biến động tỷ giá như sau:
Năm USD EUR
% VND % VND
Năm 2012 10% 1.896 9% 2.817
Năm 2011 6% 1.136 6% 1.642
Với giả định này tổ chức xác định được biến động chi phí như sau:
Năm 2011 Năm 2010
Phải trả 1.896.000.000 1.703.880.000
Phải thu 4.225.065.000 3.283.128.000
Với số liệu này, tổ chức sẽ thuyết minh độ nhạy với lãi suất như sau:
Với giả định là các biến số khác không thay đổi, bảng dưới đây thể hiện độ nhạy của lợi nhuận trước thuế của tổ chức (do sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả) đối với các thay đổi có thể xảy ra ở mức độ hợp lý của tỷ giá EUR, Đô la Mỹ. Rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đoái với các loại ngoại tệ khác của Công ty là không đáng kể.
Thay đổi tỷ giá EUR Thay đổi tỷ giá US$
Ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế VNĐ
2011 10% 9% 2.329.065.000
-10% -9% (2.329.065.000)
2010
3.3.2.3.3. Rủi ro về giá cổ phiếu
Để thuyết minh rủi ro về giá cổ phiếu, tổ chức phải xác định ảnh hưởng đến báo cáo tài chính do sự biến động của giá cổ phiếu của các khoản đầu tư của tổ chức tại ngày lập báo cáo tài chính đến kết quả hoạt động của cơng ty và trình bày ảnh hưởng này trên thuyết minh báo cáo tài chính.Giả sử vào ngày 31 tháng 12 năm 2010 và 31 tháng 12 năm 2011 tổ chức có danh mục đầu tư cổ phiếu như sau:
Năm 2011
Số lượng
cổ phiếu Giá hiện tại Giá trị hợp lý Biến đổi 10% NH TMCP Phương Đông 7.000.000 7.833 54.831.000.000 5.483.100.000 NH TMCP Đông Á 4.000.000 9.767 39.068.000.000 3.906.800.000 Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam 8.000.000 18.760 150.080.000.000 15.008.000.000 Tổng Công ty Bảo
Hiểm Việt Nam 1.000.000 43.900 43.900.000.000 4.390.000.000 Công ty CP Bảo hiểm
Dầu khí Việt Nam 500.000 17.100 8.550.000.000 855.000.000 Cơng ty DL Dầu khí
Phương Đông 1.500.000 3.200 4.800.000.000 480.000.000 Công ty CP Chứng
khoán Đại việt 2.000.000 2.967 5.934.000.000 593.400.000
Tổng cộng 307.163.000.000 30.716.300.000
6% 6% 1.579.248.000
Năm 2010
Số lượng
cổ phiếu Giá hiện tại Giá trị hợp lý Biến đổi 10% NH TMCP Phương Đông 6.000.000 5.000 30.000.000.000 3.000.000.000 NH TMCP Đông Á 3.000.000 8.033 24.100.000.000 2.410.000.000 Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam 9.000.000 14.300 128.700.000.000 12.870.000.000 Tổng Công ty Bảo
Hiểm Việt Nam 1.100.000 41.000 45.100.000.000 4.510.000.000 Công ty CP Bảo hiểm
Dầu khí Việt Nam 2.000.000 18.500 37.000.000.000 3.700.000.000 Cơng ty DL Dầu khí
Phương Đơng 1.500.000 3.200 4.800.000.000 480.000.000 Cơng ty CP Chứng
khốn Đại việt 1.800.000 2.933 5.280.000.000 528.000.000
Tổng cộng 274.980.000.000 27.498.000.000
Với những thông tin này tổ chức thuyết minh về rủi ro giá cổ phiếu như sau:
Tại ngày lập báo cáo tài chính, giá trị hợp lý của các khoản đầu tư vào cổ phiếu của tổ chức là 307.163.000.000 VNĐ (ngày 31 tháng 12 năm 2010: 274.980.000.000 VNĐ). Nếu giá của các cổ phiếu này giảm 10% thì lợi nhuận của Cơng ty sẽ giảm khoảng 30.716.300.000 VNĐ (ngày 31 tháng 12 năm 2010: 27.498.000.000 VNĐ), phụ thuộc vào việc giảm giá trị này có đáng kể hoặc kéo dài hay khơng. Nếu giá của các cổ phiếu này tăng lên 10%, lợi nhuận sau thuế của tổ chức sẽ tăng lên khoảng 30.716.300.000 VNĐ (ngày 31 tháng 12 năm 2010: 27.498.000.000 VNĐ).
3.3.2.4. Ban hành hướng dẫn kế toán trái phiếu chuyển đổi trong trường hợp chuyển đổi trước thời hạn hoặc mua lại trái phiếu chuyển đổi chuyển đổi trước thời hạn hoặc mua lại trái phiếu chuyển đổi
Chuyển đổi trước thời hạn
Trong một số trường hợp tổ chức phát hành mong muốn việc chuyển đổi được diễn ra trước thời hạn quy định nhằm cải thiện cơ cấu nợ hoặc giảm bớt chi phí lãi vay. Để thuyết phục tổ chức nắm giữ đồng ý việc chuyển đổi trước thời hạn, tổ chức nắm giữ thường phải phải đề xuất chi thêm tiền hoặc cổ phiếu. Tổ chức phát hành phải ghi nhận
khoản chi thêm này theo vào chi phí trong kỳ theo giái trị hợp lý của các chứng khoán phát hành hoặc các khoản khác vì khi nhà phát hành thanh tốn thêm để khuyến khích chuyển đổi, việc thanh tốn này là cho một dịch vụ (trái chủ thực hiện chuyển đổi tại một thời điểm nhất định) và cần ghi nhận là chi phí.
