Tình hình tài sản

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 35 - 36)

4.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Thịnh vượng

4.1.3.2. Tình hình tài sản

Bảng 4.4 – Bảng phân tích một số chỉ tiêu tài chính tại VPBank năm 2009, 1010, 2011, 2012, 2013.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ĐVT:

Tỷ đồng Số tiền Số tiền % 10/09 Số tiền % 11/10

Tổng tài sản 27543 59807 217.14% 82818 138.48% Huy động vốn từ khách hàng 16490 23970 145.36% 29412 122.70% Dư nợ tín dụng 15813 25324 160.15% 29184 115.24% Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.63% 1.20% 1,82% Vốn điều lệ 2117 4000 188.95% 5050 126.25% Ln trước thuế hợp nhất 383 663 173.11% 1064 160.48%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 của VPBank

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ĐVT: Tỷ đồng Số tiền Số tiền % 12/11 Số tiền % 13/12

Tổng tài sản 82818 102673 123.97% 121264 118.11% Huy động vốn từ khách hàng 29412 59514 202.35% 83844 140.88% Dư nợ tín dụng 29184 36903 126.45% 52474 142.19% Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,82% 2,72% 2,81% Vốn điều lệ 5050 5770 114.26% 6347 110.00% Ln trước thuế hợp nhất 1064 949 89.19% 1355 142.78%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của VPBank

Tổng tài sản của ngân hàng không ngừng tăng trưởng từ năm 2009 đến năm 2013, vào năm 2010 tổng tài sản của ngân hàng đạt mức 59.807 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng là 217,14% so với năm 2009, đây là mức tăng trưởng cao nhất của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2014. Năm 2011 quy mô tổng tài sản của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng đạt mức 82.818 tỷ đồng bằng 138,48% so với tổng tài sản năm 2010. Đến năm 2012 tổng tài sản của ngân hàng tăng trưởng ở mức 123,97% so với năm 2011 tương ứng tăng từ mức 82.818 tỷ đồng lên mức 102.673 tỷ đồng, trong năm 2013 tổng tài sản tiếp tục tăng lên và cán mốc 121.262 tỷ đồng.

Tình hình huy động vốn và hoạt động cho vay tín dụng tại ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2013 là xấp xỉ bằng nhau, với tỷ lệ cho vay cao như thế này thì rủi ro về thanh khoản trong nắn hạn tại ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt là trong năm 2010 dư nợ tín dụng ở mức 25.324 tỷ đồng cao hơn so với số vốn huy động được là 23.970 tỷ đồng, để xảy ra điều này có thể là vào năm 2010 v2 năm 2011 lãi suất cho vay cao, dẫn đến ngân hàng chạy đua nhằm nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên sang năm 2012 thì tỷ lệ dư nợ tín dụng trên mức huy động vốn từ khách hàng đã giảm và nằm trong khả năng có thể chấp nhận được. (36.903 tỷ đồng và 59.514 tỷ đồng) và ngân hàng tiếp tục duy trì khả năng bảo tồn vốn tiếp tục trong năm 2013.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có khuynh hướng tăng cao qua từng năm, tỷ lệ này đạt mức thấp nhất vào năm 2010 đạt mức 1,2% trên tổng dư nợ tín dụng và tỷ lệ này đạt mức cao nhất vào năm 2013 là 2,81% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, từ năm 2011 ngân hàng đã tập trung nhiều vào công tác quản trị rủi ro đến năm 2013 thì ngân hàng vẫn quản lý tốt tỷ lệ này là 2,81%, với tỷ lệ này vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép theo hiệp ước quốc tế Basel 2.

Tuy có sự chuẩn bị tốt nhưng hầu hết những ngân hàng lớn tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng một cách triệt để những tiêu chuẩn chung của quốc tế về quản tri rủi ro trong ngân hàng, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng Việt trên thị trường tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)