Nguồn: Báo cáo phân tích cạnh tranh SCB quý 2/2013
2.2.Thực trạng rủi ro tại SCB
Thứ nhất, về thực trạng rủi ro tín dụng
Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tại SCB, tính đến 30/06/13 với tổng dư nợ đạt 93.602 tỷ, thì nợ quá hạn đã chiếm tới 8.566 tỷ đồng, nâng tỷ lệ nợ quá hạn lên đến 9.15%, tỷ lệ nợ xấu 8.48%. Sự tồn tại của khoản nợ quá hạn này sẽ mang đến cho ngân hàng nhiều khó khăn do tốn chi phí nhiều cho việc trích lập dự phịng, tổn thất nguồn vốn do khơng thu được nợ gốc.. từ đó làm giảm lợi nhuận, dẫn đến giảm vốn tự có cấp 1. Đây là một khó khăn lớn trong tiến trình thực hiện Hiệp ước Basel vốn có sự địi hỏi cao về quy mơ và chất lượng của vốn tự có đồng thời nó cũng có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản do thiếu hụt nguồn vốn mà Ngân hàng trước hợp nhất từng gặp phải trước đây.
Như vậy nợ quá hạn là một vấn đề rất đáng lo ngại đối với SCB. Bên cạnh nợ q hạn Ngân hàng cịn có rủi ro tiềm ẩn trong số dư nợ bình thường. Những khoản dư nợ phát sinh mới từ cách đánh giá chưa đúng về khả năng trả nợ của khách hàng cũng như việc cấp hạn mức chưa tương ứng với mức độ rủi ro sẽ tiếp tục dẫn đến rủi ro tín dụng về sau này.
Thứ hai, về thực trạng rủi ro thị trường
Vấn đề rủi ro thị trường thường được quan tâm nhiều nhất là xuất phát từ rủi ro lãi suất. Từ sau hợp nhất thời điểm đầu năm 2012, thực hiện theo Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tiền gửi tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm, SCB đã ra nhiều sản phẩm với kỳ hạn dài, đặc biệt hình thức huy động kỳ hạn 18 tháng lãi suất 14%/năm đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi trong thời kỳ này. Lãi suất cho vay bắt đầu có chiều hướng giảm. Đến cuối năm 2012 khi Thông tư 32/2012/TT- NHNN ban hành kéo lãi suất tối đa về còn 8%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng thì lãi suất cho vay theo đó lại giảm xuống. Theo xu hướng chung SCB cũng phải hạ mức lãi suất cho vay xuống, tuy nhiên chính điều này dẫn đến rủi ro chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra đầu vào khi Ngân hàng đã huy động kỳ hạn dài với lãi suất cố định trong khi lãi suất cho vay giảm. Sự biến động về lãi suất này đã làm chi phí vốn trở nên cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn và nếu khơng có biện pháp theo dõi quản lý rủi ro lãi suất chặt chẽ, tổn thất mà Ngân hàng phải chịu sẽ là rất lớn.
Thứ ba, về thực trạng rủi ro vận hành
Theo các báo cáo rủi ro vận hành thì hiện nay trong các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày, một số lỗi thường gặp như sau:
+ Về nghiệp vụ kế tốn: những sai sót thường gặp vẫn là việc tính lãi tiền gửi khách hàng chưa đúng do, hạch tốn sai tài khoản,…do cán bộ nhân viên chủ quan, cẩu thả trong quá trình tác nghiệp cùng với sự lơi lỏng trong khâu kiểm soát.
+ Về nghiệp vụ ngân hàng điện tử: tương đối nhiều giao dịch khách hàng không nhận được tiền, nhưng tài khoản bị trừ tiền và ngược lại; hệ thống ebanking bị lỗi khách hàng không truy cập được vào hệ thống , hoặc tình trạng hệ thống corebanking khơng kiểm sốt được khi khách hàng rút tiền vượt số dư trong tài khoản..
+ Về nghiệp vụ ngân quỹ: tại các chi nhánh xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu quỹ tiền mặt không rõ nguyên nhân ..
