Nghị giao kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 51 - 52)

- Về chế độ chịu trách nhiệm: Các thành viên của Công ty chịu trách nhiệm về các

3.2.1. nghị giao kết hợp đồng.

Giao kết hợp đồng kinh doanh, thương mại là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.

Luật Thương mại 2005 khơng quy định về hình thức của đề nghị hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, song có thể dựa vào quy định về hình thức của hợp đồng (Điều 24 Luật Thương mại) để xác định hình thức của đề nghị hợp đồng, theo đó đề nghị hợp đồng có thể được thể hiên bằng vàn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này.

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực pháp luật trong các trường hơp: - Bên nhận được đề nghi trả lời không chấp nhận;

- Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

- Thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; - Thơng báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

- Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại giao kết hợp đồng trong các trường hợp:

- Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

52

- Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thơng báo cho bên được đề nghị và thơng báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Đề nghị hợp đồng được gửi đến cho một hay nhiều chủ thể xác định. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng thông thường được bên đề nghị ấn định. Trường hợp bên đề nghị khơng ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.

Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là:

- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú (bên được đề nghị là cá nhân) hoặc trụ sở của bên được đề nghị (trường hợp bên được đề nghị là pháp nhân);

- Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

- Bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)