.2 Quy trình nghiên cứu thực hiện đề tài

Một phần của tài liệu Xây Dựng Bộ Chỉ Số Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giáo Viên Trường Trung Cấp Cảnh Sát Giao Thông (Trang 49)

2.2.2. Nội dung bộ chỉ số đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên trường TC CSGT trường TC CSGT

Kết quả nghiên cứu ở Chương I chỉ ra: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá nănglực giảng dạy của GV trường TC CSGT ta có thể xây dựng dựa trên các tiêu chí sau:

- NL chuyên môn

- NL xây dựng kế hoạch bài dạy - NL sử dụng ngôn ngữ

- NL sử dụng phương pháp giảng dạy - NL kiểm tra đánh giá

47 - NL giao tiếp ứng xử sư phạm

- NL tham gia đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, tài liệu dạy học Các chỉ số đánh giá được đề xuất sau khi tác giả đã nghiên cứu và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia.

Bảng 2.1 Bộ chỉ số đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên trường TC CSGT

Tiêu chí 1: Năng lực chuyên môn

1 Hiểu biết sâu nội dung kiến thức của môn học trực tiếp giảng dạy 2 Hiểu biết mối liên hệ môn học với các mơn học gần khác

3 Có khả năng tư duy giải quyết vấn đề của chuyên môn

4 Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học của bản thân vào bài giảng một cách hiệu quả

5 Có các kiến thức bổ trợ cho hoạt động chuyên môn: ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ sư phạm…

Tiêu chí 2: Năng lực xây dựng kế hoạch bài dạy

6 Biết cách cụ thể hố mục tiêu mơn họcthành mục tiêu bài giảng

7 Biết cách phân tích, tổng hợp tài liệu; hệ thống hóa kiến thức cụ thể trong giáo án giảng dạy

8 Biên soạn bài giảng đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, chính xác 9 Sử dụng kiến thức thực tế lồng ghép vào bài giảng

10 Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học 11 Phân bổ hợp lý thời gian giảng dạy của từng nội dung bài học

12 Đưa các ví dụ, minh chứng phù hợp với nội dung giảng dạy vào bài giảng

13

Biết cách liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới; giữa kiến thức mơn học mình giảng dạy với kiến thức của các mơn học khác có liên quan đến nội dung giảng dạy,

48

14 Có khả năng thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của học sinh trong mỗi môn học

15

Khái quát được nội dung bài học, đi sâu vào trọng tâm nội dung kiến thức cần đạt được, nhấn mạnh được các kiến thức ngồi giáo trình liên quan đến mơn học

Tiêu chí 3: Năng lực sử dụng ngơn ngữ

16 Có khả năng truyền đạt kiến thức đến người học bằng giọng nói dễ nghe, rõ ràng, mạch lạc

17 Sử dụng ngơn ngữ đảm bảo chính xác về ngữ pháp, ngữ âm 18 Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, logic

19 Có âm độ, ngữ điệu ngôn ngữ phù hợp với từng nội dung, tình huống giảng dạy; biểu cảm, lơi cuốn người học

Tiêu chí 4: Năng lực sử dụng phƣơng pháp dạy học

20 Phương pháp giảng dạy tạo được hứng thú, lơi cuốn, kích thích được tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập đối với người học

21 Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực

22 Sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại, dụng cụ dạy học

23 Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung giảng dạy

24 Áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm lớp học, với mục tiêu kiến thức cần đạt được

25 Có khả năng huy động, tổ chức các hoạt động học của học sinh

26 Phân công, giao nhiệm vụtrong hoạt động học phù hợp với trình độ người học

27 Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các thí nghiệm, thực hành, các buổi thảo luận, xêmina đạt chất lượng

49 29 Biết bao quát lớp học

30 Ln có sáng kiến mới đổi mới, nâng cao phương pháp, chất lượng giảng dạy

31 Có khả năng học tập, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp

Tiêu chí 5: Năng lực giao tiếp ứng xử sƣ phạm

32 Hiểu rõ về trình độ người học, thơng tin lớp học

33 Tư vấn cho học sinh xây dựng mục tiêu, kế hoạch học tập, phương pháp học tập phù hợp giúp học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo

34 Thường xuyên giao lưu, đặt câu hỏi vấn đáp để kiểm tra kiến thức học sinh

35 Tích cực giải đáp những thắc mắc, giúp đỡ học sinh giải quyết những vấn đề liên quan đến môn học

36 Giải quyết linh hoạt, hợp lý, kịp thời các tình huống sư phạm xảy ra 37 Hình thành cho học sinh tình u mơn học, niềm đam mê học tập 38 Đảm bảo tác phong điềm đạm, chuẩn mực của người giáo viên

Tiêu chí 6: Năng lực kiểm tra đánh giá

39 Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của học sinh trong quá trình tiếp thu bài giảng

40

Có khả năng thiết kế các câu hỏi thi, kiểm tra phù hợp với trình độ học sinh, đảm bảo chất lượng, phân loại học sinh, đánh giá đúng năng lực người học

41 Sử dụng đa dạng, linh hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá quá trình nhận thức của người học

42 Biết cách sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới, nâng cao phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức của người học

43

Đánh giá người học đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, cơng bằng.

50

Tiêu chí 7: Năng lực tham gia đánh giá và phát triển chƣơng trình đào tạo, tài liệu dạy học

44 Có năng lực đánh giá các mơn học, phát triển chương trình đào tạo; điều chỉnh cập nhật nội dung môn học

45 Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ giảng dạy: công cụ, tài liệu, phương tiện giảng dạy

2.2.3. Xác định mẫu và chọn mẫu

Đề tài nghiên cứu về mối tương quan giữa các hình thức đánh giá năng lực giảng dạy của GV, khách thể nghiên cứu bao gồm: sinh viên, GV.

Có nhiều hình thức đánh giá năng lực giảng dạy của GV. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này, tác giả tập trung vào các hình thức chính: GV tự đánh giá về năng lực giảng dạy và lấy ý kiến sự hài lòng của học viên về năng lực giảng dạy của GV.

2.2.3.1. Mẫu giáo viên

Hiện nay, Trường TC CSGT có 9 khoa, bộ môn (tại Trường TC CSGT các Khoa và Bộ mơn có vị trí, cơ cấu tổ chức ngang hàng như nhau), tác giả chọn khảo sát tại 9 Khoa, Bộ mơn (Chính trị, Pháp luật, Nghiệp vụ Cơ sở, Ngoại ngữ - Tin học, Khoa Điều tra Trinh sát Cảnh sát, Khoa Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý, Khoa Nghiệp vụ Cảnh sát Giao thông đường bộ - Đường sắt, Khoa Cảnh sát giao thông đường thủy, Khoa Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội) do những đơn vị này đã trực tiếp giảng dạy học viên ở các lớp đến thời điểm khảo sát (9/2014). Thời gian bắt đầu từ đầu học kỳ 2 năm học 2014 – 2015.

Về độ tuổi của các GV, tác giả phân chia như sau:

- Nhóm 1: có độ tuổi dưới 27. Đây là đội ngũ GV xuất phát điểm là SV các trường CAND sau khi tốt nghiệp ra trường GV được phân công làm GV

51

tại các Khoa, Bộ môn hoặc các GV được tuyển dụng mới vào Trường để giảng dạy các học phần cơ sở. Các GV này sẽ phải trải qua quá trình tập sự, đi thực tế và duyệt giảng. Toàn bộ thời gian trên trung bình là 1 năm. Như vậy, để có thể lên lớp giảng dạy, tính trung bình độ tuổi của GV là 24. Những GV trong nhóm này là những người mới bắt đầu giảng dạy, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn chưa được sâu, chưa có sự ổn định trong chất lượng bài giảng ở tồn bộ thời gian giảng dạy.

- Nhóm 2: có độ tuổi từ 27 đến 35. Những GV trong độ tuổi này đã có kinh nghiệm trong giảng dạy, kiến thức chuyên môn liên tục được trau dồi, chất lượng bài giảng ổn định và đã có những thành tựu nhất định trong giảng dạy (danh hiệu GV dạy giỏi, nghiên cứu đề tài…).

