2.2. Khái quát chung về Trung Đông và thị trƣờng dừa của Trung Đông
2.2.1.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông
Từ năm 2008, với đề án “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 - 2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã tạo điều kiện phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Đông thêm một bước tiến mới. Đề án xác định rõ các mặt hàng cần tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như hàng nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… Đồng thời Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều đồn giao thương sang Trung Đơng để khảo sát thị trường, tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng, hệ thống nhập khẩu tại các quốc gia này.
Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Đơng có tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Trong năm 2012 kim ngạch thương mại song phương đạt 6,67 tỷ USD, tăng 30,7% so với năm 2011. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2013
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Đông đạt được 2 tỷ USD. Trong những năm qua Việt Nam luôn ở thế xuất siêu.
Đối với cơ cấu thị trường xuất khẩu, trong những năm gần đây quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông có sự chuyển dịch rõ rệt. Nếu những năm trước kim ngạch xuất khẩu sang Trung Đông chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường Iraq hay UAE, thì những năm gần đây đã chuyển dịch sang các thị trường khác trong khu vực như Israel, Ả Rập Saudi…
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Trung Đơng cũng chính là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam điển hình là hàng nơng sản như gạo, chè, sản phẩm dừa, cà phê, cao su, hải sản, giày dép, dệt may, sản phẩm và linh kiện điện tử… Riêng các sản phẩm dừa nằm trong danh sách các mặt hàng miễn thuế xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy khả năng cạnh tranh các sản phẩm dừa của Việt Nam tại khu vực Trung Đơng cũng có nhiều thuận lợi.
Với những nỗ lực hợp tác, Chính phủ Việt Nam và Trung Đông đã ký kết các Hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật, khuyến khích bảo hộ đầu tư… cũng như mở thương vụ tại các nước như Kuwait, Iran, Iraq, UAE… đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý quan trọng và thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Trung Đông.
2.2.2. Nghiên cứu thị trƣờng dừa Trung Đông
2.2.2.1. Quy mô và tiềm năng của thị trường
Trung Đông là xứ sở sa mạc chiếm trên 70% diện tích, khí hậu khơ nóng quanh năm nên nhu cầu của thị trường này khá gần với các mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như chè, cà phê, gia vị, nông sản… Đặc biệt đặc điểm tự nhiên của Trung Đơng khơng thích hợp cho việc trồng dừa cũng như phát triển ngành chế biến các sản phẩm dừa, do đó sản lượng tiêu thụ các mặt hàng này đều từ nguồn nhập khẩu.
Dân số Trung Đơng hiện khoảng 380 triệu người, trong đó các quốc gia đông dân nhất khu vực lần lượt là Ai Cập, Iran và Ả Rập Saudi. Với tốc độ tăng dân số hàng năm tương đối cao khoảng 2%/năm, cao hơn mức trung bình của thế giới là
1,25/năm, cho nên khu vực này có nhu cầu hàng thực phẩm khá lớn. Cùng với những đặc điểm đặc biệt trong tín ngưỡng tơn giáo của đại đa số người Hồi giáo tại Trung Đông, nhu cầu tiêu dụng các sản phẩm dừa càng gia tăng nhanh chóng.
Đa số các quốc gia Trung Đơng đều có trữ lượng dầu mỏ lớn và một số nước trong khu vực đã giàu lên nhanh chóng từ nguồn này. Đặc biệt trong những năm qua khi giá dầu tăng cao góp phần làm mức thu nhập của người dân khu vực này cũng tăng lên. Khi đó người dân Trung Đơng khơng chỉ chú trọng đến giá cả, chất lượng hàng mà còn chú trọng hơn đến vấn đề sức khỏe, nhất là xu hướng hạn chế sử dụng các phụ phẩm hữu cơ, các chất béo có nguồn gốc động vật và thay vào đó là các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Đây là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của các sản phẩm dừa vào thị trường Trung Đơng.
Xét về vị trí địa lý thì Trung Đơng nằm ngay ngã ba giao thương hàng hóa giữa ba châu lục Á, Âu, Phi do đó lượng hàng hóa nhập khẩu và trung chuyển rất lớn. Một khi các sản phẩm dừa của Việt Nam cũng như riêng tỉnh Bến Tre thâm nhập được thị trường này sẽ tạo bàn đệm mở rộng sang các thị trường, khu vực lân cận một cách thuận lợi và nhanh chóng.