+ Về cơng nghệ thơng tin: chương trình corebanking bị lỗi nên không thể in chứng từ giao dịch trực tiếp với khách hàng; hệ thống thiếu kiểm soát đối với một số giao dịch vượt hạn mức, ổ cứng lưu trữ dữ liệu bị hỏng…
+ Về cơng tác hành chính, nhân sự: các phát sinh do hư hỏng, lỗi thiết bị, đường dây điện thoại bị đứt … hay trường hợp cán bộ nhân viên tự ý nghỉ phép khi chưa được phê duyệt…
Như vậy, với thực trạng trên đã cho thấy rủi ro vận hành ở SCB là khá đa dạng và sẽ gây ra tổn thất về vật chất cũng như uy tín của ngân hàng. Ngồi những sự cố bất ngờ, khách quan mà con người không kiểm sốt được thì ngun nhân lỗi rủi ro vận hành ở trên còn bắt nguồn từ sự thiếu cẩn trọng khi thao tác nghiệp vụ của nhân viên, sự lơi lỏng trong khâu kiểm sốt, sự thiếu ý thức, thiếu trình độ chuyên môn khi tác nghiệp.
Với những thực trạng rủi ro nêu trên cho thấy SCB cần sớm đưa ra một phương thức QLRR hiện đại và tiên tiến hơn nhằm mục đích nhận diện, đo lường, giám sát và hạn chế tối đa tổn thất do rủi ro gây ra nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng được an toàn và hiệu quả.
2.3. Thực trạng QLRR tại SCB và đánh giá khả năng đáp ứng Hiệp ước
Basel
SCB ln nhận thức cơng tác QLRR chiếm một vị trí khá quan trọng, là một trong những nội dung thuộc các nhóm giải pháp cần ưu tiên thực hiện hàng đầu
trong cơ cấu tổ chức vì vậy từ sớm đã thành lập các phịng QLRR tín dụng, QLRR thị trường, QLRR tác nghiệp để chuyên trách QLRR cho từng mảng. Phần sau sẽ trình bày thực trạng cơng tác QLRR ở từng mảng.
2.3.1.Thực trạng QLRR tín dụng tại SCB và khả năng đáp ứng Hiệp ước Basel
2.3.1.1.Đặc điểm QLRR tín dụng tại SCB
Hiện nay đối với các NHTM nói chung và SCB nói riêng, tín dụng là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu, và cũng là hoạt động mang lại rủi ro tổn thất nhiều, cần được quan tâm nhiều nhất. Có thể nêu lên vài đặc điểm trong cơng tác quản lý rủi ro tại SCB như sau:
Thứ nhất, tại SCB chức năng quản lý rủi ro thực hiện tách bạch với chức năng thực hiện thủ tục cho vay và do Phịng QLRR tín dụng đặt tại Hội sở thực hiện, chủ yếu là:
▪ Theo dõi chất lượng tín dụng trên tồn hàng, việc phân loại nợ, tình hình phát sinh, nguyên nhân tăng/giảm nợ quá hạn…
▪ Quản lý danh mục tín dụng tại từng chi nhánh: theo dõi doanh số cho vay, thu nợ, trong đó phân loại cụ thể theo quy mô khoản vay, đối tượng cấp tín dụng, kỳ hạn, loại tiền, ngành nghề lĩnh vực cho vay, đảm bảo dư nợ của từng tiêu chí khơng được vượt q quy định trong danh mục.
▪ Theo dõi và quản lý các giới hạn an tồn trong hoạt động tín dụng để kịp thời đưa ra cảnh báo về các rủi ro có thể xảy ra.
▪ Xây dựng cơ chế phê duyệt, đưa ra hạn mức phê duyệt đối với từng cấp lãnh đạo
▪ Theo dõi, đánh giá việc thực hiện cơ cấu, các giới hạn, hạn mức của danh mục tín dụng, danh mục đầu tư để đưa ra những cảnh báo phù hợp
Tại chi nhánh bộ phận kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ vay, phân tích, thẩm định và đề xuất cấp tín dụng. Nếu khoản vay vượt hạn mức phê duyệt thì trình về Phòng
tái thẩm định tại Hội sở để cùng phối hợp thẩm định, đánh giá khách hàng và trình duyệt lên cấp có thẩm quyền. Sau đó CN thực hiện các thủ tục lập hợp đồng tín dụng, hồn tất thủ tục pháp lý đảm bảo tiền vay/giải chấp tài sản đảm bảo, thực hiện giải ngân, thu nợ…
Thứ hai, SCB đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng trên tồn chi nhánh. Các chi nhánh nhập thông tin cần thiết về khách hàng vay vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để cho ra kết quả xếp hạng, đánh giá về khách hàng từ đó áp vào khung quy định mức tín dụng Hội sở ban hành để đưa ra hạn mức tín dụng cấp cho mỗi khách hàng.
