Đánh giá nănglực

Một phần của tài liệu Xây Dựng Bộ Chỉ Số Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giáo Viên Trường Trung Cấp Cảnh Sát Giao Thông (Trang 31 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.3. Đánh giá nănglực

1.2.3.1. Một số vấn đề về đánh giá

Trong lĩnh vực giáo dục thuật ngữ đánh giá (Assessment) được sử dụng rất phổ biến, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ đánh giá, có thể kể đến một số cách định nghĩa như sau:

Theo Black và William (1998) ĐG được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các hoạt động mà giảng viên và sinh viên đã thực hiện để thu thập thông tin. Các thơng tin này có thể được sử dụng theo nghĩa chẩn đoán để điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập (trích bản dịch của tác giả Lê Thị Thu Liễu (2007) [5].

Theo TS. Nguyễn Kim Dung (2008) ĐG là một hình thức chẩn đốn của việc xem xét chất lượng và ĐG việc giảng dạy, học tập và chương trình đào tạo dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chương trình học, cơ cấu và hiệu

29

quả của một cơ sở đào tạo, xem xét bên trong và các cơ chế kiểm soát chất lượng của cơ sở đó [14].

GS. TS. Lâm Quang Thiệp (2009) đưa ra khái niệm: ĐG là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn việc ĐG một chương trình, một nhà trường, một chính sách. ĐG có thể là định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dựa vào các ý kiến và giá trị [3].

ĐG là việc căn cứ vào các số đo và các tiêu chí để xác định NL và phẩm chất của sản phẩm đào tạo để nhận định, phán đoán và đề xuất các quyết định nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

ĐG là quá trình đưa ra nhận định về NL và phẩm chất của sản phẩm giáo dục căn cứ vào các thơng tin định tính và định lượng từ các phép đo. ĐG cũng là q trình thu thập thơng tin về năng lực và phẩm chất của một cá nhân và sử dụng những thơng tin đó để đưa ra quyết định về mỗi cá nhân và dạy học trong tương lai. ĐG bao gồm các việc phán xét cá nhân theo các hệ thống quy tắc hoặc tiêu chuẩn nào đó.

Về mặt truyền thống, có thể phân biệt hai loại đánh giá giáo dục, đó là: đánh giá hình thành (formative evaluation) và đánh giá tổng kết (summative evaluation).

Đánh giá hình thành tập trung vào việc thu thập và sử dụng thông tin mang tính “chẩn đốn” nhằm cải tiến hoạt động dạy và học. Loại đánh giá này nhằm vào việc xác định những lĩnh vực cần phải cải tiến chứ không phải đánh giá những gì đã làm được hoặc khuếch trương các thành tích giảng dạy [22]. Loại đánh giá này chủ yếu được thực hiện bởi GV ở bất kì thời điểm nào trong học kì, có thể tại lớp hoặc tại các địa điểm khác (mạng internet, phịng thí nghiệm, địa điểm đi thực tế, thực địa…). Thơng tin phản hồi có thể thu được từ các nguồn khác nhau như: GV tự đánh giá, sinh viên đánh giá, đánh giá qua đồng nghiệp và người hướng dẫn (đối với GV trẻ và GV tập sự).

30

Công cụ sử dụng có thể là phiếu điều tra (bằng giấy hoặc online).

Đánh giá tổng kết được tiến hành với mục đích xem xét về hiệu quả của hoạt động giảng dạy của GV. Kết quả của đánh giá tổng kết được dùng để bổ nhiệm các chức danh GV hoặc sử dụng cho việc đề bạt, khen thưởng hoặc tăng lương. Lãnh đạo khoa và trường cũng có thể sử dụng kết quả này để quyết định thay đổi nội dung, chương trình đào tạo hoặc môn dạy của GV. Đánh giá này thường được tiến hành sau khi kết thúc môn học hoặc vào một thời điểm nhất định trong q trình cơng tác của GV. Để đảm bảo tính tồn diện và tiêu biểu, việc đánh giá này được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như:

• Thư góp ý của học sinh về tính hiệu quả của hoạt động giảng dạy của GV, chất lượng của những kiến thức mà học sinh thu được và tác dụng của chúng lên quá trình tiến bộ của học sinh;

