Các chỉ tiêu hoạt động chính của VPBank

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 30)

4.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Thịnh vượng

4.1.3. Các chỉ tiêu hoạt động chính của VPBank

Bảng 4.2 – Bảng kết quả kinh doanh qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

ĐVT: Tỷ đồng Số tiền Số tiền % 10/9 Số tiền % 11/10

Tổng thu nhập 2.432,653 4.167,072 171,30 % 12947 310,70 % Tổng chi phí 2.050,021 3.503,928 170,92 % 11883 339,13 % Lợi nhuận trước

thuế 382,632 663,144

173,31

% 1064

160,45 %

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 của VPBank

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

ĐVT: Tỷ đồng Số tiền % 11/10 Số tiền % 12/11 Số tiền % 13/12

Tổng thu nhập 12947 310,70 % 14171 109,45% 10080 71,13% Tổng chi phí 11883 339,13 % 13318 112,08% 8725 65,51% Lợi nhuận trước

thuế 1064

160,45

% 853 80,17% 1355

158,85 %

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của VPBank

Tổng thu nhập tại ngân hàng vào năm 2010 đạt 4167.072 tỷ đồng đạt 171.3% so với tổng thu nhập năm 2009 tương ứng tăng 1734.419 tỷ đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 thì doanh thu tăng một cách vượt bậc, tăng 310.7% so với năm 2010, nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này có thể do năm 2011 thị trường bất động sản tăng mạnh và cuộc đua lãi suất giữ các ngân hàng thương mại đang ở mức đỉnh điểm. Tuy nhiên sang năm 2012 thì thu nhập của ngân hàng tăng trưởng chậm lại và đạt

nhiều biến cố, tình trạng nợ xấu gia tăng và kéo dài đây cũng là nguyên nhân dẫn đến doanh thu năm 2013 chỉ đạt 71,13% so với năm 2012.

Tổng chí phí hoạt động tại ngân hàng biến động cùng chiều với mức tăng trưởng của doanh thu, chi phí tăng đỉnh điểm vào năm 2011 ở mức 339,13% so với năm 2010 và chi phí giảm ở mức thấp nhất vào năm 2013 ở mức 65,51% so với năm 2012.

Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt được vào năm 2010 là 663,144 tỷ đồng tăng 73,31% so với năm 2009, và mức lợi nhuận này tăng trưởng ở mức khá ổn định qua các năm, vào năm 2011 thì lợi nhuận tăng trưởng đạt mức 160,45 % so với năm 2010. Đặc biệt là vào năm 2013, do kiểm sốt tốt chi phí và quản lý tốt rủi ro nên lợi nhuận của ngân hàng đạt mức tăng trưởng vượt bậc tăng 502 tỷ đồng so với năm 2012. Bên cạnh đó vào năm 2012, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng tăng mạnh nên chi phí trả lãi tăng cao nên lợi nhuận bị sụt giảm, chỉ đạt mức 80,17% so với năm 2011.

Bảng 4.3 - Tình hình huy động vốn của VPBank qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ĐVT:

Tỷ đồng Số tiền Số tiền % 10/9 Số tiền % 11/10

Nguồn vốn huy động 24,444 48,719 199.31% 71059 145.85% Tỷ trọng % 1 1 1 Huy động từ khách hàng 16,490 23,970 145.36% 29412 122.70% Tỷ trọng % 0.67 0.49 0.41 Huy động từ TCTD khác 7,477 13,782 184.33% 25,588 185.66% Tỷ trọng % 0.31 0.28 0.36 Huy động khác 4,78 10,967 224.35% 16,059 146.43% Tỷ trọng % 0.02 0.23 0.23

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 của VPBank

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ĐVT Tỷ đồng Số tiền Số tiền % 12/11 Số tiền % 13/12

Nguồn vốn huy động 71059 95964 135.05% 113537 118.31 % Tỷ trọng % 1 1.00 1 Huy động từ khách hàng 29412 59514 202.35% 83844 140.88 % Tỷ trọng % 0.41 0.62 0.74 Huy động từ TCTD khác 25,588 25,656 100.27% 13,134 51.19% Tỷ trọng % 0.36 0.27 0.12 Huy động khác 16,059 10,794 67.21% 16,559 153.41 % Tỷ trọng % 0.23 0.11 0.15

Tình hình huy động vốn vào năm 2010 tại ngân hàng đạt mức 48719 tỷ đồng, đạt mức 199,31% so với tổng mức huy động vào năm 2009, năm 2011 tổng doanh thu huy động được tăng 145,85% so với năm 2010 (tương ứng tăng từ 48719 tỷ đồng lên mức 71059 tỷ đồng). Mức huy động vốn vào năm 2012 đạt 95964 tỷ đồng tăng 35,05% so với mức huy động vào năm 2011 và năm 2013 tổng số tiền huy động tiếp tục tăng và tăng 18,31% so với năm 2012.