Theo hệ thống xếp hạng này thì có 3 quy trình riêng cho 3 nhóm đối tượng: Tổ chức kinh tế, cá nhân-hộ kinh doanh và các định chế tài chính.
✓ Nhóm KH là tổ chức kinh tế đánh giá yếu tố tài chính doanh nghiệp dựa vào định lượng và định tính trong 2 phần tài chính và phi tài chính như phân tích các chỉ tiêu trên số liệu BCTC năm gần nhất, nhóm chỉ tiêu đánh giá thanh khoản, đòn cân nợ, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nghề hoạt động…
✓ Nhóm KH cá nhân chia ra 2 nhóm nhỏ cho vay kinh doanh và tiêu dùng, đánh giá qua việc xem xét các chỉ tiêu nhân thân, khả năng trả nợ, phương án kinh doanh, chất lượng tài sản đảm bảo…
✓ Nhóm định chế tài chính (Ngân hàng, Cty cho thuê tài chính, Cty tài chính và Cty chứng khốn) Xếp hạng dựa trên việc xếp loại (tài chính và phi tài chính) và đánh giá quan hệ của định chế tài chính với Ngân hàng.
Chi tiết xem tại Phụ lục 7: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại SCB.
Thứ ba, các quy định về chính sách tín dụng cho từng thời kỳ, quy chế-quy
trình cho vay, quy chế QLRR tín dụng, quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, quy trình giám sát sử dụng vốn vay, ….đã được ban hành đầy đủ nhằm chuẩn
40
hố việc thực hiện quy trình tín dụng cũng như cơng tác quản lý rủi ro tín dụng và thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
2.3.1.2. Đánh giá QLRR tín dụng tại SCB và khả năng đáp ứng Hiệp ước
Basel
Thứ nhất, đảm bảo được tính độc lập giữa chức năng quản lý rủi ro và bộ
phận thực hiện nghiệp vụ. Như đã trình bày, có thể thấy SCB đã tuân thủ thông lệ quốc tế theo khuyến cáo của Uỷ ban Basel là chức năng quản lý rủi ro tín dụng được giao cho một Phòng độc lập tại Hội sở, tách bạch với bộ phận kinh doanh tại chi nhánh.
Thứ hai, các quy định, chính sách tín dụng được ban hành tương đối đầy đủ
giúp các đơn vị chuẩn hố quy trình tín dụng; các chốt kiểm sốt rủi ro cho việc xét duyệt, thẩm định hoặc vượt quá thẩm quyền được cài đặt ngay trong quy trình cấp tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.
Thứ ba, về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:
✓ Hệ thống SCB đang áp dụng chưa thể ước lượng được các chỉ tiêu như xác suất vỡ nợ (Probability of Default - PD) cho mỗi mức XHTD của khách hàng, các tham số tổn thất vỡ nợ (Loss Given at Default - LGD), rủi ro vỡ nợ (Exposure at Default - EAD)…
✓ Hệ thống XHTD chưa chuẩn theo Hiệp ước Basel. Hiện tại SCB xếp hạng khách hàng dựa trên phân tích cả yếu tố định tính, định lượng đánh giá được mức độ rủi ro của khoản tín dụng nhưng chủ yếu để xác định hạn mức cấp chứ chưa dùng để quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel. Nguyên nhân là do hệ thống này chưa đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của Hiệp ước Basel. Chẳng hạn, có thể thấy nếu theo phương pháp IRB thì Hiệp ước Basel dựa trên dữ liệu lịch sử của khách hàng. Khi tính biến số xác suất khơng trả được nợ PD thì NH sẽ phải sử dụng số liệu dư nợ KH trong vịng ít nhất là 5 năm trước đó (dữ liệu thống kê lịch sử), các nhóm dữ liệu tài chính, phi tài chính, dữ liệu mang tính cảnh báo để nhập vào mơ hình kinh tế lượng định sẵn: mơ hình tuyến tính, mơ hình probit… được xây
dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Trong khi đó đối với SCB nói riêng và đa số các NHTM Việt nam hiện nay thì hệ thống XHTD nội bộ “xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mơ hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng nội bộ tín dụng mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hố rủi ro, hỗ trợ Ngân hàng tính tốn chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn u cầu tối thiểu bù đắp rủi ro…” (Phạm Huy Hùng, “Xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” ). Ngoài ra, hệ thống XHTD nội bộ hiện tại khi xếp hạng một DN chủ yếu phân tích, tính tốn các chỉ tiêu dựa trên báo cáo tài chính của năm gần nhất. Dữ liệu này khơng mang tính lịch sử, hơn nữa ở Việt Nam đến 90% là DN vừa và nhỏ, nhiều DN có thơng tin phản ánh trên BCTC khơng chính xác vì các mục đích che đậy thơng tin, trốn thuế…. Vì thế số liệu trên sổ sách kế tốn khơng phản ánh thực kết quả sản xuất kinh doanh của những DN này. (Phạm Huy Hùng – trang 3). Điều đó làm cho kết quả xếp hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại SCB chưa đáng tin cậy vì dữ liệu đầu vào chưa có hoặc chưa chính xác, và thiếu mơ hình kinh tế lượng xử lý dữ liệu.
✓ Hệ thống XHTD nội bộ chưa hoàn thiện, việc thực hiện của các đơn vị trên toàn hàng chưa có sự thống nhất. Hội sở đã phải thường xun rà sốt cơng tác báo cáo chấm điểm và xếp hạng tín dụng của các chi nhánh và hiện đang thành lập đội dự án nâng cấp phần mềm này với sự tham gia của các phòng quản lý rủi ro và các phịng ban nghiệp vụ có liên quan để hồn thiện hệ thống đánh giá.
Ð Như vậy, nhìn chung tuy SCB có xây dựng hệ thống XHTD nội bộ nhưng về cơ bản là chưa đáp ứng được theo yêu cầu của Hiệp ước Basel II theo
2.3.2. Thực trạng QLRR thị trường tại SCB và khả năng đáp ứng Hiệp ước Basel
2.3.2.1.Đặc điểm QLRR thị trường tại SCB
❖ Đối với rủi ro lãi suất
Hiện nay, ngân hàng quản lý tài sản nợ, tài sản có để bảo vệ lợi nhuận tránh rủi ro lãi suất thông qua các phương thức:
Thứ nhất, đo lường rủi ro lãi suất tác động đến thu nhập SCB thơng qua:
▪ Đo lường mức độ an tồn của lợi nhuận: Đo lường mức độ an toàn của lợi nhuận từ lãi qua mơ hình tính tốn chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra – đầu vào hiện tại và dự báo chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra – đầu vào cho tương lai trên cơ sở đưa ra những kịch bản thị trường SCB sẽ gặp phải.
▪ Đo lường mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đến thu nhập bằng mơ hình tái định giá qua việc xác định chênh lệch giữa số dư TSC nhạy cảm LS và số dư TSN nhạy cảm LS (độ lệch tái định giá) trong một khoảng thời gian nào đó.
Độ lệch tái định giá = TSC nhạy cảm LS – TSN nhạy cảm LS (2.1)
Trong đó:
Tài sản có tái định giá bao gồm:
✓ Các khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại các TCTD khác.
✓ Các khoản đầu tư chứng khoán nợ.
✓ Các khoản cho vay (nợ đủ tiêu chuẩn) và các khoản tương tự cho vay.
✓ Các khoản repo.
Tài sản nợ tái định giá bao gồm:
✓ Tiền nhận gửi không kỳ hạn từ các TCTD khác.
✓ Các khoản vay NHNN.
✓ Các khoản vay/nhận tiền gửi có kỳ hạn từ các TCTD khác.
✓ Tiền gửi/tiết kiệm có kỳ hạn của TCKT và dân cư.
✓ Giấy tờ có giá do SCB phát hành.
Xác định mức ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập từ lãi thông qua công thức:
(2.2)
Mức thay đổi thu nhập từ lãi = Độ lệch tái định giá * Mức thay đổi lãi suất.