Minh họa bằng ví dụ điều chỉnh các điều khoản của cơng cụ tài chính chuyển đổi để tạo ra sự chuyển đổi sớm
Ngày 1/1/20X0, công ty A phát hành giấy nhận nợ có thể chuyển đổi, lãi suất là 10%/năm, mệnh giá 1.000, đáo hạn ngày 31/12/20X9 (kỳ hạn 10 năm). Giấy nhận nợ này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty A tại giá chuyển đổi là 25/cổ phiếu. Lãi suất được trả nửa năm một lần bằng tiền (6 tháng 1 lần trả lãi). Ngày 1/1/20X1, để những người nắm giữ giấy nhận nợ này chuyển đổi sớm, công ty A đã giảm giá chuyển đổi là 20 nếu giấy nhận nợ được chuyển đổi trước ngày 1/3/20X1 (ví dụ trong phạm vi 60 ngày). Cho rằng giá thị trường của cổ phiếu thường công ty A vào ngày điều khoản được điều chỉnh là 40/ cổ phiếu. Giá trị hợp lí của khoản chênh lệch tiền lãi phải trả của cơng ty A được tính như sau:
Số lượng cổ phiếu thường được phát hành cho những người nắm giữ giấy nhận nợ dưới các điều khoản chuyển đổi đã chỉnh sửa
Tổng mệnh giá 1.000
Giá chuyển đổi mới /20 mỗi cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu thường phát hành cho việc chuyển đổi 50 cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu thường phát hành cho những người nắm giữ giấy nhận nợ chuyển đổi dưới các điều khoản chuyển đổi ban đầu:
Tổng mệnh giá 1.000
Giá chuyển đổi ban đầu /25 mỗi cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu thường phát hành cho việc chuyển đổi 40 cổ phiếu => Số lượng cổ phiếu phát hành gia tăng cho việc chuyển đổi 10 cổ phiếu Giá trị của các cổ phiếu thường phát hành gia tăng cho việc chuyển đổi:
40/cổ phiếu * 10 cổ phiếu gia tăng = 400
Khoản chênh lệch gia tăng 400 được ghi nhận như là một khoản lãi hoặc lỗ.
Mua lại trái phiếu chuyển đổi trước thời hạn
Khi tổ chức quyết định việc mua lại trái phiếu chuyển đổi trước khi đáo hạn thì tổ chức sẽ sử dụng phương pháp phân để phân bổ số tiền thanh toán để mua lại theo phương pháp đã được sử dụng khi trái phiếu chuyển đổi được phát hành. Trước hết, tổ chức cần xác định giá trị hợp lý của thành phần nợ của trái phiếu chuyển đổi tại ngày mua lại, sau đó lấy giá trị hợp lý của trái phiếu chuyển đổi đã phát hành trừ giá trị hợp lý của thành phần nợ để có được giá trị của thành phần vốn chủ sở hữu. Sau khi phân bổ thì khoản chênh lệch giữa giá trị của thành phần nợ được phân bổ và giá trị ghi sổ của khoản nợ được ghi nhận là lãi hay lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh và khoản liên quan đến thành phần vốn được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.
Minh họa trường hợp mua lại trái phiếu chuyển đổi trước thời hạn
Ngày 1/1/2011, công ty A phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi, lãi suất là 10%/năm, mệnh giá 2.000.000 USD, đáo hạn ngày 31/12/2016 (kỳ hạn 6 năm). Giấy nhận nợ này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của cơng ty A tại giá chuyển đổi là 20 USD/mỗi cổ phiếu. Lãi suất được trả hàng năm. Vào ngày phát hành, công ty A có thể phát hành trái phiếu không chuyển đổi với kỳ hạn 6 năm với tỷ lệ lãi suất 9%/năm.
Với thông tin này thì lãi suất phải trả hàng năm của cơng ty là: 2000.000 * 10% = 100.000 USD
Trong báo cáo tài chính của cơng ty A, giá trị ghi sổ của giấy nhận nợ được phân chia vào ngày phát hành như sau:
Thành phần nợ:
Giá trị hiện tại của các khoản lãi vay phải trả: 4,48592 * 100.000 = 448.592 Giá trị hiện tại của khoản nợ gốc phải trả: 2000.000 * 0,59626 = 1.192.520 Tổng thành phần nợ: 448.592 + 1.192.520 = 1.641.112
Thành phần vốn: 2.000.000 - 1.641.112 = 358.888
Vào ngày 31.12.2013, trái phiếu của Cơng ty có giá trị hợp lý 2.200.000. Công ty đề nghị mua lại trái phiếu này và được chấp nhận. Tại thời điểm này, Công ty A có thể phát hành trái phiếu khơng chuyển đổi với kỳ hạn 3 năm với lãi suất 7%/năm.
Với dữ liệu này, Công ty xác định được giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của thành phần nợ bằng cách chiết khấu tiền lãi phải trả và nợ gốc với lãi suất 9%/năm và 7%/năm.
Xác định giá trị ghi sổ
Giá trị ghi sổ của thành phần nợ:
Giá trị hiện tại của lãi suất phải trả: 2,25313 * 100.000 = 225.313 Giá trị hiện tại của nợ gốc: 2.000.000 * 0,772183 = 1.544.367