Ma trận QSPM

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 28 - 36)

Các bước vừa kể trên là những nội dung chính và cơ bản cho quá trình hoạch định chiến lược. Tuy vậy, doanh nghiệp có thể căn cứ vào tình hình thực tế mà bỏ qua hoặc thêm vào một số bước để việc xây dựng chiến lược phù hợp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chiến lược là những phương tiện để đạt được những mục tiêu dài hạn. Hoạch định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm xác định, định hướng mục tiêu các chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của ngân hàng.

Các bước cần thiết cho việc xây dựng chiến lược ngân hàng:

- Xác định sứ mạng và mục tiêu của ngân hàng cần đạt được trong dài hạn.

- Phân tích mơi trường hoạt động của ngân hàng bao gồm mơi trường bên ngồi và môi trường bên trong.

+ Mơi trường bên ngồi bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Nghiên cứu mơi trường bên ngồi giúp xác định các cơ hội và nguy cơ mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

+ Mơi trường bên trong (môi trường nội bộ) bao gồm các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng. Nghiên cứu môi trường bên trong giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng.

- Xây dựng và lựa chọn chiến lược cho ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu dài

hạn.

Chiến lược kinh doanh hiệu quả không chỉ được xây dựng trên nền tảng của lý luận khoa học mà chiến lược đó phải bắt nguồn từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng. Điều đó cho phép chiến lược của ngân hàng mang tính khả thi cao.

Nội dung của chương 2 sẽ tiếp tục phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh theo mơ hình chiến lược hiện tại của Ngân hàng TMCP Á Châu, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của chiến lược kinh doanh mà ACB đang theo đuổi. Kết quả phân tích này sẽ là cơ sở cho việc ra quyết định tiếp tục theo đuổi chiến lược hiện tại hay cần có những điều chỉnh thích hợp nhằm tạo ra vị thế cạnh tranh vững chắc cho ACB trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG 2 – ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LUỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1.Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập vào ngày 24/04/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 04/06/1993.

Đến ngày 31/10/2006, ACB được chấp nhận niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với vốn điều lệ là 1.100 tỷ đồng.

Đến ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9.377 tỷ đồng. Các cổ đơng nước ngồi bao gồm 6 pháp nhân với số lượng cổ phần nắm giữ chiếm 30% vốn điều lệ của ACB (đây là tỷ lệ tối đa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đối với một tổ chức tài chính tại Việt Nam), trong đó đáng chú ý nhất là ngân hàng Standard Charterd Bank đã trở thành cổ đông chiến lược của ACB với thỏa thuận hỗ trợ toàn diện về mặt kỹ thuật.

- Ngành nghề kinh doanh

Huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các TCTD khác;

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khốn và hùn vốn liên doanh vào các tổ chức kinh tế theo luật định;

Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh tốn quốc tế; bao thanh tốn; mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ, và khai thác tài sản; cho thuê tài chính;

Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép.

2.2.Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu

2.2.1.Tầm nhìn

Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống

Ngay từ ngày đầu đi vào hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với các ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.

2.2.2.Sứ mệnh

Trở thành ngân hàng hoạt động hiện đại, hiệu quả trong nước và quốc tế.

2.2.3.Chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu

Sau 19 năm tồn tại và phát triển, ACB đã được khách hàng tín nhiệm thơng qua tốc độ tăng trưởng số dư huy động vốn và cho vay; được xã hội công nhận thông qua các bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, huân chương lao động của Chủ tịch nước; được các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thơng tấn về tài chính ngân hàng cơng nhận là Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam… Thành tích này có được do ACB xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm trên cơ sở :

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo ra sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững; duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hố việc sử dụng vốn cổ đơng (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh cịn chưa được hồn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;

- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo q trình vận hành của hệ thống liên tục, thơng suốt và hiệu quả;

- Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

Trên cơ sở đó ACB đang từng bước thực hiện các chiến lược cho mục tiêu tăng trưởng của mình. Nội dung một số chiến lược ACB đang thực hiện như :

Chiến luợc tài sản và vốn

- Tăng qui mơ tài sản hàng năm trung bình 20-22%.

- Tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và

phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.

-Đa dạng hố cơ cấu sở hữu.

Chiến lược tín dụng và đầu tư

- Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường.

- Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của ACB.

-Tăng cường rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm dưới 3%.

- Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.

Chiến lược dịch vụ

- Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển.

- Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng làm định hướng phát triển.

Chiến lược nguồn nhân lực

-Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ.

-Đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương.

-Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp.

