3.3.2.3.3 .Thuyết minh thông tin về rủi ro về giá cổ phiếu
3.3.2.4. Ban hành hướng dẫn kế toán trái phiếu chuyển đổi trong trường hợp chuyển
chuyển đổi trước thời hạn hoặc mua lại trái phiếu chuyển đổi
Chuyển đổi trước thời hạn
Trong một số trường hợp tổ chức phát hành mong muốn việc chuyển đổi được diễn ra trước thời hạn quy định nhằm cải thiện cơ cấu nợ hoặc giảm bớt chi phí lãi vay. Để thuyết phục tổ chức nắm giữ đồng ý việc chuyển đổi trước thời hạn, tổ chức nắm giữ thường phải phải đề xuất chi thêm tiền hoặc cổ phiếu. Tổ chức phát hành phải ghi nhận
khoản chi thêm này theo vào chi phí trong kỳ theo giái trị hợp lý của các chứng khốn phát hành hoặc các khoản khác vì khi nhà phát hành thanh tốn thêm để khuyến khích chuyển đổi, việc thanh toán này là cho một dịch vụ (trái chủ thực hiện chuyển đổi tại một thời điểm nhất định) và cần ghi nhận là chi phí.
Minh họa bằng ví dụ điều chỉnh các điều khoản của cơng cụ tài chính chuyển đổi để tạo ra sự chuyển đổi sớm
Ngày 1/1/20X0, công ty A phát hành giấy nhận nợ có thể chuyển đổi, lãi suất là 10%/năm, mệnh giá 1.000, đáo hạn ngày 31/12/20X9 (kỳ hạn 10 năm). Giấy nhận nợ này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty A tại giá chuyển đổi là 25/cổ phiếu. Lãi suất được trả nửa năm một lần bằng tiền (6 tháng 1 lần trả lãi). Ngày 1/1/20X1, để những người nắm giữ giấy nhận nợ này chuyển đổi sớm, công ty A đã giảm giá chuyển đổi là 20 nếu giấy nhận nợ được chuyển đổi trước ngày 1/3/20X1 (ví dụ trong phạm vi 60 ngày). Cho rằng giá thị trường của cổ phiếu thường công ty A vào ngày điều khoản được điều chỉnh là 40/ cổ phiếu. Giá trị hợp lí của khoản chênh lệch tiền lãi phải trả của công ty A được tính như sau:
Số lượng cổ phiếu thường được phát hành cho những người nắm giữ giấy nhận nợ dưới các điều khoản chuyển đổi đã chỉnh sửa
Tổng mệnh giá 1.000
Giá chuyển đổi mới /20 mỗi cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu thường phát hành cho việc chuyển đổi 50 cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu thường phát hành cho những người nắm giữ giấy nhận nợ chuyển đổi dưới các điều khoản chuyển đổi ban đầu:
Tổng mệnh giá 1.000
Giá chuyển đổi ban đầu /25 mỗi cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu thường phát hành cho việc chuyển đổi 40 cổ phiếu => Số lượng cổ phiếu phát hành gia tăng cho việc chuyển đổi 10 cổ phiếu Giá trị của các cổ phiếu thường phát hành gia tăng cho việc chuyển đổi:
40/cổ phiếu * 10 cổ phiếu gia tăng = 400
Khoản chênh lệch gia tăng 400 được ghi nhận như là một khoản lãi hoặc lỗ.
Mua lại trái phiếu chuyển đổi trước thời hạn
Khi tổ chức quyết định việc mua lại trái phiếu chuyển đổi trước khi đáo hạn thì tổ chức sẽ sử dụng phương pháp phân để phân bổ số tiền thanh toán để mua lại theo phương pháp đã được sử dụng khi trái phiếu chuyển đổi được phát hành. Trước hết, tổ chức cần xác định giá trị hợp lý của thành phần nợ của trái phiếu chuyển đổi tại ngày mua lại, sau đó lấy giá trị hợp lý của trái phiếu chuyển đổi đã phát hành trừ giá trị hợp lý của thành phần nợ để có được giá trị của thành phần vốn chủ sở hữu. Sau khi phân bổ thì khoản chênh lệch giữa giá trị của thành phần nợ được phân bổ và giá trị ghi sổ của khoản nợ được ghi nhận là lãi hay lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh và khoản liên quan đến thành phần vốn được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.
Minh họa trường hợp mua lại trái phiếu chuyển đổi trước thời hạn
Ngày 1/1/2011, công ty A phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi, lãi suất là 10%/năm, mệnh giá 2.000.000 USD, đáo hạn ngày 31/12/2016 (kỳ hạn 6 năm). Giấy nhận nợ này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của cơng ty A tại giá chuyển đổi là 20 USD/mỗi cổ phiếu. Lãi suất được trả hàng năm. Vào ngày phát hành, cơng ty A có thể phát hành trái phiếu không chuyển đổi với kỳ hạn 6 năm với tỷ lệ lãi suất 9%/năm.
