Cấu trúc Quản trị Rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 38 - 39)

4.2. Hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng VPBank

4.2.2. Cấu trúc Quản trị Rủi ro

Trách nhiệm cuối cùng đối với việc thiết lập khẩu vị rủi ro và quản lý rủi ro hiệu quả thuộc về HĐQT.

Theo phân cơng của HĐQT, RCO có trách nhiệm giám sát và đánh giá các rủi ro một cách cẩn trọng, bao gồm các rủi ro về tín dụng, thị trường, vốn, thanh khoản và vận hành. Ủy ban có trách nhiệm đưa ra các quyết định về những chính sách của tồn hàng khơng giới hạn trong các chính sách chiến lược rủi ro, khung kiểm tra sức chịu đựng, chiến lược vốn và các chính sách rủi ro ở mức tổng quan. RCO đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng dựa trên rủi ro chung đã xác định trước và đề xuất các kiến nghị với HĐQT. Ủy ban cũng có trách nhiệm theo dõi và giám sát các hoạt động của các ủy ban liên quan tới rủi ro khác bao gồm Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALCO), Ủy ban Quản trị Rủi ro Hoạt động (ORC), Ủy Ban Tín dụng và Thu hồi nợ (CCC) và Hội đồng Sản phẩm.

ORC nhận báo cáo định kỳ và các đề xuất rủi ro từ các phòng rủi ro chức năng, bao gồm báo cáo về các xu hướng danh mục của Ngân hàng, các chính sách quan trọng, các đề xuất về hạn mức rủi ro, các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng, báo cáo thanh khoản và báo cáo an toàn vốn cũng như báo cáo cập nhật về việc thực hiện chiến lược rủi ro thường niên.

ORC là ủy ban trực thuộc Ban Điều hành, chịu trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động, bao gồm sự tham gia của Ngân hàng vào các hoạt động mới (ví dụ: các sản phẩm, quy trình, hệ thống, mức độ trọng yếu của các sáng kiến thuê ngoài của Ngân

hàng, thực hiện khung đo lường rủi ro hoạt động chính và khung quản lý chống gian lận).

ALCO trực thuộc Ban Điều hành, chịu trách nhiệm quản lý vốn, cấu trúc bảng cân đối, tính thanh khoản, rủi ro ngoại hối và lãi suất.

CCC là ủy ban cấp điều hành chịu trách nhiệm về các vấn đề cụ thể hơn liên quan tới các chính sách tín dụng, chiến lược thu nợ sớm và xử lý nợ muộn. Tuân thủ quy trình rủi ro của Ngân hàng, CCC đưa ra quyết định về các chính sách và quy trình tín dụng, chiến lược thu hồi nợ và thu nợ của ngân hàng. Ủy ban này thường xuyên đánh giá kết quả hoạt động của các danh mục tín dụng và việc thực thi kế hoạch thu hồi nợ sớm và xử lý nợ muộn.

Hội đồng Sản phẩm thuộc Ban Điều hành, chịu trách nhiệm đánh giá đề xuất sản phẩm mới và đưa ra các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền liên quan để đưa đến quyết định cuối cùng.

Hình 4.2 - Sơ đồ cấu trúc bộ máy quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)