Tăng trưởng thu nhập qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 37)

THU NHẬP NGOÀI LÃI THU NHẬP LÃI THUẦN 10000 8000 6000 4000 2000 0 -2000 2009 2010 2011 2012

Hình 2.1. Biểu đồ tăng trưởng thu nhập của ACB qua các năm

Năm 2012 chi phí hoạt động của ACB tăng mạnh, lên hơn 4.200 tỷ đồng là do đầu tư cho kế hoạch tăng trưởng mạng lưới hoạt động và nhân sự dự phòng. Nếu loại bỏ yếu tố bất thường – lỗ kinh doanh vàng và ngoại hối – thì tỷ lệ chi phí/ thu nhập của ACB chỉ ở mức 55,5%. Theo kế hoạch năm 2013, chi phí hoạt động của ACB sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, và đưa về mức trước khủng hoảng với tỷ lệ chi phí/thu nhập dự kiến 45%.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chi phí/thu nhập (%) 36,6 39,3 41,2 73,2

Chi phí ( tỷ đồng ) 1.809 2.161 3.147 4.271

“Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2009 - 2012”

Bảng 2.3. Hiệu quả kiểm sốt chi phí qua các năm

CHI PHÍ/THU NHẬP % 80 70 60 50 40 30 20 10 0 2009 2010 2011 2012

Hình 2.2. Biểu đổ Chi phí/ thu nhập của ACB qua các năm

Về hiệu quả kinh doanh, kết thúc năm 2012, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROEtt ) và trên tổng tài sản bình quân ( ROAtt ) của ACB lần lượt là 8,5% và 05% thấp nhất từ trước đến nay. Kết quả thể hiện qua số liệu của các năm như sau

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ROE 31,76% 28,91% 36,02% 8,50%

ROA 2,08% 1,66% 1,73% 0,50%

“Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2009 - 2012”

Bảng 2.4. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu bình qn

40.00 35.00 30.00 25.00 20.00 15.00 10.00 5.00 0.00 2009 2010 2011 2012

Hình 2.3. Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu bình qn

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ đủ tiêu chuẩn 99,01 99,42 98,80 92,35

Nợ cần chú ý 0,58 0,24 0,31 5,19

Nợ xấu 0,41 0,34 0,88 2,46

“Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2009 - 2012”

Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ xấuTỶ LỆ NỢ XẤU TỶ LỆ NỢ XẤU 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 2009 2010 2011 2012 Hình 2.4. Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu

Nhìn chung, với những khó khăn mà ACB đã phải trải qua trong năm 2012, từng bước khắc phục và khôi phục lại sự tăng trưởng là một bài tốn khó đối với ban lãnh đạo ACB.

2.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của ACB

2.3.1.Các yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô

2.3.1.1.Yếu tố kinh tế

Đã bốn năm qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bùng phát, song kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi chật vật. Châu Âu loay hoay tìm lối thốt khỏi cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng ba năm qua, kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng ì ạch. Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng khá nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil đều không giữ vững được phong độ. Kinh tế thế giới năm 2012 trải qua rất nhiều nốt trầm và bị hạ mức dự báo tăng trưởng nhiều lần trong năm. Trong báo cáo tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 công bố ngày 18/12/2012, Liên hợp quốc ( LHQ ) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2012, thấp hơn so với mức dự báo 2,5% hồi tháng 06/2012 và tiếp tục tăng trưởng dưới tiềm năng với mức 2,4% năm 2013 và 3,2% năm 2014.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm, nền kinh tế Việt Nam cũng trãi qua nhiều khó khăn. Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính đã để lại những hậu quả nặng nề, chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả đầu tư kém, tăng trưởng tín dụng cao, nhập siêu q mức an tồn, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ, lạm phát tăng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Việt Nam chỉ đạt 5.03%, mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Tuy nhiên, việc đạt mức tăng trưởng này vẫn đáng được ghi nhận nhất là so với nhiều nước đang phát triển và trong khu vực. Vốn đầu tư xã hội vẫn chiếm tỷ trọng cao, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2011. Thương mại quốc tế có chuyển biến mới, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5%; tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3%. Nước ta trở thành nền kinh tế có độ mở cao. Lạm phát leo thang, thâm hụt thương mại hàng hoá và cán cân vãng lai lớn, thanh khoản của hệ thống ngân

hàng giảm mạnh, chất lượng tín dụng suy giảm, rủi ro hệ thống tài chính ngân hàng tăng. Doanh nghiệp phải thu hẹp quy mơ sản xuất, cắt giảm lao động. Thất nghiệp tăng, thu nhập giảm.

Nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2013 tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Các chỉ số kinh tế đều tăng trưởng chậm, thậm chí chỉ số sụt giảm mạnh. GDP 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3,9%, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm, song trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thối, nhiều nước tăng trưởng âm thì đây cũng là một kết quả khá tích cực. Kim ngạch xuất khẩu 06 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 27,6 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu đạt 29,7 tỷ USD, giảm 34,1% so với cùng kỳ 2012. Suy giảm kinh tế khiến luồng vốn FDI vào Việt Nam sụt giảm mạnh. Thu hút FDI từ đầu năm đến cuối quý II/2013 ước đạt 8,9 tỷ USD, giảm tới 77,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong bối cảnh kinh tế suy thối, chính sách tiền tệ nới lỏng áp dụng từ cuối năm 2012 tiếp tục được duy trì trong nửa đầu năm 2013 đã phát huy tác dụng giúp ổn định hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Lãi suất cơ bản được NHNN duy trì ổn định ở mức thấp 7% từ đầu năm cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất trị giá 17.000 tỷ đồng của NHNN đã góp phần đảm bảo ln chuyển tín dụng trong nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng từ chỗ hầu như khơng tăng trưởng trong 02 tháng đầu năm đã tăng trở lại trong những tháng quý II. Đến cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng ở mức 12%. Trong khi đó tăng trưởng huy động vốn chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng đã gây sức ép lên lãi suất đầu vào của các ngân hàng. Đến cuối tháng 5/2013, lãi suất huy động VND bình quân của các NHTM ở mức 7.5%/năm, cá biệt có những ngân hàng tăng lãi suất huy động sát với mức trần lãi suất cho vay do sức ép về nhu cầu vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng. Thu hẹp giữa lãi suất đầu ra và đầu vào sẽ ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Xét về cung tiền, việc nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách hỗ trợ lãi suất đã làm cho tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng nhanh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm tốc độ tăng cung tiền (16%) đã vượt tốc độ tăng GDP (12,4% - tính theo giá thực tế) – dấu hiệu không tốt của nền kinh tế, vì thơng

thường, tốc độ tăng cung tiền đi sát hoặc thấp hơn tốc độ tăng GDP.

Thị trường ngoại hối 06 tháng đầu năm có những diễn biến căng thẳng về cung – cầu ngoại tệ, do: Áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ; Tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND và việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh nghiệp không muốn vay ngoại tệ mà chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ. Để tăng nguồn cung và ổn định thị trường ngoại tệ, NHNN đã triển khai một số giải pháp: Mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các NHTM từ +3% lên +5%; yêu cầu các NHTMNN giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ. Để đối phó với đà suy giảm kinh tế, ngay từ cuối năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 05 nhóm giải pháp, gói kích cầu giai đoạn 1 trị giá 1 tỷ USD và tiếp theo là cơng bố chi tiết về “gói kích cầu 8 tỷ USD” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các giải pháp này đã phát huy hiệu quả trong những tháng đầu năm nay, giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn và bước đầu đã có những tín hiệu phục hồi.

2.3.1.2.Yếu tố chính trị, pháp luật và chính sách của Nhà nước

Ngành ngân hàng là ngành hoạt động nhạy cảm với yếu tố chính trị. Sự ổn định về chính trị giúp các ngân hàng Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định. Trong khi tình hình thế giới năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 có những chuyển biến phức tạp thì Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia có tình hình an ninh - chính trị ổn định, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hịa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngồi. Sự ổn định về chính trị cũng chính là một yếu tố quan trọng kéo nguồn vốn tích lũy trong dân thành nguồn vốn huy động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kinh tế, về tự do hóa thương mại – đầu tư và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (đặc biệt là cổ phần hóa các NHTMQD) trong thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTMVN tăng cường năng lực tài chính, nâng

cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Về yếu tố pháp luật, Việt Nam có cơ quan luật pháp hành chánh riêng hoạt động dưới sự điều hành của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong thời gian qua Việt Nam đã khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh như: ban hành hàng loạt các luật, bổ sung một số điều khoản trong các bộ luật cho phù hợp với tình hình hoạt động trong giai đoạn đổi mới của nền kinh tế và thông lệ quốc tế trong tiến trình hội nhập, chẳng hạn Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngồi, Luật Ngân hàng…

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã thực hiện tốt vai trị quản lý của mình, đem lại những thành tựu đáng kể cho ngành ngân hàng. NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt. Về lãi suất, bám sát diễn biến của thị trường tiền tệ, NHNN đã điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn; lãi suất chiết khấu và lãi suất cơ bản VND phù hợp với tình hình kinh tế của thị trường Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Tỷ giá đã được NHNN điều hành linh hoạt đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát và khuyến khích xuất khẩu. Nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục là kênh chủ yếu để đưa tiền ra lưu thông cũng như thu tiền về từ lưu thông.

