1 .Tổ chức nông thôn
1.1 .Nguyên tắc tổ chức nông thôn
1.1.1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống
Tổ chức gia đình, gia tộc gồm những người có quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau.
Gia đình theo truyền thống của người Việt thường gồm nhiều thế hệ sống chung trong một mái nhà. Các thành viên trong gia đình có tác động lẫn nhau về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm. Người thế hệ trên được kính trọng. Trật tự tơn ti gia đình được duy trì qua nhiều thế hệ.
Văn hóa gia đình là một giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam, nhất là khi nó lại là khởi nguồn sinh ra con người, ni dưỡng con người đó từ thuở lọt long đến khi trưởng thành. Sự trưởng thành đó có bền vững hay khơng đều xuất phát căn bản từ những bước khởi đầu trong gia đình.
Các nghi lễ gia đình nổi bật nhất đó là ngày giỗ, tết và cưới xin, ma chay.Vào những dịp này là lúc cha mẹ, anh em, bà con họ hàng gặp gỡ sum họp gia đình cũng nhau chia sẻ những tình cảm cá nhân với nhau để tạo nên mối quan
hệ bền chặt hơn. Bằng việc tham gia vào những nghi lễ này trước hết là sự gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình nhất là khi con cái đi làm ăn xa hoặc đã xây dựng gia đình ra ở riêng có thể khơng gần bố mẹ. Đây là dịp anh em, con cái chia sẻ những tình cảm, những kinh nghiệm trong cuộc sống mà mình từng trải từ người này cho người khác. Hòa giải những xích mích (nếu có) trong q trình sống giữa anh em, dâu, rể.
+ Gia tộc:
Quan hệ giữa những người cùng dòng họ tạo nên mối liên kết giữa những người bà con, họ hàng. Tổ chức họ tộc ở nơng thơn khá chặt chẽ: có nhà thờ họ, trưởng họ (tộc trưởng), gia phả (sổ ghi tên, quan hệ, lịch sử các đời của họ tộc). Những người trong họ thường ghi nhớ quan hệ thể hiện qua xưng gọi. Những người trong họ có trách nhiệm giúp đỡ nhau, cưu mang nhau.
Việt Nam, làng và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau. Dấu vết hiện tượng “làng là nơi ở của một họ” còn lưu lại trong hàng loạt tên làng: Đặng Xá (nơi ở của họ Đặng), Ngô Xá, Đỗ Xá, Trần Xá, Nguyễn Xá, Châu Xá, Lê Xác… Trong làng, người Việt cho đến giờ vẫn thích sống theo lối đại gia đình: các cụ già rất lấy làm hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình quần tụ được 3, 4 thế hệ (tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường). Ở nhiều dân tộc ít người phổ biến tình trạng các thế hệ của một đại gia đình, một gia tộc ở tập trung dưới một mái nhà dài – loại nhà này có thể dài tới trên 30 mét, với số lượng thậm chí tới hơn trăm người.
Gia đình sum họp ngày Tết Đình làng dịp lễ hội
Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất, hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần. Những việc u thương, chăm sóc ơng bà, thăm hỏi ơng bà, chú bác, cơ dì, anh em họ hàng những lúc ốm đau, trắc trở, tai nạn, những chuyện vui buồn xảy ra… tất cả những thực hành đó tạo nên những tình cảm, sự cảm thơng, tình u thương có tác dụng ni dạy tính nhân văn trong cách đối nhân xử thế sau này một cách sâu sắc.
Làng là một địa bàn dân cư có tổ chức ở nơng thơn. Làng được lập từ những người khai hoang định cư, thường là những người đầu tiên của dịng họ. Làng có địa giới được đánh dấu bằng luỹ làng, cổng làng. Làng có tổ chức bằng các hệ thống chức sắc được dân bầu chọn: Già làng, lí trưởng, tiên chỉ… có nơi hội họp đình đám: đình làng.(2)
Xóm là một khu quần cư hẹp. Những người trong xóm có quan hệ mật thiết với nhau, nương tựa nhau.
Người Việt rất trọng tình làng nghĩa xóm. Thứ nhất, để đối phó với mơi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cần đông người của nghề trồng lúa nước. Người ta cần hợp sức để làm thủy lợi, đào kênh mương, đắp đập, thau chua rửa mặn… Lúa nước là cây trồng mang tính thời vụ, người dân Việt phải làm đổi cơng cho nhau để có nhiều người cùng làm trong vụ cấy hoặc gặt. Thứ hai, để đối phó với mơi trường xã hội (nạn trộm cướp, hỏa hoạn, bệnh dịch…), cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả. Chính vì vậy mà người Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ tới mức “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Người Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng, nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm.
1.1.3. Tổ chức nơng thơn theo nghề nghiệp và sở thích
+ Phường: nhiều vùng nơng thơn Việt Nam hình thành các tổ chức nghề nghiệp. Các làng nghề hay các phường: phường vải, phường gốm, phường mộc, phường chài… Các gia đình trong phường nghề liên kết với nhau để hỗ trợ nhau để mua nguyên liệu, bán sản phẩm. Nghề được truyền từ đời này sang đời khác tạo nên nét riêng của sản phẩm, định hình thương hiệu để cạnh tranh.