Trong tổng nguồn vốn huy động được thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Vào năm 2010 đạt nức huy động là 23970 tỷ đồng so với năm 2009 tăng 45,36% và mức huy động này tăng đều qua các năm. Đăc biệt vào năm 2012 mức huy động từ khách hàng tăng bằng 202,35% so với mức huy động vào năm 2011, nguyên nhân chủ yế trong giai đoạn này do cuộc đua về lãi suất giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Sang năm 2013 mức huy động này được ngân hàng trì tốt và tăng trưởng đạt 140,88% so với mức huy động vào năm 2012.

Bên cạnh nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng, nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng được bổ sung từ nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác. Mức huy động này vào năm 2010 đạt mức 13,82 tỷ đồng, năm 2009 đạt mức 7,47 tỷ đồng, sang năm 2011 mức huy động này đạt mức 25,588 tỷ đồng tăng 185,66% so với mức huy động vào năm 2010. Năm 2012 mức huy động vốn từ các tổ chức tín dụng đạt 25,656 tỷ đồng xấp xỉ so với mức huy động vào năm 2011 tuy nhiên sang năm 2013 thì mức huy động này giảm xuống còn 51,19% so với năm 2012, nguyên nhân có thể xuất phát từ tình hình khó khăn chung về tín dụng cũng như về kinh tế trong thời gian này.

Ngồi ra tùy theo từng thời điểm thì nguồn vốn của ngân hàng cịn được tài trợ từ những nguồn khác nhau tuy nhiên nguồn này chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu vốn tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này đạt mức thấp nhất vào năm 2009 đạt mức 0,01% và đạt mức cao nhất vào năm 2011 chiếm tỷ trọng 0,23%.

4.1.3.2. Tình hình tài sản

Bảng 4.4 – Bảng phân tích một số chỉ tiêu tài chính tại VPBank năm 2009, 1010, 2011, 2012, 2013.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ĐVT:

Tỷ đồng Số tiền Số tiền % 10/09 Số tiền % 11/10

Tổng tài sản 27543 59807 217.14% 82818 138.48% Huy động vốn từ khách hàng 16490 23970 145.36% 29412 122.70% Dư nợ tín dụng 15813 25324 160.15% 29184 115.24% Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.63% 1.20% 1,82% Vốn điều lệ 2117 4000 188.95% 5050 126.25% Ln trước thuế hợp nhất 383 663 173.11% 1064 160.48%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 của VPBank

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ĐVT: Tỷ đồng Số tiền Số tiền % 12/11 Số tiền % 13/12

Tổng tài sản 82818 102673 123.97% 121264 118.11% Huy động vốn từ khách hàng 29412 59514 202.35% 83844 140.88% Dư nợ tín dụng 29184 36903 126.45% 52474 142.19% Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,82% 2,72% 2,81% Vốn điều lệ 5050 5770 114.26% 6347 110.00% Ln trước thuế hợp nhất 1064 949 89.19% 1355 142.78%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của VPBank

Tổng tài sản của ngân hàng không ngừng tăng trưởng từ năm 2009 đến năm 2013, vào năm 2010 tổng tài sản của ngân hàng đạt mức 59.807 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng là 217,14% so với năm 2009, đây là mức tăng trưởng cao nhất của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2014. Năm 2011 quy mô tổng tài sản của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng đạt mức 82.818 tỷ đồng bằng 138,48% so với tổng tài sản năm 2010. Đến năm 2012 tổng tài sản của ngân hàng tăng trưởng ở mức 123,97% so với năm 2011 tương ứng tăng từ mức 82.818 tỷ đồng lên mức 102.673 tỷ đồng, trong năm 2013 tổng tài sản tiếp tục tăng lên và cán mốc 121.262 tỷ đồng.

