Tổ chức đô thị

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam ( nghề công tác xã hội) (Trang 35 - 40)

1 .Tổ chức nông thôn

3. Tổ chức đô thị

3.1. Đô thị Việt Nam trong quan hệ với quốc gia

Trước hết, xét về nguồn gốc, phần lớn đô thị Việt Nam là do nhà nước lập nên . Các đô thị lớn nhỏ, ra đời vào các giai đoạn khác nhau như Văn Lang, Cổ Loa, Luy Lâu, Thăng Long, Phú Xuân (Huế)…

Về chức năng, đô thị Việt Nam thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu. Trong đơ thị có bộ phận quản lí và bộ phận làm kinh tế (bn bán); thường thì bộ phận quản lí hình thành trước theo kế hoạch, rồi dần dần, một cách tự phát, bộ phận làm kinh tế mới được hình thành. Ví dụ như Kinh thành Thăng Long có Nội thành là thủ phủ, nơi triều đình hội họp giải quyết chính sự, điều hành đất nước. Có khu phố bn bán, đầu mối sản xuất gọi là 36 phố phường, xưa gọi là Kẻ Chợ.

Cổng thành Thăng Long Phố Hàng Đồng

3.2. Đô thị Việt Nam trong quan hệ với nông thôn

Đô thị Việt Nam được sao phỏng theo tổ chức nơng thơn với tính cộng đồng và tính tự trị rõ nét.

Phường vốn là cộng đồng của những người làm cùng một nghề của một làng q; vì những lí do khác nhau, họ đã tách ra một bộ phận vào thành phố làm ăn, dựng nhà trên cùng một dãy phố, phía trong sản xuất, phía ngồi bán hàng. Lối tổ chức đô thị theo phường làm cho đơ thị Việt Nam có một bộ mặt đặc biệt, khiến người châu Âu luôn ngỡ ngàng: Năm 1884, Julien viết: “Mỗi loại hàng hóa

đều có một phố riêng. Ở phố Bát Sứ – tất cả đều xanh. Tiếp đến phố Bát Đàn – tất cả đều đỏ. Rồi đến phố Hàng Đồng lấp lánh ánh kim vàng chói. Phố Hàng Thêu và phố Hàng Tranh, màu sắc tươi vui sặc sỡ. Ngay bây giờ, khi nền kinh tế thị trường đã ngự trị, điều “hình như vơ lí” đó vẫn tiếp tục tồn tại: các đơ thị Việt Nam vẫn tiếp tụ tự phát tổ chức theo lối phường. Chẳng hạn như ở thành phố Hố Chí Minh có đường Ngơ Gia Tự bán đồ gỗ, đường Tô Hiến Thành bán vật liệu xây dựng, đường Lí Thái Tổ làm dịch vụ in ấn, đường Huỳnh Thúc Kháng bán đồ điện tử cao cấp.

Nguyên nhân nào giải thích hiện tượng này? Vẫn là tính cộng đồng và tính tự trị: Trước hết, do tính cộng đồng mà cách tổ chức theo phường tỏ ra có lợi cho người bán: họ có điều kiện tương trợ giúp đỡ nhau trong việc định giá, giữ giá, vay mượn hàng, giới thiệu khách hàng cho nhau… Không phải ngẫu nhiên mà tục ngữ có câu: “Bn có bạn, bán có phường”.

Chất nơng thơn của đơ thị Việt Nam cịn bộc lộ ở tính cộng đồng (tập thể) của nó. Cho đến tận những năm 80, ở các đô thị Việt Nam vẫn rất phổ biến lối kiến trúc khu tập thể, (miền Nam gọi là “chung cư”) – ở đó tất cả đều tập thể, cộng đồng y như trong một làng: bể nước tập thể, bếp tập thế, thùng rác tập thể, và cả nhà vệ sinh cũng tập thể; hành lang thì dài dằng dặc chung cho tất thảy mọi nhà. Mọi nhà trong chung cư (ít nhất là trong cùng một hành lang, cùng là một cầu thang) đều quen biết nhau, sống cộng đồng với nhau (trông nhà giúp nhau, cho quà nhau, thăm nom nhau,…) như bao đời nay vẫn sống ờ nông thôn. Chất nông thôn của đô thị Việt Nam cũng bộc lộ cả tính tự trị nữa. Các đơ thị đều có cổng như cổng làng, các phố nhỏ bên trong cũng vậy.(1)

Hậu quả sự chi phối của nông thôn đối với đô thị là trong lịng các đơ thị, cho tới gần đây, thậm chí tận bây giờ, vẫn cịn sót lại những ốc đảo làng q có lũy tre xanh, có tiếng gà kêu, chó sủa. Ở Hà Nội, ngay cạnh quảng trường Ba Đình vẫn cịn làng hoa Ngọc Hà, ngay gần cơng viên Lê nin có làng Kim Liên, chếch phía Tây thì có làng Láng nổi tiếng với nghề trống rau húng. Ở Tp. Hồ Chí Minh, rẽ khỏi những đường phố lớn đi vào ngõ hẻm, ta vẫn có thể thấy những cánh đồng nhỏ trồng rau. Ở Huế, cho đến tận bây giờ khơng chỉ có những thơn Vĩ Dạ thơ mộng, làng Phủ Cam làm nón,… mà cả thành phố vẫn cịn ngun đó chất nơng thơn: Người Huế tự hào khoe với du khách rằng đây là một “Thành phố nhà-vườn” – mỗi ngôi nhà được bao bọc bởi một khu vườn xanh tươi với những hàng cây cắt xén tươm tất – một hình ảnh rất điển hình của gia đình nơng thơn.

