.Vài nét về văn hoá Pháp và văn hoá Phương Tây

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam ( nghề công tác xã hội) (Trang 78)

Văn hố Pháp nói riêng và văn hố Phương Tây được hình thành sớm, có nhiều nét đặc trưng khác biệt.

Về tinh thần: coi trọng tinh thần tự do dân chủ, tôn trọng và phát huy tối đa

cái tôi cá nhân.

Về khoa học kĩ thuật: tổ chức sản xuất công nghiệp là chủ yếu và phát triển

mạnh

Vào cuối thể kỉ 19 đầu thế kỉ 20, các nước phương tây đã hình thành chủ nghĩa tư bản. Các nước Phương tây tìm kiếm những mảnh đất mới để cai trị, khai thác. Cuộc tiếp xúc văn hố Đơng Tây bắt đầu diễn ra với những mâu thuẫn và tương hợp mới

2.2. Văn hoá Việt Nam tiếp xúc, giao lưu với văn hoá Pháp

Sự tiếp xúc văn hoá với người Phương Tây ở Việt Nam thực chất đã có trước khi thực dân Pháp xâm lược. Vào khoảng thế kỉ XVII đã có các cha đạo truyền giáo Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam. Nhưng nói đến sự tiếp xúc văn hố trên diện rộng thì phải tính từ khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam.

Tinh thần tự do, dân chủ, bình đẳng tràn vào Việt Nam như một luồng gió mới. Với tiền đề khát vọng tự do, hạnh phúc đã tiềm ẩn và được khơi dậy từ trước (đặc biệt là tư tưởng trong văn học giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XVIII) cái tôi cá nhân đầy những cảm xúc riêng tư và khát vọng hạnh phúc được đón nhận một cách nồng nhiệt. Tư tưởng này khơng chỉ tác động đến suy nghĩ, tình cảm, lối sống mà còn khơi nguồn sáng tạo thi ca, nghệ thuật. Sản phẩm của tư tưởng này là một nền văn học nghệ thuật mới (thơ mới, văn xuôi hiện đại, các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ hiện đại).

Sản xuất công nghiệp làm thay đổi lớn đến bộ mặt xã hội Việt Nam: giai cấp công nhân hình thành, con người có tác phong cơng nghiệp, sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường... Nhiều hoạt động mới đã xuất hiện: xuất bản, mua bán văn hố phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành cơng chúng nghệ thuật và giới văn nghệ sĩ.

Sự xuất hiện của văn hoá Pháp ở Việt Nam mới đầu tạo nên những mâu thuẫn lớn. Tầng lớp nho sĩ không chấp nhận những tư tưởng lối sống khác với những chuẩn mực tồn tại hàng ngàn năm. Bài xích tư tưởng, họ bài xích cả những sản phẩm đóng dấu Phương Tây: chữ viết, bánh mì, bút sắt ... cịn lớp trẻ, đặc biệt là trí thức tây học thì lại hồ hởi tiếp nhận, cổ vũ cho việc tiếp nhận các yếu tố văn hố Phương tây. Thậm chí, có lúc sự nhiệt tình này thái q và cực đoan. Phong trào Âu hoá, phong trào thể thao học theo hình thức, bị biến tướng. Tuy nhiên, sự tiếp xúc và tiếp nhận văn hoá này, xét về tổng thể, loại trừ các yếu tố tiêu cực, văn hoá Việt Nam đã tiếp nhận được những yếu tố văn hố hiện đại, vừa đủ để hồ mình vào sự phát triển văn hoá nhân loại, vừa phát huy hết khả năng của những yếu tố văn hoá truyền thống.(3)

3. Tính dung hợp trong ứng phó với mơi trường xã hội

3.1. Ứng phó trong quân sự, ngoại giao

3.1.1. Tính hiếu hồ

Thích hồ bình, chống giặc để bảo vệ hồ bình, khơng đem qn đánh chiếm, chinh phục. Lấy đối sách hồ bình để giữ nước.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước, cha ông ta ln coi trọng việc giữ gìn hồ bình. Kế sách giữ gìn hồ bình là giữ mỗi quan hệ bang giao với các nước láng giềng. Ứng phó với mọi tình huống bằng con đường hồ bình nhưng đề cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với xâm lược.

