chính khu vực cơng nói chung và trong các đơn vị giáo dục sự nghiệp nói riêng được đánh giá đạt chất lượng khi tuân thủ các chính sách, các quy định, pháp định, pháp luật.
2.3 Đánh giá khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương tốn tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.3.1 Khái quát về tỉnh Bình Dương
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước.
34
Diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đơng Nam Bộ). Dân số 1.482.636 người (1/4/2009), mật độ dân số khoảng 550 người/km2. Gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Theo Quyết định số 893/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/06/2014 quy định
Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xố đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn.
Nội dung của quyết định cũng đề cập đến sứ mệnh phát triển giáo dục trên cơ sở đẩy mạnh công tác quy hoạch và xây dựng lộ trình, trình kế hoạch phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện mạng lưới giáo dục các cấp. Trong đó có mục tiêu đa dạng hố các loại hình trường học, xây dựng mới các cơ sở giáo dục đại học. Cụ thể:
- Phát triển sự nghiệp giáo dục: Phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài.
- Phát triển sự nghiệp đào tạo: Tăng quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo cao đẳng và đại học một cách hợp lý nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội.
35
Mục tiêu đề ra: Đào tạo có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học phát triển sẽ đạt 31,0% tổng lao động qua đào tạo năm 2015 và đến 2020 đạt 45,1% tổng lực lượng qua đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Để đạt được mục tiêu trên cần phát triển đồng bộ mạng lưới đào tạo dạy nghề. Thời kỳ 2011 - 2015: Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 67 cơ sở dạy nghề đạt chuẩn quy định gồm: 09 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp và 45 cơ sở dạy nghề sơ cấp và bồi dưỡng nghiệp vụ. Tập trung phát triển các trường đại học có chất lượng cao như Đại học Thủ Dầu Một, đại học Việt - Đức, đại học Quốc tế Miền Đông.
Từ những mục tiêu, sứ mệnh đã được đặt ra, tỉnh Bình Dương đang ngày càng phấn đấu để thực hiện các mục tiêu đó. Theo khảo sát tình hình thực tế, hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh Bình Dương hiện nay bao gồm các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cả cơng lập và ngồi cơng lập (tính đến cuối năm 2014) như sau:
- Đại học Bình Dương - Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học kinh tế - kỹ thuật Bình Dương - Đại học quốc tế Miền Đông
- Đại học Việt - Đức
- Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở Bình Dương) - Đại học Thuỷ lợi (cơ sở Bình Dương)
- Trường Sỹ Quan Công Binh - Đại học Ngô Quyền (Quyết định số 1359/QĐ-TTg)
- Cao đẳng y tế Bình Dương
- Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore - Cao đẳng nghề Đồng An
- Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
- Cao đẳng Nghề Đường Sắt (phân hiệu phía Nam) - Trường trung cấp nghề tỉnh Bình Dương
36 - Trường trung cấp nghề Thủ Dầu Một - Trường trung cấp Nông Lâm Nghiệp - Trường trung cấp Kinh tế Tài chính - Trường trung cấp Bách Khoa
- Trường trung cấp nghề Việt - Hàn Bình Dương - Trường trung cấp kinh tế và công nghệ Đông Nam - Trường trung cấp Mỹ thuật Văn hố Bình Dương
Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, các trường không ngừng phấn đấu để cải tạo trường trong tất cả các mặt: Mở rộng mảng đào tạo chuyên ngành, nâng cao trình độ chun mơn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học, nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng công bố thông tin và chất lượng quản lý đào tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động và vận dụng tốt theo chính sách, quy định, quy chế của pháp luật Nhà nước….
Để kiểm tra, giám sát và theo dõi toàn bộ thành quả mà các trường đã thực hiện theo từng năm; các trường cần phải công bố những thông tin, số liệu nhất định về kết quả đào tạo, phương hướng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực mà nhà trường đã thực hiện trong năm. Đồng thời, để công bố thông tin về hiệu quả hoạt động cũng như tình hình tài chính, các trường cần phải lập những báo báo nhất định, trong đó có Báo cáo tài chính nhằm phản ánh tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính kế tốn tại trường. Những thơng tin này vơ cùng quan trọng, góp phần khẳng định hiệu quả hoạt động, năng suất hoạt động và chất lượng hoạt động của trường bên cạnh việc thực hiện các sứ mệnh về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo tiền đề, cơ sở để thực hiện mục tiêu phát triển và mở rộng quy mơ nhà trường.
Chính vì ý nghĩa quan trọng trên của Thơng tin kế tốn mà tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Tuy nhiên, vì thời gian có hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và khảo sát hệ thống sự nghiệp giáo dục đào tạo bậc cao đẳng, đại học công lập mà thôi; bao gồm 03 trường đại học công lập: Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Việt - Đức, Đại học Ngô Quyền và 03 trường cao đẳng: Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore, Cao đẳng Y tế Bình Dương, Cao đẳng Nghề Đường Sắt (phân hiệu phía
37
Nam). Các trường đại học và cao đẳng này là các đơn vị hành chính sự nghiệp, tuân thủ theo chính sách, pháp luật, Luật ngân sách, chế độ kế tốn cơng của Nhà nước; hoạt động bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp toàn bộ hay cấp một phần và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Với những đặc điểm nêu trên của đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán trong các trường có nhiệm vụ thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý và sử dụng nguồn kinh phí và các khoản thu trong đơn vị, phục vụ cho kiểm tra, kiểm sốt tình hình sử dụng và thanh quyết các khoản kinh phí được ngân sách cấp phát cũng như các khoản thu của đơn vị, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả ngân sách của Nhà nước.
2.3.2 Tổng quan về các đề tài có liên quan
2.3.2.1 Bài báo khoa học của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) “Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn” “Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn”
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến các quan điểm, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, cụ thể: