Cơ cấu tổ chức Phòng QLRR vận hành tại SCB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP sài gòn theo hướng áp dụng hiệp ước basel (Trang 57 - 110)

Công việc quản lý rủi ro vận hành chủ yếu tập trung vào:

▪ Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra giám sát để nhằm phát hiện, đánh giá việc tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ của SCB. Việc thực hiện thơng qua 2 hình thức giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Giám sát từ xa thì kiểm tra gián tiếp thơng qua tổng hợp và phân tích các thơng tin về hoạt động nghiệp vụ các đơn vị qua chương trình quản lý trực tuyến corebanking, các tài liệu, báo cáo, các bộ nhân viên các cấp thuộc đối tượng kiểm tra giám sát… Còn kiểm tra tại chỗ, nội dung kiểm tra xác thực hơn qua việc tổ chức các đoàn kiểm tra định kỳ, đột xuất ngay tại nơi làm việc của các đơn vị.

▪ Quản lý, giám sát, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động QLRRVH tại Đơn vị: theo dõi việc thực hiện và chế độ thông tin báo cáo rủi ro vận hành tại các đơn vị.

▪ Thống kê, rà sốt các lỗi RRVH: thống kê các sai sót phát sinh trong quá khứ nhằm xây dựng bổ sung, cập nhật quy định, chính sách cũng như mức độ chấp nhận tổn thất của ngân hàng.

▪ Xây dựng và triển khai các quy trình, quy chế về QLRRVH để đảm bảo an toàn và chất lượng kinh doanh, bao gồm các cơng tác:nhận dạng, phân tích, đo lường và đánh giá, cảnh báo sớm, hệ thống phòng ngừa và giảm nhẹ RRVH.

2.3.2.2. Đánh giá QLRR vận hành tại SCB và khả năng đáp ứng Hiệp ước

Basel

SCB khá chú trọng đến công tác QLRRVH trong hoạt động kinh doanh biểu hiện qua việc đã ban hành tương đối đầy đủ các quy định, hướng dẫn liên quan đến RRVH như quy chế QLRRVH trong hoạt động, quy định về hệ thống kiểm sốt nội bộ, quy trình giám sát tuân thủ và đánh giá nội bộ, quy định về chế độ thông tin báo cáo QLRRVH… Ngồi ra, hệ thống kiểm sốt nội bộ của Ngân hàng cũng khá tốt, các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức được xây dựng phù hợp với QĐ NHNN, của các cơ quan ban ngành và được tổ chức thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, SCB cịn xây dựng được kho dữ liệu rủi ro tồn hàng dựa trên việc ghi chép và theo dõi các sự kiện rủi ro tác nghiệp giúp các đơn vị rút kinh nghiệm, phòng ngừa, tránh xảy ra các sự cố tương tự, góp làm giảm thiểu được rủi ro. Tuy nhiên cơng tác QLRRVH tại SCB chỉ mới dừng lại ở việc thống kê số lỗi phát sinh, phân tích nguồn gốc nguyên nhân của lỗi chứ chưa đưa ra những công thức để tính tốn nhu cầu vốn cần thiết để bù đắp cho các rủi ro đó. Ngồi ra, SCB có xác định được tổn thất qua việc tính tốn tổn thất thực tế của mỗi vụ sai sót hoặc số tiền phải bỏ ra để khắc phục sự cố hay chi phí mua sắm thiết bị do hư hỏng nhưng như thế chưa gọi là “lượng hoá rủi ro tác nghiệp” theo Hiệp ước Basel II.

2.4.Một số thuận lợi và khó khăn khi áp dụng Hiệp ước Basel

2.4.1.Một số thuận lợi trong việc áp dụng Hiệp ước Basel tại SCB

Trước hết có thể thấy một trong những thuận lợi cơ bản của việc áp dụng các Hiệp ước vốn đối với ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và SCB nói riêng là việc NHNN đã từng bước hoàn thiện các văn bản luật theo hướng ngày càng tiếp cận các điều khoản của Basel. Cụ thể, hiện tại các NHTM đang thực thi theo Thơng tư 13/2010/TT-NHNN, đây là văn bản đã hồn chỉnh hơn rất nhiều so với các văn

bản trước. Theo đó, NHNN đã quy định rất cụ thể cách phân loại vốn cấp 1, vốn cấp 2, cũng như cách tính vốn tự có dựa trên những nội dung của Basel.