2.2.2.2. Thị hiếu tiêu dùng sản phẩm dừa tại Trung Đông
Ở Trung Đơng có ba tơn giáo chính là đạo Hồi, đạo Ki-tơ và đạo Do Thái, trong đó hầu hết người Trung Đơng theo Hồi giáo và xem đây là một trong những tín ngưỡng chính của khu vực này. Các tín đồ Hồi giáo là những người rất sùng đạo, tất cả các hoạt động văn hóa, xã hội và thậm chí kinh doanh cũng chịu tác động mạnh bởi các luật lệ đạo Hồi. Theo đạo Hồi thì heo là con vật ơ uế, bị cấm kỵ do đó họ khơng sử dụng thịt hay mỡ heo để làm những món ăn hàng ngày. Do đó các các sản phẩm chứa hàm lượng chất béo cao có nguồn gốc từ thực vật trờ thành ưu tiên hàng đầu, trong đó các sản phẩm dừa từ dừa mà đặc biệt là cơm dừa sấy trở thành mặt hàng rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Đông. Đây là lựa chọn tối ưu vì mặt hàng này vừa có độ béo cao, vừa dễ dàng sử dụng, chế biến các thực phẩm hàng ngày.
Đặc biệt trong các dịp lễ hội lớn của người Hồi giáo như lễ Ramadan và tháng hành hương thu hút các tín đồ Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đổ về Macca - Ả Rập Saudi thì nhu cầu sử dụng cơm dừa sấy để làm các món bánh truyền thống của họ càng tăng lên đáng kể, tăng gấp 4-5 lần so với bình thường.
Xu hướng hiện nay trên thế giới cũng như Trung Đông là chú trọng nhiều hơn đến sức khỏe của con người. Họ hạn chế sử dụng các phụ phẩm hữu cơ, các chất béo có nguồn gốc động vật và thay vào đó các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Do đó các sản phẩm dừa càng được tin dùng và tiêu thụ mạnh tại khu vực này.
Tập quán tiêu dùng của người dân Trung Đông là “Seeing is believing – thấy mới tin”. Do đó sản phẩm muốn được tin dùng và phát triển tại thị trường này cần phải thiết lập hiện diện thương mại hoặc hiện diện sản phẩm mang thương hiệu doanh nghiệp mình ngay tại Trung Đơng. Trong khi đó, sản phẩm cơm dừa sấy và sữa dừa của Bến Tre đều chưa xây dựng được bất cứ sự hiện diện nào trên thị trường các nước Trung Đông.
Như vậy, Trung Đơng chính là thị trường đầy tiềm năng cho sản phẩm dừa Bến Tre với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này ln duy trì ở mức cao qua các năm. Khơng chỉ đáp ứng nhu cầu chế biến món ăn trong sinh hoạt hàng ngày, sản phẩm dừa còn rất được ưa chuộng và đã trở thành thực phẩm không thể thiếu trong các kỳ lễ hội Ramadan hàng năm của người dân Trung Đông.
2.2.2.3. Hệ thống phân phối sản phẩm dừa ở Trung Đông
Hầu hết các sản phẩm dừa được phân phối vào Trung Đông thông qua các nhà môi giới. Họ chuyên mua sản phẩm dừa của doanh nghiệp Bến Tre, sau đó bán lại cho các nhà thương mại lớn có thương hiệu tại Trung Đơng để bao bì, đóng gói lại sản phẩm và tiến hành phân phối rộng rãi tại khu vực các quốc gia Trung Đông. Những nhà nhập khẩu này thường sở hữu các chuỗi cửa hàng bán lẻ do đó việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm dừa được thực hiện khá nhanh chóng và thuận tiện.
Đặc biệt, trong hệ thống phân phối sản phẩm dừa ở Trung Đông, lực lượng các nhà mơi giới có vai trị khá quan trọng, đóng góp khơng nhỏ vào q trình phân
phối và lưu chuyển hàng trong khu vực. Mặc dù những nhà nhập khẩu có nhu cầu thực sự đã biết đến các doanh nghiệp dừa Bến Tre qua các hợp đồng trước đây, tuy nhiên họ vẫn tìm đến nhà mơi giới để làm cầu nối liên hệ và ký kết hợp đồng mua hàng thay mình, và chấp nhận một khoản tiền hoa hồng cho mơi giới thay vì tìm đến và ký kết trực tiếp với người bán. Đây là một thói quen thương mại đặc biệt đối với hoạt động nhập khẩu và phân phối sản phẩm dừa vào Trung Đông.