• Đánh giá bởi đồng nghiệp dựa trên hình thức dự giờ tại lớp; • Hồ sơ giảng dạy của GV (teaching dossier)

Điều cần lưu ý là hai loại đánh giá trên phải tách biệt nhau. Đánh giá hình thành hướng đến tương lai (prospective), nghĩa là làm cho GV phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu đã có trong hoạt động giảng dạy của mình. Ngược lại, đánh giá tổng kết hướng về quá khứ (retrospective), nghĩa là nhằm mục đích đánh giá các thành tích cụ thể mà GV đã thu được. Trong khuôn khổ luận văn này, thuật ngữ đánh giá năng lực giảng dạy được dùng với ý nghĩa là đánh giá hình thành, mục đích chủ yếu là giúp GV nhận biết được thực sự năng lực giảng dạy của mình tới đâu.

Trong giáo dục có 6 loại ĐG chính:

- ĐG mục tiêu đào tạo đáp ứng với yêu cầu kinh tế xã hội; - ĐG chương trình/ nội dung đào tạo;

- ĐG sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo; - ĐG quá trình đào tạo;

31

- ĐG kiểm định công nhận cơ sở đào tạo.

1.2.3.2. Những nguồn thông tin dùng để đánh giá

Một trong những luận điểm quan trọng nhất của việc ĐG chất lượng giáo dục nói chung và ĐG giáo viên nói riêng đó là ĐG như thế nào? Có những cơ sở khoa học gì để đánh giá? Những phương pháp và cơng cụ gì có thể dùng để đánh giá? Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong q trình đánh giá bởi chỉ khi chúng ta có những tiêu chí ĐG dựa trên những cơng cụ được thiết kế khoa học cùng với các phương pháp ĐG phù hợp thì khi đó ĐG mới có vai trị đúng nghĩa của nó.

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều phương pháp hay cịn gọi là nhiều cơng cụ khác nhau đã qua thực nghiệm được vận dụng để ĐG các hoạt động của giảng viên. Ở châu Âu và Hoa Kỳ, những phương pháp phổ biến hiện hành trong các trường đại học, cao đẳng hiện được sử dụng để ĐG giảng viên bao gồm 7 phương pháp chính; nhưng khơng phải các trường sử dụng đồng thời cả 7 phương pháp này để hàng năm ĐG giảng viên, bời vì để đạt hiệu quả ĐG và có kết quả ĐG mang tính khách quan cao, cần có cân nhắc kỹ lưỡng để chọn phương pháp ĐG phù hợp mục đích đặt ra.Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, chúng ta áp dụng một số phương thức sau để ĐG phương pháp giảng dạy của GV:

- GV tự đánh giá; - ĐG của đồng nghiệp; - ĐG của SV;

- ĐG của các nhà quản lí giáo dục; - ĐG qua hồ sơ giảng dạy;

- Quan sát của tổ trưởng chuyên mơn; - ĐG của các chun gia ĐG ngồi.

32

các phương thức trên để ĐG phương pháp giảng dạy của GV. Để đạt hiệu quả ĐG và kết quả ĐG có tính khách quan cao, người ĐG hoặc đơn vị tổ chức ĐG cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng trong việc sử dụng một hoặc phối hợp nhiều phương thức ĐG cụ thể. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến phương pháp ĐG phương pháp giảng dạy của GV thông qua việc ĐG của SV, GV tự ĐG và ĐG của đồng nghiệp.

GV tự đánh giá

Tự ĐG là một trong những phương thức ĐG phương pháp giảng dạy của GV. Thơng qua việc tự đánh giá, GV sẽ tự nhìn nhận lại và có cơ hội để hồn thiện và làm mới mình hơn. Nói cách khác, đây là phương tiện để từng cá nhân GV xác định hiệu quả giảng dạy của mình. Thực hiện hoạt động tự ĐG phương pháp giảng dạy cũng gần như tiến hành một nghiên cứu. Trong cả hai trường hợp, GV phải trả lời những câu hỏi chính yếu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Điểm mấu chốt để thực hiện tự ĐG hay một nghiên cứu đạt kết quả tốt là phải xác định được những câu hỏi cần trả lời và cách thức trả lời những câu hỏi đó. Thơng thường GV thường đặt ra những câu hỏi đối với việc giảng dạy của mình là: Tơi giảng như thế nào? Khía cạnh nào đã được thực hiện tốt và khía cạnh nào cần phải được thay đổi cải tiến?

Câu hỏi thứ nhất nhằm xác định một sự ĐG chung trên tất cả các mặt của cả quá trình giảng dạy. Ở câu hỏi thứ hai, cần có những phương pháp, kỹ thuật nhằm ĐG chi tiết hơn những khía cạnh cụ thể của phương pháp giảng dạy.

Qua thời gian, hầu hết GV đều thực hiện phương pháp giảng dạy của mình tốt hơn vì tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn. Thực ra việc tiến hành tự ĐG của GV được thực hiện thường xuyên, liên tục và là việc làm tự thân của mỗi GV khi bắt đầu bước vào nghề. Mỗi GV với đạo đức nghề nghiệp phải khơng ngừng trau dồi kiến thức, trình độ chun mơn cũng như phương pháp giảng dạy để đáp ứng nhu cầu học tập của SV và bắt kịp với thời đại.

33

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp GV tự đánh giá, cải tiến trong giai đoạn nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra và sau đó họ ngừng lại q trình tự ĐG và cải tiến này. Điều đó sẽ dẫn đến những người này sẽ có hiệu quả phương pháp giảng dạy ngày một kém hơn.

Xét dưới góc độ tâm lý, tự ĐG là hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu cao hơn trong thang nhu cầu của Mashlow. Đó là nhu cầu về sự tự hoàn thiện và được tôn trọng. Một GV có tinh thần cầu tiến sẽ luôn thực hiện hoạt động tự ĐG và kết quả của hoạt động này phần nào đáp ứng được nhu cầu tinh thần của họ.

GV có thể tự ĐG phương pháp giảng dạy của mình thơng qua các hoạt động như: Tự giám sát, sử dụng phương tiện ghi lại phương pháp giảng dạy, lấy ý kiến từ người học, ĐG kết quả học tập của SV, lấy thông tin từ chuyên gia trong ngành, nhà trường, GV khác. Mỗi một nguồn thơng tin đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Do vậy, người GV cần có sự lựa chọn, kết hợp khéo léo, để hoạt động tự ĐG của mình cho kết quả trung thực, khách quan; căn cứ vào đó phát huy những mặt mạnh và khắc phục những tồn tại trong giảng dạy.

Điểm mạnh: Sử dụng như một quá trình liên tục; GV tự ĐG việc giảng

dạy của mình để điều chỉnh và cải tiến phương pháp giảng dạy; các thông tin ĐG liên quan trực tiếp đến mục tiêu và nhu cầu của GV.

Điểm yếu: Kết quả khó đồng nhất với các ĐG khác, tính khách quan thấp; có những GV miễn cưỡng khi nộp báo cáo tự ĐG vì quan niệm đó là kết quả tự ĐG riêng của bản thân.

Phương thức GV tự ĐG sẽ đạt hiệu quả sử dụng khi GV có sự tự tin, yên tâm làm việc này. Hơn nữa, GV cần có kỹ năng thu thập các bằng chứng thông tin phù hợp cho việc ĐG của bản thân.

34

Đánh giá của SV

SV tham gia ĐG phương pháp giảng dạy của GV là việc làm không mới ở các nước có nền giáo dục phát triển thuộc Châu Âu, Hoa Kỳ. Riêng ở Việt Nam, hoạt động này chưa được ủng hộ nhiều. Từ xưa đến nay, trong quan niệm của người Việt Nam “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” mà đã là thầy thì SV khơng có quyền nhận xét, đánh giá. Chỉ có thầy ĐG trị, khơng có chuyện trị ĐG thầy. Tuy vậy, theo xu thế phát triển chung của xã hội, việc ĐG phương pháp giảng dạy của GV thông qua ĐG của SV đã bắt đầu được thực hiện trong nhiều trường đại học. Thực chất của việc SV ĐG GV là việc lấy ý kiến phản hồi của SV đối với việc giảng dạy của GV. Ngoài việc phản hồi về chất lượng mà SV thu được qua việc giảng dạy của GV, việc làm này còn mang ý nghĩa là sự phản hồi của xã hội đối với chất lượng của nhà trường, của cơ sở giáo dục và đào tạo. Việc lấy ý kiến của SV thể hiện mức độ hài lòng của SV đối với GV, là cơ hội để SV đóng góp ý kiến với GV, khắc phục tình trạng trao đổi ngồi lề hay tạo ra những dư luận khơng mang tính xây dựng phía sau giảng đường. Đồng thời hình thức này cung cấp những “thơng tin ngược” để GV kiểm tra lại phương pháp giảng dạy của mình. Qua đó GV phát huy những thế mạnh, ưu điểm và khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục. Việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện hiện nay khi đa số các trường đại học đã, đang và sẽ triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ mà một trong những đặc trưng của loại hình đào tạo này là SV có quyền chọn lớp, chọn GV, SV sẽ chọn những GV giỏi. Đây là động cơ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các GV. Thêm vào đó, trình độ và địi hỏi về kiến thức của SV ngày càng cao, GV cần có ý thức thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, liên tục làm mới mình thì mới đáp ứng được yêu cầu thiết thực đó. Để ĐG phương pháp giảng dạy của GV thông qua lấy ý kiến phản hồi của SV đạt hiệu quả và tính khách quan cao, cần chú ý một số điểm sau:

35

- Nâng cao nhận thức đối với GV và SV về hoạt động SV tham gia ĐG GV. - Tuỳ theo điều kiện cụ thể, từng trường có thể trao quyền tự quyết cho các khoa trong việc triển khai thực hiện.

- Dựa trên tình hình GV và cơng tác đào tạo của mình, các đơn vị có thể tự xây dựng các tiêu chí đánh giá.

- Là một hoạt động quan trọng trong việc nỗ lực nâng cao chất lượng GV của đơn vị nên cần thực hiện nghiêm túc, có qui trình, chuẩn mực cụ thể, tránh tình trạng “giơ cao, đánh khẽ”.

- Cần từng bước công khai ý kiến ĐG của SV để tránh nguy cơ gây nên tác dụng ngược.

- Việc ĐG phương pháp giảng dạy của GV cần thực hiện đồng thời với việc đổi mới công tác kiểm tra, ĐG hết mơn học, trong đó khắc phục tình trạng GV vừa là người tham gia giảng dạy, vừa là người ra đề, chấm thi.

- Nhà trường cần quan tâm về xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, phịng thí nghiệm, giáo trình... để GV có được những điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng giờ giảng của mình.

Đánh giá của đồng nghiệp

ĐG đồng nghiệp là một phương thức ĐG hữu hiệu khi muốn biết chất lượng một trường đại học nói chung và chất lượng hoạt động của GV nói riêng. Hoạt động tự ĐG của GV ở trên được tiến hành một cách tỉ mỉ, cẩn trọng đầy tính phê phán thơi chưa đủ vì nó cịn mang tính chủ quan nên ĐG đồng nghiệp, một hình thức ĐG ngồi khách quan là điều hết sức cần thiết. Bản thân mỗi người, nhiều khi cũng khơng nhìn thấy hết thiếu sót của mình cũng như việc nhìn sai bản chất của vấn đề, chính vì thế quan sát của những người ngồi đối với những gì chúng ta làm để ĐG là việc làm không thể thiếu. Người ngoài sẽ giúp giơ cao tấm gương phản chiếu để mỗi chúng ta thấy được những gì mình đã làm được và những gì mình cịn thiếu sót, sai

36

lầm. Như vậy, bản chất của ĐG đồng nghiệp trong phương pháp giảng dạy là việc tìm kiếm, thu thập các thông tin về chất lượng giảng dạy của GV này thông qua GV khác.

Tự ĐG phương pháp giảng dạy và ĐG đồng nghiệp có một điểm chung ở nguồn đánh giá. Nguồn ĐG ở đây khơng ai khác chính là GV. GV khơng chỉ là nguồn cung cấp những quan điểm, ý kiến phản hồi mà là nguồn quan trọng để ĐG chất lượng, thành tích nghiên cứu, giảng dạy và thực hành. GV thường tự tin hơn khi ĐG đồng nghiệp của mình thơng qua các tài liệu giảng dạy hơn là dự giờ để quan sát việc giảng dạy tại lớp học (French – Lazovik,

Một phần của tài liệu Xây Dựng Bộ Chỉ Số Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giáo Viên Trường Trung Cấp Cảnh Sát Giao Thông (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)