Riêng đối với SCB có một số thuận lợi sau:

- Thứ nhất, SCB được sự quan tâm của Hội đồng quản trị cũng như Ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc định hướng quản lý rủi ro theo những phương pháp tiên tiến. Gần đây, Ngân hàng đã đưa ra kế hoạch đề xuất việc thuê tư vấn xây dựng khung quản lý tài sản nợ - tài sản có của Ngân hàng (ALM – Assets & Liability Management). Theo chính sách tiếp cận ALM thì việc kiểm tra sức chịu đựng và lên kế hoạch dự phòng cho rủi ro thanh khoản đề cập tới mục tiêu, phạm vi và tần suất thực hiện kiểm tra sức chịu đựng - đây là một nội dung chính thuộc Basel III. Khi SCB tiếp cận cách thức này tức là đã từng bước đẩy nhanh tiến trình áp dụng phương thức quản lý rủi ro tiên tiến của Hiệp ước Basel III.

- Thứ hai, hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của SCB có thành lập hẳn một khối Quản lý rủi ro bao gồm 3 phòng chuyên trách QLRR tín dụng, QLRR thị trường và QLRR vận hành. Bên cạnh đó, cịn có Phịng Hỗ trợ ALCO thuộc trung tâm Quản lý nguồn thực hiện chức năng tham mưu, xây dựng các chính sách quản lý tài sản nợ-tài sản có và tỷ lệ an tồn hoạt động. Phòng này cũng sẽ thường xuyên lập các báo cáo phân tích các rủi ro cũng như tổng hợp đánh giá các rủi ro. Với các phịng ban hỗ trợ cho cơng tác quản lý rủi ro như trên sẽ thuận lợi cho SCB khi cần lập một đội dự án chuyên trách để nghiên cứu sâu về Basel.

- Thứ ba, SCB vẫn đang hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, định

kỳ các đơn vị trong toàn hàng gửi báo cáo đánh giá và hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ. Việc quy định đánh giá lại hệ thống xếp hạng thường xuyên cho thấy SCB chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống đánh giá xếp hạng về khách hàng và việc chỉnh sữa lại hệ thống theo hướng của hiệp ước Basel là xu thế tất yếu sẽ thực hiện sớm.

- Thứ tư, SCB đang đẩy mạnh cơng tác hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng,

corebanking. Đây là tiền đề cho việc bắt đầu xây dựng cơ sở dữ liệu quá khứ về các thơng tin tín dụng nhằm tiến tới thực hiện phương pháp đánh giá tín dụng nội bộ IRB.

- Thứ năm, SCB cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo nghiệp vụ. Đặc biệt

khi NHNN hoặc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo kiến thức về Hiệp ước Basel thì SCB đều tạo điều kiện cho CBNV trong khối QLRR cũng như bộ phận kiểm toán nội bộ tham gia đào tạo. CBNV được trao dồi học hỏi cũng như tiếp cận các nội dung Basel từ sớm sẽ giúp cho quá trình áp dụng Basel về sau tại ngân hàng.

2.4.2.Một số khó khăn trong việc áp dụng Hiệp ước Basel tại SCB

2.4.2.1. Hiệp ước Basel đòi hỏi cao về vốn

Vấn đề trọng tâm trong thoả ước Hiệp ước Basel là ln duy trì một lượng

vốn cần thiết nhằm đảm bảo an tồn trước những rủi ro khơng lường trước được.

Hiện tại, các NHTM CP Việt Nam nói chung và SCB nói riêng chưa đạt yêu cầu về mức vốn theo Hiệp ước Basel, đặc biệt là chất lượng vốn tự có theo Hiệp ước Basel III.

Một trong 4 quy tắc cơ bản giám sát và quản trị ngân hàng của Uỷ ban giám sát Hiệp ước Basel đưa ra là buộc “Các cơ quan quản lý phải yêu cầu các ngân hàng hoạt động với mức vốn cao hơn mức vốn an tồn tối thiểu và phải có khả năng bắt các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu”.

Từ hai điều trên dễ thấy vấn đề cốt lõi nhất ở đây là nguồn vốn. Trong bối

cảnh hiện nay, khi kinh tế trở nên khó khăn cộng với sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng, thì việc tăng vốn ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt là việc gia tăng cho nguồn vốn cấp 1. Đó là chưa kể đến việc gặp phải vấn đề thanh khoản khi khách hàng ồ ạt rút tiền, NH phải cần vốn đáp ứng kịp thời. Do vậy có thể nói khó

50

2.4.2.2. Chi phí cao khi thực hiện Hiệp ước Basel

Từ việc thiếu vốn đáp ứng các tỷ lệ Basel yêu cầu, những khoản chi phí bỏ ra cho việc thực hiện Basel cũng là một vấn đề nan giải không kém, đặc biệt là trong khi nguồn vốn hạn hẹp mà phải chi thêm là một trở ngại lớn. Có thể kể một số khoản chi phí bỏ ra để thực hiện Basel như sau:

Thứ nhất, chi phí trả cổ tức cho việc phát hành thêm cổ phần để đảm bảo vốn cổ phần cấp 1 (Common equity tier 1) phải ln chiếm ít nhất 4.5% tài sản có quy

đổi rủi ro.