2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm dừa Bến Tre được nhập khẩu vào Trung Đông hiện nay là cơm dừa sấy và sữa dừa. Do đó đối thủ cạnh tranh của ngành dừa Việt Nam cũng như của riêng tỉnh Bến Tre cũng xoay quanh các nhà xuất khẩu cơm dừa sấy và sữa dừa vào khu vực này.
Sri Lanka:
Tổng diện tích trồng dừa của Sri Lanka tính đến năm 2012 là 411.610 ha, lớn gấp 3,6 lần diện tích dừa của Việt Nam và gấp 7 lần diện tích dừa của riêng tỉnh Bến Tre. Dừa được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Bắc, Bắc và Nam Sri Lanka. Quốc gia này được sự hỗ trợ và đầu tư rất lớn từ phía chính phủ, Ủy ban Phát triển Dừa Sri Lanka trong việc mở rộng diện tích trồng dừa và ứng dụng khoa học công nghệ giúp nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm dừa.
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu cơm dừa sấy của Sri Lanka thì Trung Đơng là giữ vai trị là thị trường chủ lực với thị phần luôn chiếm từ 40 - 50%. Sri Lanka có lịch sử phát triển ngành cơng nghiệp dừa khá sớm từ những năm 1970, dẫn đến trình độ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất, chế biến và xuất khẩu đều đi trước Việt Nam, do đó chất lượng sản phẩm đều vượt trội và chi phí sản xuất thấp hơn so với các nước phát triển ngành dừa tiếp theo sau như Việt Nam cũng như tỉnh Bến Tre nói riêng. Đồng thời Sri Lanka cũng đã xây dựng được thương hiệu trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm dừa và nhất là cơm dừa sấy hàng đầu thế giới, trong khi cơm dừa sấy của ta chưa xây dựng được thương hiệu, phải bán thông qua nhiều nhà môi giới trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng.
Đối với mặt hàng sữa dừa, Sri Lanka là một trong những đối thủ khá mạnh. Vào năm 1990 Sri Lanka đã nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới là nước dừa và sữa dừa có giá trị gia tăng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều phân khúc thị trường. Đặc biệt là sữa dừa, đây là sản phẩm được làm từ cơm dừa với độ tinh luyện cao hơn, khả năng sử dụng tiện lợi hơn so với cơm dừa sấy, cho nên rất được thị trường Trung Đông ưa chuộng. Trong khi đó, ngay tại thủ phủ dừa của Việt Nam là tỉnh Bến Tre với hơn 20 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành dừa thì chỉ mới có hai doanh nghiệp bắt đầu triển khai nghiên cứu, đầu tư công nghệ phát triển mặt hàng sữa dừa vào xuất khẩu sang Trung Đông đầu tiên vào năm 2013 với thị trường duy nhất là Ả Rập Saudi. Như vậy với lợi thế của người dẫn đầu, đi trước về trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm cũng như nắm bắt được xu hướng phát triển của các dịng sản phẩm dừa trên thị trường thế giới thì Sri Lanka là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của ngành dừa Bến Tre.
Philippines:
Philippines là nhà xuất khẩu cơm dừa sấy đứng đầu thế giới từ nhiều năm qua. Sản phẩm cơm dừa sấy của Philippines đã chiếm lĩnh và xây dựng thương hiệu ở hầu hết các thị trường lớn về sản phẩm dừa của thế giới như châu Âu, Á, Hoa Kỳ, Trung Đông… Đồng thời giá xuất khẩu cơm dừa sấy của Philppines (FOB Manila) cịn được chọn làm giá xuất khẩu của thế giới.
