79h) Tư vấn, kỹ thuật;

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 79 - 83)

- Về chế độ chịu trách nhiệm: Các thành viên của Công ty chịu trách nhiệm về các

79h) Tư vấn, kỹ thuật;

h) Tư vấn, kỹ thuật;

i) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Tuy nhiên, những tranh chấp nói trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

* Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

* Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao:

– Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tiến hành phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

– Tòa kinh tế thuộc Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới.

4.3.1.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ.

Theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự (2015), Tồ án có thẩm quyền sơ thẩm tranh chấp về kinh doanh, thương mại là toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức).

Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tịa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

80

Ngồi ra, Bộ luật tố tụng dân sự (2015) cũng cho phép đương sự có quyền thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức) giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Nội dung pháp lý này là một điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự (2004) và tiếp tục được ghi nhận tại Bộ luật tố tụng dan sự (2015).

Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự (2004) có hiệu lực pháp luật, pháp luật của Việt Nam không cho phép các đương sự có quyền thỏa thuận chọn tồ án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ tranh chấp. Thẩm quyền của tòa đã được pháp luật phân định theo những tiêu chí nhất định mà các đương sự không được quyền thỏa thuận chọn tồ án, chỉ có ngun đơn mới có quyền chọn tồ án trong những trường hợp được pháp luật quy định. Việc cho phép các đương sự được thỏa thuận chọn toà án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ tranh chấp là xuất phát từ quan điểm tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.

4.3.1.4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Để thuận lợi nhất cho nguyên đơn trong việc giải quyết vụ tranh chấp cũng như xác định thẩm quyền của Toà án cụ thể, trong những trường hợp nhất định, pháp luật dành cho nguyên đơn được quyền chọn Toà án để giải quyết vụ tranh chấp.

Theo Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự (2015), nguyên đơn được chọn Toà án để giải quyết vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại trong những trường hợp sau:

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; - Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

- Nếu bị đơn khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

81

- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì ngun đơn có thể u cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể u cầu Tịa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thƣơng mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

4.3.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh tại tịa án.

- Ngun tắc tơn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự - Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

- Nguyên tắc tồ án khơng tiến hành điều tra mà chỉ xác minh, thu nhập chứng cứ - Nguyên tắc hoà giải

- Nguyên tắc giải quyết vụ án kinh tế nhanh chóng kịp thời - Nguyên tắc xét xử công khai

4.3.3. Thủ tục giải quyết vụ án.

Bƣớc 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại tại

TAND cấp quận/huyện nơi bị đơn là cá nhân cư trú hoặc tổ chức có trụ sở làm việc ;

Bƣớc 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ

hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn.

Bƣớc 3: Căn cứ thơng báo của Tịa án đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục

thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tịa án;

Bƣớc 4: Tịa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục Tố tụng dân sự và

82

4.3.3.1. Khởi kiện, thụ lý.

Nội dung đơn khởi kiện.

Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; Tên Toà án nhận đơn khởi kiện; Tên, địa chỉ của người khởi kiện; Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; Tên, địa chỉ của người bị kiện; Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;Các thơng tin khác

mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án; Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện (Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

- Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tịa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tịa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tịa án phải gửi thơng báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tịa án phải thơng báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có).

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật TTDS 2015;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền và thơng báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

83

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

- Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có).

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)