Thứ hai, chi phí để nâng cấp hạ tầng CNTT cũng chiếm đáng kể, đặc biệt là

trang bị hệ thống CNTT để đánh giá rủi ro tín dụng, phải xây dựng một mơ hình dữ liệu chính xác, thu thập và lưu trữ một lượng lớn dữ liệu..điều này chỉ thực hiện

được với một hạ tầng CNTT tiên tiến.

Thứ ba, SCB sau hợp nhất với quy mô tài sản lớn, mạng lưới rộng lớn và số lượng nhân sự nhiều đồng nghĩa với việc tốn nhiều chi phí hơn trong các hoạt động, (có thể kể đến trong số đó là chi phí cho hệ thống ngân hàng lỗi corebanking) vì vậy chi phí cho Hiệp ước Basel là một khó khăn lớn thứ hai sau vấn đề về vốn.

2.4.2.3. Hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển

Thứ nhất, hạ tầng CNTT chưa phát triển, về trước mắt và lâu dài đây là một

rào cản lớn đối với việc thực thi Hiệp ước Basel tại các NHTM Việt Nam nói chung và SCB nói riêng. Để dẫn chứng cho nhận định trên, tác giả xin trích lại một vài ý kiến của một số chuyên gia về vấn đề này.

(Chhagla Suleman, 2011) được trích dẫn từ bài viết “Thực thi Basel III, các ngân hàng Việt Nam đáp ứng đến đâu ?” (http://tinnhanhchungkhoan.vn/ ) cho

rằng, để đạt được Basel III đòi hỏi phải đặt ra nhiều cơ chế mới như đầu tư về cơng nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, cơ sở dữ liệu thực sự phát triển trước khi bắt

đầu suy nghĩ về mơ hình tiên tiến để tối ưu hoá vốn của ngân hàng.

Đồng quan điểm trên, trong cùng bài viết (Hendra Tan, 2011) cũng cho rằng,

vào kinh nghiệm của các nước khác trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Hiệp ước

Basel III là giải pháp tối ưu, nhưng nếu hệ thống ngân hàng Việt Nam khơng có yếu tố căn bản về cơ sở hạ tầng thì khơng thể tiếp cận.

Thứ hai, SCB cịn gặp khó khăn là hệ thống ngân hàng lõi Corebanking mới vừa đưa vào vận hành còn chưa hồn thiện. Như đã trình bày ở phần thực trạng, SCB chỉ mới hoàn tất việc triển khai vận hành hệ thống Corebanking trong năm 2012, cần thêm mới, chỉnh sữa các báo cáo trên kho dữ liệu datawarehouse để dần

đưa hệ thống vào vận hành thông suốt. Đây vừa là khó khăn vừa là cơ hội. Khó khăn vì NH sẽ cần phải đầu tư thêm nhân lực cũng như chi phí để hồn thiện hệ thống ngân hàng lõi mới nhưng là cơ hội vì ngay từ bây giờ khi xác định cơng tác QLRR theo chuẩn Hiệp ước Basel thì mọi thứ mới bắt đầu theo định hướng tiếp cận Hiệp ước Basel sẽ dễ hơn là điều chỉnh những cái cũ đã quen nếp trở thành cái mới hoàn toàn. Chẳng hạn nếu từ bây giờ SCB chọn cách tiếp cận IRB để quản trị rủi ro tín dụng thì phân hệ tín dụng sẽ được xây dựng với trường dữ liệu dành nhập cho các phát sinh vay trả nợ của KH, ngay cả khi KH đã tất tốn khoản vay thì dữ liệu về KH vẫn sẽ được lưu trữ hơn 5 năm để phục vụ cho việc tính PD trong tương lai khi KH có nhu cầu vay.

