Các bước thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 73)

3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang

3.3.1.3. Các bước thực hiện

Bƣớc 1: Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu dừa Bến Tre liên kết lại với nhau, từ đó thỏa thuận và thống nhất về việc góp vốn theo tỷ lệ nhất định nhằm tạo nguồn vốn ban đầu cho chương trình, đầu tư cho nơng dân trồng và chăm sóc vườn dừa đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp này cần chọn một địa điểm thích hợp để xây dựng khu sơ chế liên hợp về nguyên liệu chung cho toàn bộ doanh nghiệp tham gia mơ hình. Như vậy sẽ nâng cao khả năng thu mua nguyên liệu dừa trái khô cũng như giảm được chi phí vận chuyển trong thu mua, nhất là kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu vào. Vị trí xây dựng khu sơ chế cần được đảm bảo sự thuận lợi về giao thơng, tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển nguyên liệu giữa khu sơ chế với các vùng nguyên liệu dừa tập trung của tỉnh (chủ yếu tại 4 huyện Giồng Trôm,

Châu Thành, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc), cũng như với nhà máy của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dừa trong tỉnh đều sử dụng nguyên liệu từ dừa trái khô, mỗi doanh nghiệp với sản phẩm dừa đặc trưng sẽ sử dụng những thành phần khác nhau từ trái dừa làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất. Ví dụ như doanh nghiệp sản xuất cơm dừa sấy, sữa dừa, kẹo dừa thì cần cơm dừa tươi; sản xuất chỉ xơ dừa thì cần vỏ dừa khơ; than hoạt tính thì cần gáo dừa... Như vậy việc liên kết sẽ giảm được cạnh tranh về nhu cầu dừa trái từ phía các doanh nghiệp, việc thu mua và sử dụng nguyên liệu sẽ hiệu quả hơn. Thêm vào đó, sự liên kết này còn tạo được niềm tin, sự an tâm hợp tác từ phía nơng dân, việc ký kết và thực hiện hợp đồng sẽ bền chặt hơn so với khi chỉ hợp tác với một doanh nghiệp riêng lẻ như thời gian qua.

Bƣớc 2: Các doanh nghiệp sẽ tiến hành tìm hiểu và khảo sát thực tế tại những vườn dừa của các hộ nơng dân trong tỉnh, từ đó thỏa thuận hợp tác và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đồng thời hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân. Các vùng dừa nguyên liệu được khảo sát được tập trung ở 4 huyện có diện tích và năng suất dừa cao nhất tỉnh, đó là Giồng Trơm, Châu Thành, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc.

Bƣớc 3: Các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ vốn, cây giống, phân bón và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và phịng chống sâu bệnh hại dừa cho nơng dân. Các doanh nghiệp sẽ phối hợp với các tổ chức khuyến nông, các nhà khoa học đến tận vườn dừa nguyên liệu trong chương trình liên kết để tư vấn, hướng dẫn thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá khả năng phát triển của cây dừa; đồng thời cập nhật các phương pháp kỹ thuật nông nghiệp mới cho nông dân.

Bƣớc 4: Khi dừa đến đợt thu hoạch, lực lượng thương lái cấp 1 tại địa phương sẽ được các doanh nghiệp thuê lại, thực hiện việc thu hoạch, gom dừa trái khô tại nhà vườn và vận chuyển đến khu sơ chế liên hợp. Tại đây, trái dừa sẽ được lột vỏ khô, lấy nước, tách cơm dừa, gọt bỏ vỏ nâu… sau đó được chọn lọc, phân nhóm và chuyển từng loại sơ chế phẩm này (vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa, nước dừa…) đến nhà máy chế biến của từng doanh nghiệp tham gia trong mơ hình. Việc

phân chia số lượng, chất lượng nguyên liệu phụ thuộc vào phần trăm vốn góp cũng như theo thỏa thuận ban đầu giữa các doanh nghiệp với nhau. Một điều chú ý là trong tồn bộ q trình sơ chế cho đến khi vận chuyển các sơ chế phẩm đều phải tuân nghiêm ngặt theo các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w