Với thơng tin này thì lãi suất phải trả hàng năm của công ty là: 2000.000 * 10% = 100.000 USD
Trong báo cáo tài chính của cơng ty A, giá trị ghi sổ của giấy nhận nợ được phân chia vào ngày phát hành như sau:
Thành phần nợ:
Giá trị hiện tại của các khoản lãi vay phải trả: 4,48592 * 100.000 = 448.592 Giá trị hiện tại của khoản nợ gốc phải trả: 2000.000 * 0,59626 = 1.192.520 Tổng thành phần nợ: 448.592 + 1.192.520 = 1.641.112
Thành phần vốn: 2.000.000 - 1.641.112 = 358.888
Vào ngày 31.12.2013, trái phiếu của Cơng ty có giá trị hợp lý 2.200.000. Cơng ty đề nghị mua lại trái phiếu này và được chấp nhận. Tại thời điểm này, Cơng ty A có thể phát hành trái phiếu không chuyển đổi với kỳ hạn 3 năm với lãi suất 7%/năm.
Với dữ liệu này, Công ty xác định được giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của thành phần nợ bằng cách chiết khấu tiền lãi phải trả và nợ gốc với lãi suất 9%/năm và 7%/năm.
Xác định giá trị ghi sổ
Giá trị ghi sổ của thành phần nợ:
Giá trị hiện tại của lãi suất phải trả: 2,25313 * 100.000 = 225.313 Giá trị hiện tại của nợ gốc: 2.000.000 * 0,772183 = 1.544.367 Tổng thành phần nợ: 225.313 + 1.544.367 = 1.769.680
Thành phần vốn: 358.888
Giá trị ghi sổ: 1.769.680 + 358.888 = 2.128.568
Xác định giá trị hợp lý
Giá trị hiện tại của của lãi suất phải trả: 2,62432 * 100.000 = 262.432 Giá trị hiện tại của nợ gốc: 2.000.000 * 0,81630 = 1.632.596
Tổng thành phần nợ: 262.432+1.632.596 = 1.895.028 Thành phần vốn: 2.200.000 - 1.895.028 = 304.972 Công ty sẽ ghi nhận nghiệp vụ này như sau: Thành phần nợ
Nợ trái phiếu phải trả 1.769.680
Nợ chi phí 125.348
Có tiền 1.895.028
Thành phần vốn
Nợ trái phiếu phải trả 304.972
Có tiền 304.972
Ghi nhận nghiệp vụ mua lại thành phần vốn
3.3.2.5. Hướng dẫn kế toán về giao dịch quyền chọn cổ phiếu của tổ chức phát hành
Hiện nay nghiệp vụ mua bán quyền chọn cổ phiếu của tổ chức phát hành đã được sử dụng một số doanh nghiệp, tuy nhiên đến thời điểm này, chế độ kế tốn Việt Nam chưa có bất kỳ một văn bản nào hướng dẫn nghiệp vụ này.
Các nghiệp vụ mua bán quyền chọn bao gồm: Phát hành quyền chọn mua;
Mua quyền chọn mua;
Phát hành quyền chọn bán; và Mua quyền chọn bán
Quyền chọn có thể được thực hiện theo ba hình thức: Thanh tốn bằng số tiền thuần;
Thanh toán bằng số cổ phiếu thuần; và
Thanh toán bằng số cổ phiếu quy định trong hợp đồng quyền chọn
Mỗi loại nghiệp vụ đối với quyền chọn khác nhau và cách thức tổ chức thanh toán quyền chọn sẽ dẫn đến cách xử lý kế toán khác nhau. Nguyên tắc để quyết định khi nào hợp đồng quyền chọn là tài sản hay nợ phải trả hay một công cụ vốn phụ thuộc vào cách mà công cụ phái sinh này được thực hiện. Nếu công cụ này được thực hiện bằng cách trao đổi một số cổ phiếu của công ty đổi lại một số tiền cố định hoặc một tài sản tài chính khác thì cơng cụ phái sinh này được gọi là công cụ vốn. Những thay đổi trong giá trị hợp lý của những công cụ này khơng được ghi nhận trên báo cáo tài chính.
Tất cả những loại công cụ phái sinh khác dựa trên cổ phiếu của công ty được thực hiện dựa trên cơ sở thuần của tiền, tài sản tài chính khác hoặc bằng chính cơng cụ vốn của tổ chức thì được phân loại là tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính.