-Quán triệt thực hiện Quy chế Nội quy lao động và Văn hố doanh nghiệp

Chiến lược cơng nghệ

-Xem ứng dụng cơng nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh.

- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an tồn, có

tính thống nhất - tích hợp - ổn định cao.

Chiến lược tổ chức bộ máy và điều hành

-Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý.

-Mở rộng mạng lưới kinh doanh.

-Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư cơng nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và mơi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả.

ACB với hơn 300 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả.

Trong mơi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB ln giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

Sự hồn hảo là điều ACB ln nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hồn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đơng, nơi tạo dựng nghề nghiệp hồn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.

2.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB trong những năm gần đây

2.2.4.1.Bối cảnh kinh tế thế giới trong và ngoài nước

Kinh tế thế giới năm 2012 vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể từ đại khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 và được đánh giá là mới đi được khoảng một nửa chặng đường dẫn tới phục hồi hoàn toàn. Các tổ chức quốc tế và tài chính phải liên tục hạ thấp mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với các dự báo trước đó, song dự báo cuối cùng đều cao hơn mức thực tế đạt được khi kết thúc năm 2012 (2,3%).

Sự thu hẹp đáng kể về cầu trong nước và cầu quốc tế, một mặt là nguyên nhân chính làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như trong từng khu vực, từng quốc gia chủ chốt; mặt khác làm giảm áp lực tăng giá hàng hóa và sức ép lạm phát, tạo dư địa cho các nước phát triển có khả năng nới lỏng hơn chính sách tiền tệ từ nửa cuối năm.

Kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn của kinh tế thế giới nói chung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích đọng từ nhiều năm trước. Lạm phát năm 2011 lên tới 18,53% so với năm 2010, trong khi tăng trưởng giảm xuống cịn 5,81%.

Chính phủ đã phải chuyển hướng phát triển với phương châm "ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý" đồng thời chủ trương nổ lực tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế với 3 chương trình:1. Cơ cấu lại hệ thống tài chính – ngân hàng; 2. Cơ cấu lại đầu tư nhất là đầu tư công; 3. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng cho phù hợp với diễn biến tình hình, song GDP năm 2012 trên thực tế chỉ tăng 5,03% so với năm 2011, thấp hơn mục tiêu ban đầu là 6 – 6,5%.

2.2.4.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu

Trong suốt 19 năm hoạt động, ACB đã có sự phát triển vượt bậc về quy mô hoạt động và kết quả kinh doanh. Năm 2011, mặc dù môi trường kinh doanh của ngành tài chính ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ thích ứng được với những khó khăn cùng với chiến lược kinh doanh linh hoạt ACB đã hoàn thành

những mục tiêu đã đề ra. Trong năm 2011, các chỉ tiêu chất lượng đạt khá tốt, lợi nhuận cả năm đạt trên 3.200 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra, tăng trên 37,4% so với năm 2010. Về quy mô, tổng tài sản đến cuối năm 2011 đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010. Vốn chủ sở hữu cũng tăng khá cao so với năm 2011, từ 2.630 tỷ đồng lên 6.355 tỷ đồng.

Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2011, nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của ACB luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2011, tổng vốn huy động là 185.637 tỷ đồng, tăng 47.736 tỷ đồng so với cuối năm 2010. So với cuối 2010, số lượng khách hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi của Ngân hàng đều tăng với việc ACB thu hút thêm được 111.005 khách hàng (tăng 27,4%) và 151.232 tài khoản (tăng 23,6%).

Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan (chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN và kiểm soát chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn), tổng dư nợ cho vay khách hàng cuối năm 2011 là 102.809 tỷ đồng, chỉ tăng được 15.614 tỷ đồng so với năm 2010.

Năm 2012 là một năm đầy biến động của ACB. ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 08/2012. Thanh khoản được đảm bảo; tài sản không thất thốt. Số dư huy động tiết kiệm VNĐ khơi phục trong thời gian ngắn. Trạng thái vàng được xử lý theo đúng tiến độ và chủ trương của Ngân hàng nhà nước. Các chủ trương về tín dụng của Ngân hàng nhà nước được ACB triển khai nghiêm túc: giảm dần lãi suất cho vay; tăng trưởng tín dụng thận trọng; tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng,...

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn điều lệ 6.355 7.705 9.377 9.377

Tổng tài sản 167.881 205.102 281.019 176.300

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 62.020 87.195 102.809 102.800

Lợi nhuận trước thuế

2.838 3.102 4.203 1.042,67

Lợi nhuận sau thuế 2.201 2.334 3.207

Tỷ số ROE (%) 31,8 28,9 36 8,5

“Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2009 - 2012”

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w