Khung Quản lý Rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 37 - 38)

4.2. Hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng VPBank

4.2.1. Khung Quản lý Rủi ro

VPBank nhận thức được vai trò thiết yếu của năng lực quản lý rủi ro hiệu quả đối với thành công của một ngân hàng được quản lý tốt. Với tầm nhìn trở thành một trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu và một trong 5 NHTMCP hàng đầu Việt Nam vào năm 2017, việc thiết lập một khung quản lý rủi ro mạnh đóng vai trị then chốt trong chiến lược tăng trưởng của Ngân hàng.

Do VPBank có kế hoạch tăng trưởng đáng kể bảng cân đối tài sản, việc ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi Ngân hàng phải xác định, đo lường, tổng hợp và quản lý rủi ro một cách hiệu quả và phân bổ vốn giữa các đơn vị kinh doanh một cách phù hợp.

Một số nguyên tắc cốt lõi của Ngân hàng về quản lý rủi ro:

- VPBank vận hành một mơ hình quản lý rủi ro ba tầng bảo vệ, bao gồm các chức năng thuộc bộ phận bán hàng, quản lý rủi ro và kiểm tốn nội bộ, trong đó mỗi tầng bảo vệ lại có một loạt các trách nhiệm cụ thể về quản lý và kiểm soát rủi ro.

- HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng về quản lý rủi ro, đồng thời ủy thác việc quản lý hàng ngày cho các ủy ban rủi ro cao cấp chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình hình rủi ro và vốn của các đơn vị kinh doanh.

- HĐQT phê duyệt khẩu vị và chiến lược quản lý rủi ro hàng năm của Ngân hàng dựa trên sự phê duyệt của Ủy ban Quản lý Rủi ro (RCO), Ban Điều hành và Khối Quản trị Rủi ro chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược quản lý rủi ro dựa trên những rủi ro được xác định và phê duyệt.

- Tất cả các loại rủi ro đều được quản lý thông qua một loạt các quy trình quản lý rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản và rủi ro uy tín.

- Kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) và phân tích kịch bản được sử dụng để đánh giá sức chịu đựng về trạng thái vốn của Ngân hàng trong các điều kiện xấu nhất có thể xảy ra.

- Sử dụng các công cụ phân tích, đo lường và giám sát rủi ro phù hợp để đo lường mức độ rủi ro đối với những loại rủi ro khác nhau.

- Cùng với việc thực hiện các yêu cầu của Basel II, một văn hóa quản lý rủi ro mạnh đã được thực hiện triệt để trên toàn tổ chức.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)