Trong những năm tiếp theo, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện chính sách thận trọng và linh hoạt, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế vĩ mô, nhằm đạt được mục tiêu kiểm sốt lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Cơ chế và chính sách tiền tệ, tín dụng sẽ tiếp tục được hồn thiện theo hướng nâng cao quyền chủ động của các TCTD, tạo hành lang pháp lý thơng thống và phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các TCTD trong nước.

2.3.1.3.Yếu tố công nghệ

Tốc độ phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế giới là rất nhanh chóng, tạo điều kiện cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Để phát triển kinh doanh tiếp

cận nhanh chóng với thơng lệ quốc tế, việc đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ quản trị điều hành và kinh doanh đang là một nhu cầu bức xúc. Đặc biệt là đang diễn ra xu hướng đầu tư mạnh cho nền tảng công nghệ để cung ứng các dịch vụ chất lượng cao và tiện dụng cho khách hàng. Đặc biệt là phát triển các kênh phân phối mới như: Điểm giao dịch tự động (Auto bank); Ngân hàng điện tử (Internet banking, phone banking); Thiết bị thanh toán thẻ (POS) tại các trung tâm thương mại, cửa hàng.

Bên cạnh đó, sự phát triển cơng nghệ đã làm thay đổi cách thức liên hệ giữa NHTM với người tiêu dùng và các cơng ty, thơng qua đó giúp các NHTM có thể phát triển thị trường ra nước ngồi một cách thuận lợi

Tuy nhiên, việc đầu tư công nghệ của mỗi ngân hàng vẫn mang tính độc lập, chưa có sự kết nối, chia sẻ nguồn lực và thông tin với nhau làm giảm hiệu quả của hệ thống thông tin liên ngân hàng. Đối với ngân hàng hiện nay, rất khó có thể biết tình trạng tín dụng khách hàng mình tại một ngân hàng khác. Từ đó, dẫn đến việc cấp hạn mức cho khách hàng ở nhiều ngân hàng khác nhau sẽ làm tăng mức độ rủi ro cho các ngân hàng. Ngồi ra, vấn đề kết nối thơng tin trong hệ thống thẻ giữa các ngân hàng vẫn chưa đạt được sự thống nhất chung giữa các ngân hàng thương mại. Chưa có một sự liên minh chung cho tồn hệ thống thẻ ngân hàng đã hạn chế hiệu quả đầu tư của các ngân hàng và giảm lợi ích của khách hàng trong việc sử dụng thẻ. Một yếu tố khác là hạ tầng cơng nghệ thơng tin và viễn thơng vẫn cịn nhiều bất cập. Mạng truyền số liệu quốc gia chất lượng chưa ổn định, tốc độ chậm, chi phí cao đã ảnh hưởng nhiều đến mạng công nghệ thông tin và chất lượng dịch vụ ngân hàng.

2.3.1.4.Yếu tố tự nhiên, dân số và văn hoá xã hội

Việt Nam có điều kiện tự nhiên được đánh giá là thuận lợi cho phát triển kinh tế như: tài nguyên khoáng sản nhiều, bờ biển trải dài trên 3.260 km, đất đai phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thắng cảnh tự nhiên đa dạng và hấp dẫn… phù hợp cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đây là cơ hội cho ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho vay sản xuất cơng nghiệp nơng nghiệp,

thanh tốn quốc tế, dịch vụ thanh toán cho khách du lịch…

Việt Nam hiện có dân số trên 85 triệu người, trong đó trên 23 triệu người là dân thành thị và dân số nông thôn trên 61 triệu người. Tốc độ gia tăng dân số thành thị tăng nhanh qua các năm vì nước ta đang có tốc độ đơ thị hố cao do chính sách phát triển kinh tế vùng trọng điểm và phát triển các khu công nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân làm chuyển dịch lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sang các khu vực có năng suất lao động cao hơn. Theo báo cáo thống kê năm 2012, thì tỷ trọng lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp

năm 2012 là 50,6% trong khi năm 2011 là 53,9%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động

khu vực thành thị tiếp tục giảm còn 4,65%. Cùng với kết quả của tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch lực lượng lao động đã cải tạo thu nhập bình quân đầu người đạt 1.540 USD/người/năm năm 2012, tăng so với năm 2011 là 1.300 USD/người/năm. Với thu nhập gia tăng sẽ đi kèm với nó là tiết kiệm và chi tiêu, trong đó có vay mượn để chi tiêu. Đây là cơ hội cho ngân hàng thực hiện gia tăng nhiều loại hình nghiệp vụ huy động vốn và cung cấp nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng, mua nhà, sửa chữa nhà, và các loại cho vay cá nhân khác. Việt Nam cũng được các tổ chức tài chính nước ngồi đánh giá là thị trường tiềm năng về phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w