- Nhóm 3: có độ tuổi từ 36 đến 45. Những GV trong nhóm tuổi này đã có thâm niên trong giảng dạy, liên tục được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cũng như thực tế, khả năng sư phạm, truyền đạt tới sinh viên cao và được sinh viên hưởng ứng.

- Nhóm 4: có độ tuổi từ 46 đến 55. Những GV trong nhóm tuổi này đã có thâm niên trong giảng dạy, liên tục được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cũng như thực tế, khả năng sư phạm, truyền đạt tới sinh viên cao, giữ vị trí lãnh đạo trong bộ mơn, khoa và đã có chức danh giáo viên cao cấp trung cấp chuyên nghiệp.

52

Bảng 2.2: Cơ cấu giáo viên các Khoa, Bộ mơn theo nhóm tuổi

STT Đơn vị Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Tổng số 1 BM Chính trị 4 9 1 0 14 2 BM Pháp luật 3 10 0 0 13 3 BM Nghiệp vụ cơ sở 6 8 1 0 15 4 BM Ngoại ngữ - Tin học 4 8 2 0 14 5 Khoa Cảnh sát ma tuý 1 16 1 1 19

6 Khoa Điều tra

Trinh sát Cảnh sát 8 11 0 0 15 7 Khoa CSGT Đường bộ, đường sắt 3 6 0 1 10 8 Khoa CSGT Đường thủy 3 9 0 0 12 9 Khoa QLHC về TTXH 1 7 0 0 8 Tổng cộng: 120 giáo viên

Tiến hành chọn ngẫu nhiên 01 giáo viên trong mỗi đơn vị để học viên tiến hành đánh giá năng lực giảng dạy, ta có kết quả như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu giáo viên tham gia vào nghiên cứu

STT Đơn vị Số lƣợng giáo viên Giáo viên Nhóm tuổi 1 BM Chính trị 1 GV1 2 2 BM Pháp luật 1 GV2 2 3 BM Nghiệp vụ cơ sở 1 GV3 2 4 BM Ngoại ngữ- Tin học 1 GV4 3 5 BM QSVT – TDTT 1 GV5 3

6 Khoa Điều tra Trinh sát Cảnh sát 1 GV6 3

7 Khoa CSGT Đường bộ, đường sắt 1 GV7 4

8 Khoa CSGT Đường thủy 1 GV8 2

53

2.2.3.2. Mẫu học viên

Trường TC CSGT hiện có 19 lớp hệ chính quy chia thành 2 khóa K2S và K3S. Để đảm bảo tính khách quan và chính xác của nghiên cứu, tác giả chọn các lớp được 9 GV thuộc các khoa, bộ môn trên tham gia giảng dạy để lấy ý kiến phản hồi về năng lực giảng dạy của giáo viên. Qua kiểm tra, có 9 lớp thỏa mãn yêu cầu trên với tổng số 215 học viên. Vì vậy, tác giả sẽ chọn ngẫu nhiên 215 học viên trên tổng số học viên của 9 lớp để tiến hành lấy ý kiến phản hồi đối các GV tham gia giảng dạy.

Bảng 2.4: Mẫu học viên tham gia lấy ý kiến phản hồi

STT LỚP NAM NỮ TỔNG SỐ 1 K2S – K2S – GB1 27 3 30 2 K2S – GT1 22 3 25 3 K2S – KV 18 2 20 4 K2S – HS 19 1 20 5 K2S – MT 13 2 15 6 K3S – GB1 28 2 30 7 K3S – GT1 27 3 30 8 K3S – KV1 27 3 20 9 K3S – KT1 22 2 25 Tổng cộng: 215 học viên 2.2.4. Thiết kế công cụ đo

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các cơng trình nghiên cứu về năng lực giảng dạy của giáo viên tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng 2 phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo các bước chính sau:

- Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát:

Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập ý kiến của GV đang tham gia giảng dạy và học viên các lớp Khóa K2S và K3S đang học hệ chính quy tại trường TC CSGT. Nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát là lấy ý kiến của GV tự đánh giá về năng lực giảng dạy của bản thân và lấy ý kiến sự hài lòng của học viên về năng lực giảng dạy của các giáo viên trường TC CSGT.