2.4.2.4. Tính phức tạp của nội dung Hiệp ước Basel

Đã có những sự phê bình của các chun gia về tính phức tạp của Basel, phức tạp chủ yếu trong việc sử dụng các mơ hình khá phức tạp và rắc rối để xác định nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết. Sự phức tạp ngày càng tăng có thể thấy qua số lượng các trang của các hiệp ước Basel. Basel I phát hành năm 1988 chỉ 30 trang, sau đó Basel II dài 347 trang và tiếp đến là Basel III dài 616 trang. (Andrew Conford, 2012)

Dựa vào nhận định trên, cụ thể hơn, sau khi nghiên cứu qua một số nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel II thì tác giả nhận thấy:

Các cơng thức tính tốn đặc biệt các cách tính về nhu cầu vốn bù đắp cho rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II khá phức tạp. Chẳng hạn khi tính TSC điều chỉnh rủi ro RWA, phải xác định được tỷ lệ vốn cần thiết K, tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ EAD. Để tính được K, lại phải xác định xác suất vỡ

nợ PD, tỷ trọng tổn thất LGD, kỳ đáo hạn hiệu dụng M, hệ số tương quan R. Tuỳ đặc điểm từng loại TSC rủi ro thì các biến số trên lại có cách tính riêng, chẳng hạn khi tính R, phải xác định xem TSC rủi ro thuộc loại nào vì với tín dụng cầm cố dành cho cá nhân thì R =0.15, tín dụng bán lẻ quay vịng là 0.04, tín dụng bán lẻ khác R = 0.03 x (1-EXP(-35 x PD))/(1-EXP(-35)+0.16 x (1-EXP(-35 x PD))/(1- EXP(-35)…

(Basel Committee on Banking Supervision, June 2006, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, Page 76-77).

Một vấn đề khác là khi vận dụng Hiệp ước Basel, đặc biệt là đối với rủi ro tín dụng phải phân loại được từng loại TSC. Hiệp ước Basel II chia tài sản có ra làm 5 nhóm lớn và trong mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ hơn và đều có đưa ra định nghĩa cho từng loại tài sản. Tuy định nghĩa về mỗi loại đã có nhưng mỗi người đọc sẽ có mỗi cách hiểu khác nhau, chưa kể sự khác nhau theo cách dịch thuật thuật ngữ chuyên ngành. Điều này có thể dẫn đến cùng một tài sản có nhưng kết quả phân loại là khác nhau và kết quả tính tốn nhu cầu vốn khác nhau.

Ngoài ra, việc ứng dụng một mơ hình phức tạp sẽ mang lại đóng góp nhiều hơn, có thể đóng một vai trị như công cụ cảnh báo sụp đổ ngân hàng tuy nhiên những mơ hình như vậy chỉ trở thành công cụ cảnh báo khi lượng thông tin cung cấp cho mơ hình là đủ lớn (Andrew Conford, 2012). Đó cũng là một trong tính phức tạp thể hiện trong Hiệp ước Basel.

2.4.2.5. Thiếu các văn bản của các cơ quan chức năng về việc thực hiện Hiệp

ước Basel.

Có thể thấy mặc dù chủ trương của NHNN là hướng các NHTM đến các chuẩn mực phù hợp thông lệ quốc tế nhưng NHNN vẫn chưa ban hành các quy định nhằm định hướng, hướng dẫn các NHTM trong việc thực hiện Hiệp ước Basel vì vậy việc triển khai Hiệp ước Basel chỉ mới là khẩu hiệu chứ chưa thực tế tác động đến các Ngân hàng.

Thứ nhất, chưa có văn bản triển khai lộ trình thực hiện Hiệp ước Basel. Đó là

triển khai khi nào các Ngân hàng buộc phải thực hiện theo Hiệp ước Basel II, Basel III và phải thực hiện theo những nội dung cụ thể nào của Hiệp ước Basel.

Thứ hai, đi kèm với lộ trình thực hiện phải có các văn bản hướng dẫn thực

hiện cụ thể. Theo hệ thống văn bản NHNN hiện nay thì chỉ có Thơng tư 13 là nêu lên một phần nội dung Hiệp ước Basel II (hệ số CAR), còn Basel III những nội dung như nâng cao chất lượng vốn tự có, các tỷ lệ LCR và NSFR … thì vẫn chưa thấy có văn bản nào hướng dẫn. Vì vậy nếu các NH tự giác thực hiện mà khơng có một khn chuẩn sẽ dẫn đến mỗi ngân hàng làm một kiểu và không thống nhất.

2.4.2.6. Thiếu đội ngũ nhân lực chất lượng cao

Vì Hiệp ước Basel quá phức tạp nên để áp dụng Basel cần phải có đội ngũ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP sài gòn theo hướng áp dụng hiệp ước basel (Trang 57 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w