Có 6 35,3
Khơng 11 64,7
Tổng số 17 100
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Về hoạt động nghiên cứu thị trường, một số các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ
lực trong hoạt động này, giúp sản phẩm dừa thâm nhập thành công vào khu vực Trung Đông thông qua việc đăng ký xin cấp chứng chỉ Halal.
Bảng 2.14: Sản phẩm của doanh nghiệp dừa Bến Tre đạt chứng chỉ Halal Sản phẩm của doanh nghiệp có đạt
chứng chỉ Halal khơng Số lƣợng Tỷ trọng %
Có 6 35,3
Khơng 11 64,7
Tổng số 17 100
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Phát hiện ra thói quen tiêu dùng các sản phẩm có thương hiệu Halal của
người Hồi giáo tại Trung Đông, các doanh nghiệp đã cố gắng hồn thiện quy trình và thủ tục để được cấp chứng chỉ Halal. Cho đến nay đã có 6 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ này, chiếm 35,3% số doanh nghiệp dừa được khảo sát trong tỉnh. Đối với người Hồi thì việc tiêu dùng các thực phẩm hàng ngày của họ đều phải tuân thủ theo kinh Qur’an và luật Shariah của đạo Hồi. Theo đó, thực phẩm được sử dụng không được làm từ thịt heo, các chất có liên quan đến heo, các chất có cồn như rượu, bia; các chất có nguồn gốc xuất xứ khơng rõ ràng…; và trong khâu sản xuất chế biến cũng phải đảm bảo khơng được tham gia, cũng như có bất kỳ tiếp xúc nào cả các chất này đối với sản phẩm. Cho nên chứng nhận Halal được xem như giấy
thông hành giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập vào thị trường các quốc gia Trung Đông dễ dàng hơn.
Sau khi sản phẩm dừa đạt chứng nhận Halal, một số các doanh nghiệp tiếp tục triển khai mở rộng tối đa tiềm năng của thị trường Trung Đơng bằng cách tiếp cận với nhóm phân khúc khách hàng khác có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dừa cao cũng như phù hợp với tín ngưỡng tơn giáo của họ. Đó là những khách hàng Trung Đơng theo đạo Do Thái. Theo đó, người Do Thái chỉ tin dùng các thực phẩm Kosher vì nó đáp ứng được các u cầu về luật lệ ăn uống của đạo luật Do Thái. Theo các giáo lý này, người Do Thái có sự phân chia độc lập hoàn toàn giữa sản phẩm từ thịt và bơ sữa; họ không được phép nấu hay ăn cùng lúc với nhau hai loại thực phẩm làm từ thịt và bơ sữa; ngay các dụng cụ chế biến hai loại này cũng phải để riêng biệt. Nhận biết thói quen tiêu dùng này, một số các doanh nghiệp dừa đã mạnh dạn đăng ký chứng nhận Kosher. Từ năm 2012 đến nay, có 11,8% số doanh nghiệp được cấp chứng nhận Kosher. Mặc dù số lượng cịn ít nhưng tác giả tin rằng đây sẽ là hướng phát triển mới cho các doanh nghiệp để thâm nhập sâu hơn, rộng hơn vào thị trường Trung Đông, không chỉ tập trung vào người Hồi giáo mà sẽ mở rộng ra cho các khách hàng theo tôn giáo khác như khách hàng Do Thái.