Cha ơng ta nhiều lần đánh đuổi giặc ngoại xâm bằng cả sức mạnh quân sự và chính trị. Khi thắng giặc cũng tìm cách mở đường cho giặc về nước, sau đó nối

lại quan hệ. (Thời nhà Lê đánh giặc Minh đã cấp thuyền, lương ăn cho quân lính bại trận về nước; Thời Quang Trung sau khi đánh thắng quân Thanh, cho người đi sứ nối lại quan hệ).

3.1.2. Tính tổng hợp

Chiến tranh nhân dân, dùng nhiều chiến thuật chiến lược.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước, mỗi lần có giặc ngoại xâm, tất cả toàn dân đều tham gia góp sức đánh giặc. Các cụ già góp kế sách, phụ nữ giúp phục vụ, làm đường, tải lương, các em nhỏ liên lạc… Lực lượng quân sự luôn được bổ sung, điều chỉnh linh hoạt, kịp thời. Sức mạnh quân sự là sức mạnh phối hợp của nhiều lực lượng xã hội.

Ngoại giao: huy động mọi nguồn lực để đánh giặc, xây dựng đất nước. Trong chiến tranh, ta tranh thủ mọi sự ủng hộ: từ các nước XHCN, ND u chuộng hồ bình trên thế giới.

3.1.3. Tính linh hoạt

Các lực lượng, hình thức đấu tranh được sử dụng linh hoạt: chiến tranh du kích, phối hợp các lực lượng, vườn không nhà trống, mai phục, chia cắt địch…Địch mạnh thì ta rút lui, kéo dài thời gian, làm suy yếu địch. Địch yếu thì ta phản cơng. Các phương tiện, vũ khí cũng được sử dụng linh hoạt để phù hợp với điều kiện tình hình cụ thể. Tất cả các vũ khí từ thơ sơ đến hiện đại đều có thể sử dụng .VD: Dùng hầm chông, bẫy đá chống càn, đào hào chống tăng, tự chế bom ba càng, dùng súng trường hạ máy bay tầm thấp…

Trong ngoại giao: mềm dẻo, linh hoạt trong các tình huống cụ thể để thêm bạn bớt thù, tranh thủ các điều kiện để phát triển lực lượng. VD: Đấu tranh ngoại giao sau 1946. Chính sách mở rộng quan hệ đối tác thời kì đổi mới.

3.2. Dung hợp tơn giáo

Pha trộn các yếu tố tôn giáo. Thờ Phật song song với thờ thần. Tinh thần tôn giáo của người Việt mở rộng và mềm dẻo. Các tơn giáo ngoại lai nếu có tinh thần nhân ái, phù hợp với quan niệm và lối sống của người Việt đều được tiếp nhập. Các tôn giáo bản địa tồn tại, pha trộn với các tôn giao ngoại lai. Như: ở các ngôi chùa cổ Bắc bộ thờ Phật và Thần (bản địa). Chùa Dâu thờ Pháp Vân (Thần mây).

Hiện nay, các tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành… đã thâm nhập vào đời sống cộng đồng người Việt, cùng song song tồn tại, không bài trừ lẫn nhau.

Đạo Cao đài: đạo tổng hợp của người Việt. Đạo Cao đài lấy biểu tượng là con mắt (thiên nhã) – “nhìn thấu nhân gian, vũ trụ”; thờ: Phật, Chúa Giê-su, Khổng Tử, Bác Hồ.

3.3. Dung hợp trong nghệ thuật

Nghệ thuật Việt nam khơng tách biệt rạch rịi các thể loại, các yếu tố mà có sự pha trộn, dung hồ. Chèo là mơn nghệ thuật tổng hợp tiêu biểu: gồm hát, múa, kịch, nhạc; gồm bi và hài.

Phối hợp nghệ thuật truyền thống với nghệ thuật hiện đại: Các phương tiện, loại hình nghệ thuật mới được người Việt tiếp nhận nhanh và biến cải phù hợp với môi trường truyền thống. VD: đàn ghi ta được dùng trong dàn nhạc tài tử với cải biến giống với đàn kìm.