Tình hình huy động vốn và hoạt động cho vay tín dụng tại ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2013 là xấp xỉ bằng nhau, với tỷ lệ cho vay cao như thế này thì rủi ro về thanh khoản trong nắn hạn tại ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt là trong năm 2010 dư nợ tín dụng ở mức 25.324 tỷ đồng cao hơn so với số vốn huy động được là 23.970 tỷ đồng, để xảy ra điều này có thể là vào năm 2010 v2 năm 2011 lãi suất cho vay cao, dẫn đến ngân hàng chạy đua nhằm nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên sang năm 2012 thì tỷ lệ dư nợ tín dụng trên mức huy động vốn từ khách hàng đã giảm và nằm trong khả năng có thể chấp nhận được. (36.903 tỷ đồng và 59.514 tỷ đồng) và ngân hàng tiếp tục duy trì khả năng bảo tồn vốn tiếp tục trong năm 2013.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có khuynh hướng tăng cao qua từng năm, tỷ lệ này đạt mức thấp nhất vào năm 2010 đạt mức 1,2% trên tổng dư nợ tín dụng và tỷ lệ này đạt mức cao nhất vào năm 2013 là 2,81% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, từ năm 2011 ngân hàng đã tập trung nhiều vào công tác quản trị rủi ro đến năm 2013 thì ngân hàng vẫn quản lý tốt tỷ lệ này là 2,81%, với tỷ lệ này vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép theo hiệp ước quốc tế Basel 2.

Tuy có sự chuẩn bị tốt nhưng hầu hết những ngân hàng lớn tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng một cách triệt để những tiêu chuẩn chung của quốc tế về quản tri rủi ro trong ngân hàng, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng Việt trên thị trường tài chính quốc tế.

4.2. Hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng VPBank

Trong năm 2013, VPBank đã triển khai thành công một số sáng kiến có tính chiến lược nhằm tăng cường năng lực quản lý rủi ro phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ hiệu quả nhu cầu ngày càng lớn từ các đơn vị kinh doanh.

Để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về việc thực hiện chuẩn Basel II cũng như quản lý rủi ro một cách thận trọng, Hội đồng Quản trị (HĐQT) đã phê duyệt Chiến lược Quản lý Rủi ro 5 năm với sự hỗ trợ của một cơng ty tư vấn quốc tế có uy tín. VPBank đặt mục tiêu thực hiện hiệu quả các phương pháp tiếp cận tiên tiến của Basel II về quản lý rủi ro tín dụng vào năm 2017.

Để hoàn thành sứ mệnh này, VPBank đang triển khai các hoạt động chính sau:

- Triển khai cơ chế phê duyệt tín dụng tập trung.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dữ liệu cho việc xây dựng các phương pháp xếp hạng tín dụng và phân loại rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Xây dựng thêm các thẻ điểm (scorecard) cho các phân khúc khách hàng khác nhau.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng sớm. - Tăng cường hệ thống tái cấu trúc và thu hồi nợ.

- Nâng cao nhận thức về rủi ro không chỉ ở cấp độ hoạt động mà còn ở cấp độ quản lý cao cấp.

4.2.1. Khung Quản lý Rủi ro

VPBank nhận thức được vai trò thiết yếu của năng lực quản lý rủi ro hiệu quả đối với thành công của một ngân hàng được quản lý tốt. Với tầm nhìn trở thành một trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu và một trong 5 NHTMCP hàng đầu Việt Nam vào năm 2017, việc thiết lập một khung quản lý rủi ro mạnh đóng vai trị then chốt trong chiến lược tăng trưởng của Ngân hàng.

Do VPBank có kế hoạch tăng trưởng đáng kể bảng cân đối tài sản, việc ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ địi hỏi Ngân hàng phải xác định, đo lường, tổng hợp và quản lý rủi ro một cách hiệu quả và phân bổ vốn giữa các đơn vị kinh doanh một cách phù hợp.

Một số nguyên tắc cốt lõi của Ngân hàng về quản lý rủi ro:

- VPBank vận hành một mơ hình quản lý rủi ro ba tầng bảo vệ, bao gồm các chức năng thuộc bộ phận bán hàng, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ, trong đó mỗi tầng bảo vệ lại có một loạt các trách nhiệm cụ thể về quản lý và kiểm soát rủi ro.

- HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng về quản lý rủi ro, đồng thời ủy thác việc quản lý hàng ngày cho các ủy ban rủi ro cao cấp chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình hình rủi ro và vốn của các đơn vị kinh doanh.

- HĐQT phê duyệt khẩu vị và chiến lược quản lý rủi ro hàng năm của Ngân hàng dựa trên sự phê duyệt của Ủy ban Quản lý Rủi ro (RCO), Ban Điều hành và Khối Quản trị Rủi ro chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược quản lý rủi ro dựa trên những rủi ro được xác định và phê duyệt.

- Tất cả các loại rủi ro đều được quản lý thơng qua một loạt các quy trình quản lý rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản và rủi ro uy tín.

- Kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) và phân tích kịch bản được sử dụng để đánh giá sức chịu đựng về trạng thái vốn của Ngân hàng trong các điều kiện xấu nhất có thể xảy ra.

- Sử dụng các cơng cụ phân tích, đo lường và giám sát rủi ro phù hợp để đo lường mức độ rủi ro đối với những loại rủi ro khác nhau.

- Cùng với việc thực hiện các yêu cầu của Basel II, một văn hóa quản lý rủi ro mạnh đã được thực hiện triệt để trên toàn tổ chức.

4.2.2. Cấu trúc Quản trị Rủi ro

Trách nhiệm cuối cùng đối với việc thiết lập khẩu vị rủi ro và quản lý rủi ro hiệu quả thuộc về HĐQT.

Theo phân cơng của HĐQT, RCO có trách nhiệm giám sát và đánh giá các rủi ro một cách cẩn trọng, bao gồm các rủi ro về tín dụng, thị trường, vốn, thanh khoản và vận hành. Ủy ban có trách nhiệm đưa ra các quyết định về những chính sách của tồn hàng khơng giới hạn trong các chính sách chiến lược rủi ro, khung kiểm tra sức chịu đựng, chiến lược vốn và các chính sách rủi ro ở mức tổng quan. RCO đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng dựa trên rủi ro chung đã xác định trước và đề xuất các kiến nghị với HĐQT. Ủy ban cũng có trách nhiệm theo dõi và giám sát các hoạt động của các ủy ban liên quan tới rủi ro khác bao gồm Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALCO), Ủy ban Quản trị Rủi ro Hoạt động (ORC), Ủy Ban Tín dụng và Thu hồi nợ (CCC) và Hội đồng Sản phẩm.

ORC nhận báo cáo định kỳ và các đề xuất rủi ro từ các phòng rủi ro chức năng, bao gồm báo cáo về các xu hướng danh mục của Ngân hàng, các chính sách quan trọng, các đề xuất về hạn mức rủi ro, các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng, báo cáo thanh khoản và báo cáo an toàn vốn cũng như báo cáo cập nhật về việc thực hiện chiến lược rủi ro thường niên.

ORC là ủy ban trực thuộc Ban Điều hành, chịu trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động, bao gồm sự tham gia của Ngân hàng vào các hoạt động mới (ví dụ: các sản phẩm, quy trình, hệ thống, mức độ trọng yếu của các sáng kiến thuê ngoài của Ngân

hàng, thực hiện khung đo lường rủi ro hoạt động chính và khung quản lý chống gian lận).

ALCO trực thuộc Ban Điều hành, chịu trách nhiệm quản lý vốn, cấu trúc bảng cân đối, tính thanh khoản, rủi ro ngoại hối và lãi suất.

CCC là ủy ban cấp điều hành chịu trách nhiệm về các vấn đề cụ thể hơn liên quan tới các chính sách tín dụng, chiến lược thu nợ sớm và xử lý nợ muộn. Tuân thủ quy trình rủi ro của Ngân hàng, CCC đưa ra quyết định về các chính sách và quy trình tín dụng, chiến lược thu hồi nợ và thu nợ của ngân hàng. Ủy ban này thường xuyên đánh giá kết quả hoạt động của các danh mục tín dụng và việc thực thi kế hoạch thu hồi nợ sớm và xử lý nợ muộn.

Hội đồng Sản phẩm thuộc Ban Điều hành, chịu trách nhiệm đánh giá đề xuất sản phẩm mới và đưa ra các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền liên quan để đưa

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)