Nhiều làng nghề, phố nghề truyền thống được hình thành. Như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Hà Đơng, làng cói Nga Sơn…
+ Hội: là tổ chức liên kết những người cùng sở thích. Như hội hát xoan, hội vật, hội chọi gà, hội cờ… Hội có tính dân chủ nhằm trao đổi kinh nghiệm, tổ chức thi, vui chơi. Hội tạo ra sự gắn bó giữa các thành viên để giúp đỡ nhau và tạo nên mối quan hệ giao lưu giải trí lành mạnh.
Khơng gian công cộng của nông thôn:
Cây đa thường được trồng ở đầu làng, bên con đường chính của làng. Đây là nơi nghỉ chân, gặp gỡ chuyện trò của những người dân làng, trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng dân chủ hằng ngày.
Bến nước hoặc giếng làng là nơi người dân lấy nước, tắm giặt… cũng là nơi gặp gỡ trao đổi thơng tin, tư tưởng tình cảm.
Đình làng là ngơi nhà chung được dựng ở trung tâm của làng, có sân rộng có thể tập trung đơng người, là nơi sinh hoạt lễ hội chung của cả làng.
Các dân tộc Tây Nguyên cũng có những nơi sinh hoạt “cơng cộng” tương tự. Đó là Nước giọt, Nhà rơng, nơi dân làng cùng lấy nước, cùng sinh hoạt lễ hội, hội họp để giải quyết những cơng việc chung.
1.2. Tính cộng đồng và tính tự trị - Hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam
1.2.1. Tính cộng đồng
Tính cộng đồng nhấn mạnh vào SỰ ĐỒNG NHẤT. Do đồng nhất (cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ) cho nên người Viết Nam ln sẵn sàng đồn kết giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: tay đứt ruột xót, chị ngã em nâng; là lành đùm lá rách… Do đồng nhất (giống nhau) cho nên người Việt Nam ln có tính tập thể rất cao, hòa đồng vàocuộc sống chung. Sự đồng nhất (giống nhau) cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ – bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp.(1)
Mặt khác, lại cũng chính do đồng nhất mà ở người Việt Nam, ý thức về con người cá nhân bi thủ tiêu: Người Việt ln hịa tan vào các mối quan hệ xã hội (với người này là em, người kia là cháu, với người khác nữa là anh/chị…), giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hẳn với truyền thống phương đây, nó con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.
Sự đồng nhất (giống nhau) còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay dựa dâm, ỷ lại vào tập thể: Nước trơi thì bè trơi, Nước nổi thì thuyền nổ. Tệ hại hơn nữa là tình trạng Cha chung khơng ai khóc; lắm sãi khơng ai đóng cửa chùa… Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an (an phận thủ thường) và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chủ trương đóng cửa bảo nhau…
Một nhược điểm trầm trọng thứ ba là thói cào bằng, đố kị, khơng muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả đều đồng nhất, giống nhau!): Xấu đều hơn tốt lõi; Khôn độc không bằng ngốc đàn; Chết một đống còn hơn sống một người…
Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam, khái niệm “giá trị” trở nên hết sức tương đối (nó khẳng định đặc điểm tính chủ quan của lối tư duy nơng nghiệp): Cái tốt, nhưng mà tốt riêng rẽ thì trở thành xấu (khôn độc không bằng ngốcđàn); ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường
1.2.2. Tính tự trị
Tính tự trị biểu hiện ở mỗi làng có tính độc lập, có ranh giới sở hữu đất đai,
sinh hoạt, sản xuất riêng, có sự tự chủ tự quản để bảo đảm cuộc sống ổn định an tồn cho các thành viên trong làng. Nó cũng tạo nên lết sơng tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình có cánh đồng chung, có hệ thống kênh mương, có lũy tre cung cấp nguyên vật liệu làm cơng cụ, nhà ở; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá – tự đảm bảo nhu cầu về ăn; có bụi tre, rặng xoan, gốc mít – tự đảm bảo nhu cầu về ở.
Mặt khác, cũng chính do nhấn mạnh vào tính tự trị mà người Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu ích kỷ Bè ai người nấy chống; Ruộng ai người nấy đắp bờ; Thói xấu thứ hai có nguồn gốc từ tính tự trị là óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vẹn cho địa phương mình: Trống làng nào làng nấy đánh, Thánh làng nào làng nấy thờ; Trâu ta ăn cỏ đồng ta; Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn…Một biểu hiện nữa của tính tự trị là óc gia trưởng , tơn ti. Tính tơn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nơng thơn theo huyết thống, tự thân nó khơng phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vơ lí: Sống lâu lên lão làng; thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội, nhất là khi mà thói gia đình chủ nghĩa vẫn đang là một căn bệnh lan tràn.