3.3.2.5.1. Phát hành quyền chọn mua
Trường hợp thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán trên cơ sở số tiền thuần hoặc bàn giao số cổ phiếu thuần
Khi phát hành quyền chọn tổ chức ghi nhận tiền thu được từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn và nợ phải trả phát sinh từ việc phát hành quyền chọn
Nợ Tiền
Có Nợ phải trả quyền chọn
Thu tiền từ việc phát hành quyền chọn bán
Tại thời điểm lập báo cáo, kế toán đánh giá lại giá trị hợp đồng quyền chọn và ghi nhận lãi lỗ từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn.
Nếu phát sinh lãi thì ghi Nợ Nợ phải trả quyền chọn
Có Lãi từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn
Ghi nhận lãi do đánh giá lại giá trị hợp đồng quyền chọn Nếu phát sinh lỗ thì ghi
Nợ Lỗ từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn Có Nợ phải trả quyền chọn
Ghi nhận lỗ do đánh giá lại giá trị hợp đồng quyền chọn
Đến thời điểm đáo hạn quyền chọn, tổ chức xác định lãi lỗ của hợp đồng quyền chọn tại ngày đáo hạn và ghi nhận khoản lãi lỗ này như bút tốn tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó tổ chức xác định số tiền phải trả về hợp đồng quyền chọn nếu hợp đồng quyền chọn quy định thanh toán trên cơ sở tiền thuần hoặc số cổ phiếu thuần phải bàn
giao cho bên mua quyền chọn nếu hợp đồng quyền chọn quy định thanh toán trên cơ sở số cổ phiếu thuần.
Tổ chức ghi nhận:
Nợ Nợ phải trả quyền chọn Có Tiền
Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh tốn số tiền thuần Nợ Nợ phải trả quyền chọn
Có Nguồn vốn
Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán số cổ phiếu thuần
Trường hợp thực hiện bằng cách giao số lượng cổ phiếu trên hợp đồng quyền chọn
Khi phát hành quyền chọn tổ chức ghi nhận tiền thu được từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn
Nợ Tiền Có Nguồn vốn
Thu tiền từ việc phát hành quyền chọn bán
Tại ngày lập báo cáo tổ chức khơng ghi nhận gì do khơng có nghiệp vụ nhận thêm tiền hoặc bàn giao cổ phiếu.
Đến thời điểm đáo hạn quyền chọn, tổ chức ghi nhận số tiền thu được từ nghiệp vụ bán cổ phiếu
Nợ Tiền Có Nguồn vốn
3.3.2.5.2. Mua quyền chọn mua
Trường hợp thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán trên cơ sở số tiền thuần hoặc bàn giao số cổ phiếu thuần
Khi chi tiền để mua quyền chọn mua cổ phiếu, tổ chức ghi nhận nghiệp vụ mua quyền chọn
Nợ Tài sản quyền chọn Có Tiền
Chi tiền để mua hợp đồng quyền chọn
Tại ngày lập báo cáo tài chính, tổ chức đánh giá lại hợp đồng quyền chọn và ghi nhận lãi lỗ từ nghiệp vụ mua quyền chọn mua cổ phiếu
Nếu phát sinh lãi thì ghi Nợ Tài sản quyền chọn
Có Lãi từ nghiệp vụ mua quyền chọn
Ghi nhận lãi do đánh giá lại giá trị hợp đồng quyền chọn Nếu phát sinh lỗ thì ghi
Nợ Lỗ từ nghiệp vụ mua quyền chọn Có Tài sản quyền chọn
Ghi nhận lỗ do đánh giá lại giá trị hợp đồng quyền chọn
Đến thời điểm đáo hạn quyền chọn, tổ chức xác định lãi lỗ của hợp đồng quyền chọn tại ngày đáo hạn và ghi nhận khoản lãi lỗ này như bút toán tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó tổ chức xác định số tiền thu được về hợp đồng quyền chọn nếu hợp đồng quyền chọn quy định thanh toán trên cơ sở tiền thuần hoặc số cổ phiếu thuần nhận về từ bên phát hành quyền chọn nếu hợp đồng quyền chọn quy định thanh toán trên cơ sở số cổ phiếu thuần.