54

- Thiết kế dự thảo phiếu khảo sát:

+ Dựa trên cơ sở lý luận, tham khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các câu hỏi được thiết kế dựa trên các tiêu chí nhằm đo lường, đánh giá được các năng lực cần thiết của một giáo viên giảng dạy hệ trung cấp chuyên nghiệp.

+ Phiếu sơ thảo được thảo luận giữa tác giả với chuyên gia để phân tích kỹ về tính logic của cấu trúc phiếu, các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu và số lượng các câu hỏi trong từng nhân tố.

+ Phân tích các ý kiến đóng góp của các GV và HV từ kết quả phỏng vấn bán cấu trúc, tác giả tiến hành chỉnh lý lại các câu hỏi và tổng thể phiếu để hoàn thiện lần cuối phiếu khảo sát và định dạng lại hình thức phiếu khảo sát để đưa vào thử nghiệm.

- Nội dung phiếu khảo sát:

+ Phiếu tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên trường TC CSGT

gồm 45 câu hỏi được trình bày trong Phụ lục 1A. Mỗi câu hỏi là một nhận định đòi hỏi GV phải cân nhắc và xác định mức độ đồng ý với nhận định đó theo thang đo Likert như sau:

Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Khơng ý kiến, tạm chấp nhận đƣợc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5 Phiếu khảo sát gồm 2 phần:

Phần 1 là các nội dung liên quan đến các tiêu chí đánh giá năng lực

giảng dạy của giáo viên, trong đó các nội dung được xây dựng trên cơ sở sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ.

 Nội dung 1 gồm có 5 câu hỏi về năng lực chuyên môn của GV

55 hoạch bài dạy của GV

 Nội dung thứ 3 bao gồm 4 câu hỏi về năng lực sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giảng dạy của GV

 Nội dung thứ 4 bao gồm 12 câu hỏi liên quan đến việc đánh giá năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học của GV

 Nội dung thứ 5 bao gồm 7 câu hỏi về năng lực giao tiếp ứng xử trong sư phạm của GV

 Nội dung thứ 6 gồm có 5 câu hỏi về năng lực kiểm tra đánh giá của GV trong quá trình dạy học

 Nội dung thứ 7 gồm 2 câu hỏi đánh giá năng lực tham giá đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, tài liệu dạy học của GV.

Phần 2: Thông tin chung về đối tượng khảo sát.

+ Phiếu lấy ý kiến sự hài lòng của HV về năng lực giảng dạy của giáo viên trường TC CSGT gồm 43 câu hỏi được trình bày trong Phụ lục 1B. Mỗi câu hỏi là một nhận định đòi hỏi HV phải cân nhắc và xác định mức độ đồng ý với nhận định đó theo thang đo Likert như sau:

Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5 Phiếu khảo sát gồm 2 phần:

Phần 1 là các nội dung liên quan đến các tiêu chí đánh giá năng lực

giảng dạy của giáo viên, trong đó các nội dung được xây dựng trên cơ sở sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ.

 Nội dung 1 gồm có 6 câu hỏi về năng lực chun mơn của GV

 Nội dung 2 bao gồm 9 câu hỏi đánh giá về năng lực chế biến tài liệu dạy học của GV

56

 Nội dung thứ 3 bao gồm 4 câu hỏi về năng lực sử dụng ngơn ngữ trong q trình giảng dạy của GV

 Nội dung thứ 4 bao gồm 12 câu hỏi liên quan đến việc đánh giá năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học của GV

 Nội dung thứ 5 bao gồm 9 câu hỏi về năng lực giao tiếp ứng xử trong sư phạm của GV

 Nội dung thứ 6 gồm có 3 câu hỏi về năng lực kiểm tra đánh giá của GV trong quá trình dạy học

Phần 2: Thông tin chung về đối tượng khảo sát.

2.2.5. Khảo sát thử nghiệm và đánh giá độ tin cậy của công cụ đo lường

Phiếu khảo sát sau khi hoàn thành sẽ được tiến hành khảo sát thử

Một phần của tài liệu Xây Dựng Bộ Chỉ Số Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giáo Viên Trường Trung Cấp Cảnh Sát Giao Thông (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)