3.3. Một số vấn đề về văn hóa tổ chức đơ thị ngày nay

Sự tăng tốc, mở rộng quá trình đơ thị hóa trong thời gian gần đây đã có tác động nhiều chiều đến văn hóa và lối sống ở các đơ thị Việt Nam , đặc biệt là ở các đô thị lớn. Sự thay đổi của đời sống đô thị đang tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa và lối sống của người dân đơ thị. Những biến đổi này đang chứa đựng trong nó cả những nhân tố tích cực lẫn tiêu cực.

Trật tự văn minh đơ thị, nếp sống văn hóa người đơ thị tự nó khơng hình thành mà cộng đồng phải góp phần xây dựng. Nếu nơng thơn xưa nước ta có “Hương ước” điều chỉnh hành vi dân cư thì ở đơ thị phải có ý thức “Trọng luật”, nếu khơng trật tự xã hội sẽ rối loạn. Việc cư xử tùy tiện sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống chung như: lấn chiếm vỉa hè lòng đường, xả rác bừa bãi, làm mất mỹ quan đô thị, mất trật tự công cộng.

Hiện nay các đô thị Việt Nam hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố "văn minh - hiện đại - nghĩa tình". Trong mục tiêu đó có sự tiếp nối truyền thống ứng xử tình nghĩa của người dân, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, văn minh về nếp sống. Khi yếu tố khách quan (kỹ thuật hiện đại, phù hợp môi trường đô thị) và yếu tố chủ quan (nhận thức, trình độ của nhà quản lý và văn hóa của thị dân) phát triển đồng bộ, khi ấy sẽ tạo nên diện mạo một thành phố văn minh - hiện đại.

THỰC HÀNH CHƯƠNG 2 1. Mục đích, yêu cầu

Mục đích

- Mơ tả và phân tích được giá trị của tinh thần đoàn kết toàn dân qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Phân tích được những mặt tích cực và tiêu cực của tính cộng đồng và tính tự trị.

- Tích cực học tập, sẵn sàng, chủ động áp dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực hành và cuộc sống của bản thân.

Yêu cầu

- Vững lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, giáo trình, các tài liệu liên quan...

- Thực hành nghiêm túc, đảm bảo nội dung và phương pháp. - Dọn dẹp sạch sẽ nơi thực hành, tắt điện trước khi ra khỏi phòng.

2. Phương tiện thực hành (vật liệu, thiết bị, mẫu vật)

Đồ dùng học tập, máy tính, máy chiếu, bảng phụ, tranh ảnh, giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam và các nội dung liên quan.

3. Nội dung thực hành

- Phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của tính cộng đồng và tính tự trị. - Phân tích giá trị của tinh thần đoàn kết toàn dân qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Chứng minh tính cộng đồng và tự trị trong văn hóa Việt Nam thơng qua hình ảnh bến nước, lũy tre.

4. Cách tiến hành

Phân nhóm (3 - 5 SV/nhóm), giao bài tập cho từng nhóm.

Tổ chức thực hành phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của tính cộng đồng và tính tự trị; Phân tích giá trị của tinh thần đồn kết toàn dân qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

Hướng dẫn SV phân tích, đánh giá, sửa bài cho tất cả SV. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, SV các nhóm nhận xét, góp ý, tự đánh giá và rút kinh nghiệm. GV đưa ra nhận xét, kết luận và đánh giá.

Tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn SV cách phân tích, đánh giá phù hợp với nội dung thực hành.

- Tổ chức cho SV thực hành theo nhóm. Tổ chức cho 1-2 SV/nhóm trình bày sản phẩm, các SV còn lại quan sát, ghi chép.

- Tổ chức nhận xét, góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Hoạt động nhóm: SV tiến hành thực hiện tổ chức hoạt động học có chủ đích. GV hướng dẫn, quan sát, sửa sai, chỉ dẫn ở từng nhóm.

- Tổ chức cho từng nhóm tổ chức hoạt động. Một nhóm tổ chức các nhóm khác chú ý quan sát, ghi chép vào vở.

Nhận xét, đánh giá: Tổ chức cho SV nhận xét, góp ý, tự đánh giá, rút kinh ngiệm. GV nhận xét, kết luận và đánh giá

5. Báo cáo kết quả và đánh giá

- Thực hành được các nội dung đã giao ở trên.

- Đánh giá bằng cách theo dõi hoạt động thực hiện của từng cá nhân, nhóm và kết quả của nội dung bài tập.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1.Tổ chức nông thôn của người Việt dựa trên các nguyên tắc nào? Tại sao người Việt rất coi trọng tình làng nghĩa xóm? Người Việt duy trì, củng cố tình cảm xóm làng bằng những cách thức nào?

2. Biểu hiện của tính cộng đồng và tính tự trị trong đời sống nơng thơn trước đây và hiện nay. Tính cộng đồng và tính tự trị có mặt tích cực và tiêu cực nào?

3. Mơ tả khái quát tổ chức quốc gia thời phong kiến. Nêu những ưu điểm, những nhược điểm.

4. Sự hình thành các đơ thị cổ ở Việt Nam dựa trên các điều kiện xã hội nào? Mô tả tổ chức đời sống tập thể ở đô thị xưa và nay.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Đọc tài liệu, nghe giảng viên dạy, thảo luận nhóm, làm bài tập về nhà… tiếp thu lĩnh hội được các kiến thức chương 2: Tổ chức nông thôn; tổ chức quốc gia; tổ chức đô thị. Vận dụng được các kiến thức bài học vào thực tiễn bản thân, gia đình, nơi cơng tác, cộng đồng…

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam ( nghề công tác xã hội) (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)