Chức năng của Khối Quản trị Rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 39 - 42)

4.2. Hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng VPBank

4.2.3. Chức năng của Khối Quản trị Rủi ro

Giám đốc Khối Quản trị Rủi ro (CRO) được bổ nhiệm để giám sát các chức năng quản lý rủi ro. CRO là thành viên của Ban Điều hành và có chức năng báo cáo

kép tới Tổng Giám đốc và HĐQT và các ủy ban trực thuộc HĐQT. CRO có trách nhiệm:

- Xây dựng và duy trì các quy trình và hệ thống quản lý rủi ro nhằm xác định, phê duyệt, đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro.

- Đảm bảo Ban Lãnh đạo cấp cao tham gia vào giải quyết các vấn đề rủi ro trọng yếu.

- Xây dựng các quy trình kiểm sốt rủi ro và giảm thiểu rủi ro. - Thực hiện chiến lược khẩu vị rủi ro do HĐQT thiết lập.

Tuân thủ các yêu cầu của Basel và phù hợp với chiến lược của Ngân hàng, cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro đã được điều chỉnh để tạo ra một bộ phận hiệu quả nhằm hỗ trợ Chiến lược tăng trưởng của Ngân hàng trong khi vẫn duy trì rủi ro ở mức độ kiểm sốt được. Các phòng rủi ro chức năng phụ trách các phân khúc KHCN, SME và Khách hàng Doanh nghiệp không những làm việc tận tụy và phối hợp chặt chẽ với các khối kinh doanh tương

ứng, mà còn giám sát kết quả hoạt động của các khối này dựa trên các thông số rủi ro đã xác định trước.

Phòng Chiến lược và Phân tích Rủi ro chịu trách nhiệm thiết lập các chính sách rủi ro toàn ngân hàng và xây dựng các tài liệu về rủi ro. Đơn vị này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các dự án Basel II nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho Ngân hàng tuân thủ đầy đủ Basel II trong những năm tới.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH

VƯƠNG

Trong thời gian tới, để chuẩn bị cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế thì ngân hàng nên thực hiện phương pháp của Basel II, Việc thực hiện Basel II không chỉ giúp tăng cường hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mà còn đem lại nhiều giá trị kinh doanh tốt hơn, hệ thống quản lý hạn mức hiệu quả và phân bổ vốn hợp lý. Bên cạnh đó ngân hàng phải chú trong đến công tác phân loại tài sản có, mức trích dự phịng và sử dụng dự phòng một cách hợp lý nhằm hướng ngân hàng tới mục tiêu lành mạnh hóa hệ thống, tăng trưởng ổn định bền vững. Bên cạnh đó ngân hàng cần chú trọng đến những cơng cụ sau trong q trình hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)