Nợ Tiền
Có Tài sản quyền chọn
Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán số tiền thuần Nợ Nguồn vốn
Có Tài sản quyền chọn
Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán số cổ phiếu thuần
Trường hợp quyền chọn được thực hiện bằng cách mua lại số lượng cổ phiếu được quy định trong hợp đồng quyền chọn
Khi chi tiền để mua lại quyền chọn mua cổ phiếu, tổ chức ghi nhận nghiệp vụ mua quyền chọn
Nợ Nguồn vốn Có Tiền
Chi tiền để mua hợp đồng quyền chọn
Đến thời điểm đáo hạn quyền chọn, tổ chức ghi nhận số tiền phải thanh toán để mua lại số cổ phiếu được quy định trong hợp đồng quyền chọn
Nợ Nguồn vốn Có Tiền
Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách chi tiền để mua số cổ phiếu 3.3.2.5.3. Phát hành quyền chọn bán cổ phiếu
Trường hợp thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán trên cơ sở số tiền thuần hoặc bàn giao số cổ phiếu thuần
Kế toán thực hiện giống như phát hành quyền chọn mua
Trường hợp quyền chọn được thực hiện bằng cách bên thực hiện quyền chọn bán lại số lượng cổ phiếu được quy định trong hợp đồng quyền chọn
Khi phát hành quyền chọn bán cổ phiếu, tổ chức ghi nhận số tiền thu được từ việc phát hành quyền chọn bán cổ phiếu
Nợ Tiền Có Nguồn vốn
Thu tiền từ phát hành quyền chọn bán
Đồng thời ghi nhận nghiệp vụ mua lại cổ phiếu theo giá trị hiện tại của số tiền phải trả tại ngày đáo hạn hợp đồng
Nợ Nguồn vốn Có Nợ phải trả
Ghi nhận giá trị hiện tại của nghĩa vụ nợ phải thanh toán khi mua lại số cổ phiếu
Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, tổ chức ghi nhận chi phí lãi vay phát sinh từ số tiền nợ phải trả này
Nợ Chi phí tài chính Có Nợ phải trả
Ghi nhận lãi phải trả theo phương pháp lãi suất thực tế trên số tiền nợ đã ghi nhận Đến thời điểm đáo hạn quyền chọn, tổ chức ghi nhận lãi phải trả theo phương pháp lãi suất thực tế trên số tiền nợ đã ghi nhận từ ngày lập báo cáo tài chính đến ngày đáo hạn.
Nợ Chi phí tài chính Có Nợ phải trả
Ghi nhận lãi phải trả theo phương pháp lãi suất thực tế trên số tiền nợ đã ghi nhận Ngoài ra tổ chức, xác định số tiền phải thanh toán theo quy định trên hợp đồng quyền chọn.
Nợ Nợ phải trả Có Tiền
3.3.2.5.4. Mua quyền chọn bán cổ phiếu
Trường hợp thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách thanh toán trên cơ sở số tiền thuần hoặc bàn giao số cổ phiếu thuần
Kế toán thực hiện giống như mua quyền chọn mua
Trường hợp quyền chọn được thực hiện bằng cách bên thực hiện quyền chọn bán lại số lượng cổ phiếu được quy định trong hợp đồng quyền chọn
Khi chi tiền để mua lại quyền chọn bán cổphiếu, tổ chức ghi nhận nghiệp vụ mua quyền chọn, tổ chức ghi nhận
Nợ Nguồn vốn Có Tiền
Ghi nhận số tiền đã trả để mua hợp đồng quyền chọn
Tại ngày lập báo cáo, tổ chức không ghi nhận nghiệp vụ nào do không bán cổ phiếu hay thu được tiền từ nghiệp vụ phát hành quyền chọn.
Đến thời điểm đáo hạn quyền chọn, tổ chức ghi nhận số tiền thu được từ việc bán số cổ phiếu theo giá trên hợp đồng quyền chọn.
Nợ Tiền Có Nguồn vốn
Thực hiện hợp đồng quyền chọn bằng cách bán số cổ phiếu quy định trên hợp đồng quyền chọn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tóm lại, dựa trên những điểm còn hạn chế của chế độ kế tốn Việt Nam về cơng cụ tài
chính đã được nêu ở chương hai, ở chương này tác giả đã đề xuất các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện chế độ kế tốn Việt Nam về cơng cụ tài chính. Tác giả cũng lưu ý rằng khi hồn thiện chế độ kế tốn Việt Nam về cơng cụ tài chính theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế khơng được áp dụng tồn bộ chuẩn mực kế tốn quốc tế mà cần phải áp dụng có chọn lọc và phải sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Ngoài ra, học hỏi từ kinh nghiệm ở các nước và áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, tác giả đề xuất cần phải chia các công ty thành ba khu vực: các công ty niêm yết, các công ty đại chúng lớn, các cơng ty cịn lại khi áp dụng một chuẩn mực kế toán mới. Việc phân chia này sẽ giúp việc áp dụng được hiệu quả hơn.
LỜI KẾT LUẬN
Để tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành cải thiện hệ thống kế toán Việt Nam theo hướng giảm thiểu các khác biệt và hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế là một điều hết sức cần thiết. Khi tham gia vào quá trình hội tụ với chuẩn mực