Ngồi lợi thế khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh về diện tích canh tác dừa, Philippines cịn quản lý rất tốt nguồn dừa nguyên liệu này thông qua cơ chế cấm xuất khẩu dừa trái nguyên liệu, cơm dừa không được xuất khẩu dạng thô mà phải qua chế biến các thành phẩm như cơm dừa sấy, sữa dừa. Chính vì vậy Philippines ln đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dừa. Trong khi đó, ngành dừa Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Bến Tre nói riêng vẫn khơng kiểm sốt được nguồn nguyên liệu, dẫn đến khả năng cạnh tranh so với các đối thủ như Philippines cịn rất hạn chế.
Tóm lại, qua nghiên cứu những đặc điểm của Trung Đông cũng như thị trường dừa của khu vực này, ta hồn tồn có thể đánh giá được Trung Đơng là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng và mang lại hiệu quả cao cho ngành dừa Bến Tre. Một số điểm nổi bật của thị trường này như là: nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm dừa vô cùng lớn, sản lượng nhập khẩu sản phẩm dừa luôn gia tăng ổn định qua các năm; là thị trường tương đối dễ tính nên quy chế quản lý nhập khẩu sản phẩm dừa không quá khắt khe; đồng thời Trung Đông là cửa ngõ quan trọng giúp thâm nhập các thị trường lân cận như Tây Nam Á, châu Phi…
Tuy nhiên, để thâm nhập và phát triển thành cơng tại khu vực này, nó địi hỏi các nhà xuất khẩu sản phẩm dừa như Bến Tre cần lưu ý giải quyết một số khó khăn như rủi ro về bất ổn chính trị; khác biệt lớn trong văn hóa, tập qn thương mại; và hơn hết đó là sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn có thương hiệu,uy tín chất lượng và kinh nghiệm thâm nhập vào Trung Đông hơn hẳn Việt Nam cũng như riêng Bến Tre, đó là Sri Lanka, Philippines.
2.3. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sangthị trƣờng Trung Đông thị trƣờng Trung Đông
2.3.1. Thực trạng xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang Trung Đông
2.3.1.1. Sản lượng xuất khẩu
Trong cơ cấu các sản phẩm dừa Bến Tre xuất khẩu sang Trung Đông trong nhiều năm qua, cơm dừa sấy là mặt hàng dừa duy nhất thâm nhập vào thị trường này với sản lượng xuất khẩu ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự xuất hiện lần đầu tiên của mặt hàng sữa dừa đóng lon tại thị trường này. Như vậy cho đến nay, cơm dừa sấy và sữa dừa là hai sản phẩm dừa duy nhất của Bến Tre được tiêu thụ tại vùng Trung Đông.
Kể từ năm đầu tiên thâm nhập thị trường Trung Đông 2003, cho đến nay mặt hàng cơm dừa sấy của tỉnh Bến Tre đã có mặt tại 13 trong số 16 quốc gia của khu vực này, trở thành sản phẩm dừa được ưa chuộng nhất tại Trung Đông.
Bảng 2.4: Sản lƣợng xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang Trung Đông Đvt: tấn Năm Quốc gia 2008 2009 2010 2011 2012 6T/2013 Ai Cập 4.976,20 6.429,24 5.276,62 8.045,64 9,068.96 2.311,31 Bahrain 70,03 23,94 26,01 52,01 - - Iran 60,50 182,00 408,00 52,00 196,00 52,00 Iraq - 75,00 25,00 48,00 - - Israel - - - 72,00 164,43 - Jordan 381,40 214,00 210,50 354,10 498,95 145,00 Kuwait 49,20 37,02 36,72 23,49 158,97 104,60 Lebanon 50,50 114,35 91,10 166,80 494,66 89,98 Oman 104,00 - - - 11,35 - Ả Rập Saudi 83,54 75,16 1.482,68 426,00 718,64 206,56 Syria 238,10 1.014,34 656,12 469,43 1.162,49 - U.A.E 527,86 226,40 101,39 230,00 268,14 236,99 Yemen - 49,44 137,18 165,18 275,08 168,48 Qatar - - - - - 42,00 Khu vực Trung Đông 6.541,33 8.440,88 8.451,31 10.104,65 13.017,66 3.356,92
Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh ngành dừa năm 2010, 2011, 2012 - Sở Công thương Bến Tre Trong giai đoạn 2008-2012, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm dừa của Bến Tre cũng chính là sản lượng xuất khẩu của chính mặt hàng cơm dừa sấy. Đáp ứng