Hỗ trợ và giám sát tƣ pháp đối với trọng tài thƣơng mại

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 72 - 73)

- Về chế độ chịu trách nhiệm: Các thành viên của Công ty chịu trách nhiệm về các

4.2.6. Hỗ trợ và giám sát tƣ pháp đối với trọng tài thƣơng mại

Hỗ trợ và giám sát tư pháp đối với trọng tài thương mại thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

- Tòa án giúp các bên tranh chấp trong việc lựa chọn trọng tài viên (trong hình thức trọng tài vụ việc) nếu các bên không tự lựa chọn được trọng tài viên của mình hoặc nếu một trong các bên không tiến hành lựa chọn trong thời hạn pháp luật quy định. Đồng thời, tịa án có thể ra quyết định thay đổi trọng tài viên mà các bên cũng như hội đồng trọng tài đã được thành lập nhưng không quyết định được.

- Tịa án có thể xem xét lại quyết định về thẩm quyền của trọng tài thương mại. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài phải xem xét để ra quyết định về thẩm quyền của trọng tài trong trường hợp một bên tranh chấp có khiếu nại. Nếu một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định về thẩm quyền của trọng tài thì bên đó có quyền u cầu tịa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài đã ra quyết định xem xét lại quyết định này. Quyết định của tòa án về việc xem xét lại thẩm quyền của trọng tài là quyết định cuối cùng.

- Tòa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài thụ lý giải quyết vụ tranh chấp có thể áp dụng một hoăc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên tranh chấp trong tố tụng trọng tài. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng gồm:

73

+ Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu hủy;

+ Kê biên tài sản tranh chấp;

+ Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp

+ Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp; + Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ + Phong tỏa tài sản tại ngân hàng.

Bên có đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có bằng chứng chứng minh việc áp dụng các biện pháp đó là cần thiết và phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khơng đúng và gây thiệt hại thì phải bồi thường

- Tịa án xem xét, quyết định hủy hoặc khơng hủy quyết định của trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hủy quyết định trọng tài trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của trọng tài. Yêu cầu hủy quyết định của trọng tài được gửi cho tòa án cấp tỉnh, nơi hội đồng trọng tài ra quyết định. Tòa án ra quyết định hủy quyết định của trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng hội đồng trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Khơng có thỏa thuận trọng tài + Thỏa thuận trọng tài vô hiệu

+ Thành phần hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên;

+ Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài

+ Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết tranh chấp có trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên;

+ Quyết định của trọng tài trái với lợi ích cơng cộng của Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nếu khơng có bên nào u cầu hủy quyết định của trọng tài hoặc có yêu cầu hủy nhưng tịa án ra quyết định khơng hủy quyết định của trọng tài thì quyết định của trọng tài có hiệu lực pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thi hành.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)