Nghệ thuật ngôn từ

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam ( nghề công tác xã hội) (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 3 VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

3. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ

3.2. Nghệ thuật ngôn từ

Sản phẩm ngơn từ tiếng Việt có tính hài hồ, cân đối. Tục ngữ, thành ngữ thường rất ngắn gọn nhưng có sự phối thanh hiệp vần. Hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tục ngữ là cấu trúc đối xứng. Câu đối xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu, có quan hệ lơgíc chặt chẽ với nhau. Giữa các vế có sự cân bằng (đơi khi chỉ là cân bằng tương đối) về số lượng từ và sự đối ứng về từ loại, từ nghĩa …của những từ đồng vị.

Muốn giải thích đúng, sâu nghĩa và ý của câu tục ngữ, trước hết cần nắm chắc cấu trúc đối xứng của nó.

Các thể thơ truyền thống của Việt Nam như lục bát, song thất lục bát có sự phối thanh bằng trắc hài hồ. Trong mỗi câu đều có sự ln phiên bằng trắc.

Hỡi cơ tát nước bên đàng B T B Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi B T B B

Lời nói tiếng Việt có tính biểu cảm. người Việt ưa thích dùng cách thể hiện hình ảnh, gợi tả để biểu đạt tâm tư tình cảm. Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hịa, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có nhiều sắc thái khác nhau :xanh rì, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh

um, xanh lè… Bên cạnh màu đỏ trung tính có đỏ rực, đỏ au, đỏ lịm, đỏ lt, đỏ hoe… Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng Việt

để cụ thể hóa hành động trạng thái của sự vật. Giọng nói có những sắc thái oang

oang, ồm ồm, the thé, lí nhí, lắp bắp, thủ thỉ… Dáng đi có những hình ảnh lom khom, tập tễnh, ngật ngưỡng, thất thểu…

- Trong lời nói tiếng Việt thường gặp các lối nói ước lệ tượng trưng: dùng

các con số cụ thể để biểu đạt số lượng “ba chìm bảy nổi”, “ trăm họ”, vạn sự”…; dùng các sự vật hiện tượng cụ thể, điển hình để nói hiện tượng khái qt “mẹ trịn con vuông”, “ tre già măng mọc”…

- Người Việt ưa thích cách nói linh hoạt. Nghi thức trong cách nói lịch sự rất phong phú. Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam khơng có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau.Văn hóa nơng nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội, theo tình huống cụ thể và có sắc thái tình cảm. Trong khi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…Tổ chức ngữ pháp tiếng Việt linh hoạt: có thể rút gọn câu tuỳ hồn cảnh nói, có thể biến đổi đảo trật tự các vế trong câu…

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam ( nghề công tác xã hội) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)