Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về TTC học tập của ngƣời học
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động học
Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống. Do đó con người phải tiếp thu kinh nghiệm và chuyển hóa những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của riêng mình. Điều đó có nghĩa là phải học, đó chính là q trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó [35].
Để việc học tập thu được kết quả tốt, có mục đích rõ ràng thì việc học phải được triển khai bởi một hoạt động đặc thù: hoạt động học. Đây là hoạt động đặc thù vì chỉ có ở người, nó nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định,
22
được kích thích bới động cơ học và được thực hiện bởi một hoạt động chuyên biệt: có nội dung, phương pháp, phương tiện riêng. Bên cạnh đó là những tri thức người học thu được qua hoạt động là những tri thức khoa học đã được lồi người thực nghiệm và khái qt hóa thành những chân lý phổ biến. Ngày nay, xã hội càng hiện đại, khoa học càng phát triển thì việc học tập của con người càng đóng vai trị quyết định trong sự phát triển của cá nhân và xã hội. Cá nhân nào không học tập tức là đang tự bước lùi, là tụt hậu.
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định nhằm phát triển nhân cách của chính mình [21].