Một số chính sách bảo tồn văn hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam ( nghề công tác xã hội) (Trang 91 - 96)

1.1 .Văn hoá là cầu nối các quốc gia, các dân tộc

4. Một số chính sách bảo tồn văn hóa

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta ln coi trọng vị trí, vai trị của văn hóa, khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển. Hiện nay, trước những thách thức đặt ra của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, càng phải chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa dân tộc vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Điều 8 Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngồi, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.

Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.

Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa, đồng thời đầu tư cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Các chính sách cụ thể bao gồm:

- Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.

- Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có cơng phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

- Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào các hoạt động: + Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;

+ Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trình bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;

+ Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

Hội nghị Văn hóa tồn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra vào ngày 24/11/2021. Đây là hội nghị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới cả về lý luận và thực tiễn trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Có thể nói, xây dựng văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

THỰC HÀNH CHƯƠNG 6 1. Mục đích, yêu cầu

Mục đích

- Nhớ lại và trình bày được sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc.

- Vận dụng được các kiến thức để phân tích những định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc; thuyết trình những việc làm của bản thân để góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc.

- Tích cực học tập, sẵn sàng, chủ động áp dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực hành và cuộc sống của bản thân.

Yêu cầu

- Vững lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, giáo trình, các tài liệu liên quan...

- Thực hành nghiêm túc, đảm bảo nội dung và phương pháp. - Dọn dẹp sạch sẽ nơi thực hành, tắt điện trước khi ra khỏi phòng

2. Phương tiện thực hành (vật liệu, thiết bị, mẫu vật)

Đồ dùng học tập, máy tính, máy chiếu, bảng phụ, tranh ảnh, giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam và các nội dung liên quan.

3. Nội dung thực hành

- Con người Việt Nam cần phát huy những điểm tốt đẹp nào về phẩm chất văn hoá? Đồng thời, cần hạn chế những biểu hiện tiêu cực nào?

- Giải thích vì sao cần phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc. - Phân tích những định hướng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc. - Thuyết trình: bản thân đã làm được gì để góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc.

4. Cách tiến hành

Phân nhóm (3 - 5 SV/nhóm), giao bài tập cho từng nhóm.

Tổ chức thực hành giải thích vì sao cần phải Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tổ chức thực hành phân tích những định hướng Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tổ chức thực hành thuyết trình bản thân đã làm được gì để góp phần Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc.

Hướng dẫn SV phân tích, đánh giá, sửa bài cho tất cả SV. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, SV các nhóm nhận xét, góp ý, tự đánh giá và rút kinh nghiệm. GV đưa ra nhận xét, kết luận và đánh giá.

Tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn SV cách phân tích, đánh giá phù hợp với nội dung thực hành.

- Tổ chức cho SV thực hành theo nhóm. Tổ chức cho 1-2 SV/nhóm trình bày sản phẩm, các SV còn lại quan sát, ghi chép.

- Tổ chức nhận xét, góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Hoạt động nhóm: SV tiến hành thực hiện tổ chức hoạt động học có chủ đích. GV hướng dẫn, quan sát, sửa sai, chỉ dẫn ở từng nhóm.

- Tổ chức cho từng nhóm tổ chức hoạt động. Một nhóm tổ chức các nhóm khác chú ý quan sát, ghi chép vào vở.

Nhận xét, đánh giá: Tổ chức cho SV nhận xét, góp ý, tự đánh giá, rút kinh ngiệm. GV nhận xét, kết luận và đánh giá

5. Báo cáo kết quả và đánh giá

- Thực hành được các nội dung đã giao ở trên.

- Đánh giá bằng cách theo dõi hoạt động thực hiện của từng cá nhân, nhóm và kết quả của nội dung bài tập.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 6.

1. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc Việt Nam bao gồm những việc làm nào?

2. Tại sao cần Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc ?

3. Trong thời đại hiện nay, văn hố có vai trị như thế nào đối với phát triển bền vững?

4. Trình bày những định hướng của Đảng và Nhà nước để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Đọc tài liệu, nghe giảng viên dạy, thảo luận nhóm, làm bài tập về nhà… tiếp thu lĩnh hội được các kiến thức chương 6: Sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc; định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; các giải pháp. Vận dụng được các kiến thức bài học vào thực tiễn bản thân, gia đình, nơi cơng tác, cộng đồng… phải giữ gìn và phát phuy bản sắc văn hóa dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Thêm. Văn hóa học và văn hóa Việt Nam: NXB Giáo dục; 2000.

2. Trần Quốc Vượng. Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: NXB Giáo dục; 2006.

3. Đặng Đức Siêu. Cơ sở văn hóa Việt Nam: NXB ĐHSP; 2004. 4. Phan Ngọc. Bản sắc văn hóa Việt Nam: NXBVăn học; 2010.

5. PGS.TS Trần Đình Huỳnh. Một số nội dung cơ bản về xây dựng văn hóa chính trị : Tạp chí cộng sản

05/05/2020 [Available from: http://www.tapchicongsan.org.vn>van-hoa- xa-hoi.

6. Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn : Tạp chí Xây dựng Đảng, 12/6/2014 [Available from: http://www.xaydungdang.org.vn>ykiendangvien

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam ( nghề công tác xã hội) (Trang 91 - 96)