3.4. Tính dung hợp trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Linh hoạt trong ứng phó: kế sách chính trị, qn sự, ngoại giao đều được cân nhắc phù hợp với tình hình cụ thể. VD: Cách mạng tháng Tám diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giớ thuận lợi cho ta. Nhưng bản thân thời cơ diễn biến thanh, nếu không chớp thời cơ kịp thời sẽ không thành công.

Sử dụng các lực lượng tổng hợp: Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã huy động mọi lực lượng quần chúng tham gia kháng chiến. Phối hợp đấu tranh ở cả tiền tuyến và hậu phương.

Dung hợp trong tư tưởng: Hồ Chí Minh đã vận dụng tư tưởng Mac – Lê nin vào điều kiện Việt Nam kết hợp với tư tưởng yêu nước truyền thống.

THỰC HÀNH CHƯƠNG 5 1. Mục đích, yêu cầu

Mục đích

- Mơ tả và phân tích được giá trị văn hóa Chăm; phân tích được giá trị của tính dung hợp trong q trình phát triển văn hố Việt; giải thích được vì sao Phật giáo lại sớm được du nhập và chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống cư dân Việt cổ.

- Hoàn thành được các yêu cầu của giảng viên trong q trình thực hành. - Tích cực học tập, sẵn sàng, chủ động áp dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực hành và cuộc sống của bản thân.

Yêu cầu

- Vững lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, giáo trình, các tài liệu liên quan...

- Thực hành nghiêm túc, đảm bảo nội dung và phương pháp. - Dọn dẹp sạch sẽ nơi thực hành, tắt điện trước khi ra khỏi phòng

2. Phương tiện thực hành (vật liệu, thiết bị, mẫu vật)

Đồ dùng học tập, máy tính, máy chiếu, bảng phụ, tranh ảnh, giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam và các nội dung liên quan.

3. Nội dung thực hành

- Sưu tầm một sản phẩm văn hóa Chăm: mơ tả, phân tích giá trị văn hóa của sản phẩm đó.

- Phân tích giá trị của tính dung hợp trong q trình phát triển văn hố Việt. - Vì sao Phật giáo lại sớm được du nhập và chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống cư dân Việt cổ?

4. Cách tiến hành

Phân nhóm (3 - 5 SV/nhóm), giao bài tập cho từng nhóm.

Tổ chức thực hành phân tích phân tích giá trị văn hóa của sản phẩm nghệ thuật Chăm được lựa chọn; phân tích giá trị của Tính dung hợp trong q trình phát triển văn hố Việt; giải thích vì sao Phật giáo lại sớm được du nhập và chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống cư dân Việt cổ.

Hướng dẫn SV phân tích, đánh giá, sửa bài cho tất cả SV. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, SV các nhóm nhận xét, góp ý, tự đánh giá và rút kinh nghiệm. GV đưa ra nhận xét, kết luận và đánh giá.

Tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn SV cách phân tích, đánh giá phù hợp với nội dung thực hành.

- Tổ chức cho SV thực hành theo nhóm. Tổ chức cho 1-2 SV/nhóm trình bày sản phẩm, các SV cịn lại quan sát, ghi chép.

- Tổ chức nhận xét, góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Hoạt động nhóm: SV tiến hành thực hiện tổ chức hoạt động học có chủ đích. GV hướng dẫn, quan sát, sửa sai, chỉ dẫn ở từng nhóm.

- Tổ chức cho từng nhóm tổ chức hoạt động. Một nhóm tổ chức các nhóm khác chú ý quan sát, ghi chép vào vở.

Nhận xét, đánh giá: Tổ chức cho SV nhận xét, góp ý, tự đánh giá, rút kinh ngiệm. GV nhận xét, kết luận và đánh giá

5. Báo cáo kết quả và đánh giá

- Thực hành được các nội dung đã giao ở trên.

- Đánh giá bằng cách theo dõi hoạt động thực hiện của từng cá nhân, nhóm và kết quả của nội dung bài tập.

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 5.

1. Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn hoá Chăm. Các giá trị văn hoá vật chất, tinh thần của văn hố Chăm cần bảo tồn là gì?

2. Trình bày những nét văn hóa tích cực và tiêu cực của đạo Phật.

3. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong đời sống Việt Nam như thế nào? 4. Tính dung hợp có giá trị như thế nào trong q trình phát triển văn hố Việt?

5. Ứng phó trong qn sự, ngoại giao thì người Việt Nam phát huy tính dung hợp như thế nào?

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Đọc tài liệu, nghe giảng viên dạy, thảo luận nhóm, làm bài tập về nhà… tiếp thu lĩnh hội được các kiến thức chương 5: Giao lưu với văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa; giao lưu với văn hoá Phương Tây; tính dung hợp trong ứng phó với môi trường xã hội. Vận dụng được các kiến thức bài học vào thực tiễn bản thân, gia đình, nơi cơng tác, cộng đồng…

CHƯƠNG 6.

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HỐ DÂN TỘC. Giới thiệu

Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chương 6 trang bị cho sinh viên những kiến thức: Sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc.

Mục tiêu

- Trình bày, phân tích được những kiến thức cơ bản, trọng tâm: Sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Kỹ năng phân tích, đánh giá về sự giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.

- Chấp hành tốt những quy định của trường, những yêu cầu của giảng viên trong q tình học tập bộ mơn. Ln có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Nội dung chính

1. Sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc. 1.1. Văn hoá là cầu nối các quốc gia, các dân tộc

Mỗi dân tộc, quốc gia có nét văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng. Văn hố tạo nên những diện mạo riêng biệt của các dân tộc. Giúp cho mỗi dân tộc nhận biết về sự tồn tại độc lập của mình. Đồng thời, bản sắc riêng cũng tạo nên sự đa dạng, độc đáo làm nên sự phong phú của thế giới.

Giao lưu văn hoá là hoạt động thúc đẩy sự hợp tác. Trong thời đại giao lưu hội nhập hiện nay, văn hoá là phương tiện để các dân tộc có điều kiện tiếp xúc, học hỏi lẫn nhau. Con đường giao lưu văn hoá là con đường tiếp xúc thân thiện, hồ bình.

1.2. Văn hố là điều kiện để phát triển đất nước

Văn hoá là sản phẩm sáng tạo. Các sản phẩm văn hoá được khai thác phục vụ phát triển kinh tế: du lịch, dịch vụ… Việt Nam là một trong các quốc gia có điều kiện phát triển du lịch, dịch vụ. Để khai thác các tiềm năng du lịch, dịch vụ ,cần phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Thời gian qua, nước ta đã được UNESCO cơng nhận các di sản văn hố: Kinh thành Huế, nhã nhạc cung đình

Huế, cồng chiêng Tây nguyên… Các làng nghề thủ công truyền thống cũng được quan tâm phát triển: nghề đúc đồng, nghề dệt, đan lát, khảm trai…

Giao lưu văn hoá giúp mở rộng quan hệ, tạo môi trường hợp tác thân thiện về mọi mặt: kinh tế, xã hội, chính trị… Các hoạt động giao lưu văn hố như: tuần văn hoá Huế tại Pháp, Festival Huế, Ngày hội hoa Đà Lạt… được tổ chức thu hút sự quan tâm của cộng đồng thế giới và tạo ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam.

1.3. Văn hoá là điều kiện phát triển bền vững

Văn hoá là những sáng tạo phục vụ cuộc sống con người. Cần khai thác các yếu tố tích cực của văn hố truyền thống để phục vụ cho cuộc sống cộng đồng. Các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể cần được giữ gìn để khơng bị mai một. Đó là những giá trị không bao giờ cũ, lạc hậu nếu hiểu đúng và biết cách sử dụng phù hợp với cuộc sống hiện đại. Ví dụ: tồn tại trong dân gian các bài thuốc Nam sử dụng thảo dược, vừa không gây hại cho sức khoẻ vừa dễ kiếm.

Văn hoá ln hướng đến chân, thiện, mĩ. Văn hố giúp thanh lọc tâm hồn, hướng con người đến lí tưởng, giúp giảm bớt các tệ nạn xã hội. Các sinh hoạt văn hố lành mạnh giúp con người sống tích cực hơn, dễ vượt qua những căng thẳng trong cuộc sống, giảm bớt những mưu toan, hận thù…

2. Định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc. 2.1. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam ( nghề công tác xã hội) (Trang 78)