- Về chế độ chịu trách nhiệm: Các thành viên của Công ty chịu trách nhiệm về các
3.5.5.2. Các trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm:
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Chƣơng 4. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH. 4.1.KHÁI NIỆM TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH.
4.1.1. Khái niệm
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Như vậy, tranh chấp thương mại phải hội đủ các yếu tố sau đây:
- Thứ nhất, chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là các thương nhân. Quan hệ thương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên chủ thể khơng phải là thương nhân. Vì vậy, một tranh chấp chỉ được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngồi thương nhân, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại.
- Thứ hai, căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên giả định có vi phạm hợp đồng và xâm hại đến lợi ích hợp pháp của các bên. Cũng cần lưu ý, có thể có những vi phạm xâm hại tới lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp
- Thứ ba, nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là
62
quan hệ tài sản, vì vậy nội dung tranh chấp thương mại thường liên quan trực tiếp với những lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ thương mại.
Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân (cá nhân kinh doanh, tổ chức kinh doanh) với nhau. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại, như: tranh chấp giữa công ty và thành viên của công ty; giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến thành lập, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty hay tranh chấp về giao dịch giữa một bên khơng nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật thương mại.
4.1.2. Đặc điểm.
- Tranh chấp thương mại trước hết là mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
- Mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động thương mại - Mâu thuẫn phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân
Ngồi thương nhân, có 1 số chủ thể khơng phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại. như: tranh chấp giữa công ty và thành viên của công ty; tranh chấp về giao dịch giữa một bên khơng nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không nhằm mục đích sinh lợi chọn áp dụng Luật Thương mại (2005)…
4.1.3.Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh