Nguồn: sổ tay chất lượng [5] MÃ QUY
TRÌNH ĐỀ MỤC QUY TRÌNH
QP-100 Xem xét hồ sơ dự thầu và hợp đồng QP-101 Kế hoạch chất lượng dự án
QP-200 Kiểm soát thiết kế chi tiết
QP-300 Kiểm sốt mua sắm vật tư thiết bị hàng hóa QP-301 Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
QP-302 Kiểm sốt quy trình nghiệm thu tại xưởng chế tạo QP-400 Kiểm sốt vật tư tại cơng trường
QP-401 Kiểm soát hoạt động xây dựng QP-402 Phê duyệt vận hành nhà máy QP-600 Sơ đồ tổ chức
QP-601 Xem xét của lãnh đạo QP-700 Kiểm tra chất lượng nội bộ QP-701 Kiểm sốt sự khơng phù hợp
QP-702 Kiểm soát hành động ngăn ngừa và khắc phục QP-800 Cải tiến liên tục
QP-801 Đào tạo
QP-802 Sự thỏa mãn khách hàng QP-900 Kiểm soát tài liệu
QP-901 Kiểm soát ghi lại chất lượng
Thể hiện mối quan hệ của các quy trình này thơng qua sơ đồ khối của các quy trình như hình 2.4.
Sổ tay chất lượng
QP-600 Sơ đồ tổ chức
Tiền hợp đồng QP-100
Xem xét hồ sơ dự thầu và HĐ
QP-601
Xem xét lãnh đạo QP-700
Kiểm tra c.lượng nội bộ QP-101 Kế hoạch chất lượng dự án Kế hoạch QP-701 Kiểm sốt sự khơng phù hợp QP-200
Kiểm soát thiết kế chi tiết
Thiết kế QP-702
Hành động ngăn ngừa và khắc phục
Sự thực hiện
QP-800 Cải tiến liên tục
hợp đồng
QP-302
Kiểm soát ngh. thu tại xưởng QP-300
Kiểm soát mua hàng
QP-301 Đánh giá và lựa chọn nhà c.cấp Mua hàng QP-801 Đào tạo QP-802 Sự thỏa mãn KH QP-900
Kiểm soát tài liệu
Xây dựng QP-402
Phê duyệt vận hành nhà máy QP-400
Kiểm soát vật tư tại cơng trườngKiểm sốt xây dựngQP-401 QP-901 Kiểm sốt lưu lại c.lượng
Hình 2.4: Sơ đồ khối của các quy trình của cấp 2 Nguồn: sổ tay chất lượng [5]
Nhóm 1 - Quy trình tiền hợp đồng: miêu tả các hoạt động và trách nhiệm cho
Nhóm 2 - Sự thực hiện hợp đồng bao gồm: kế hoạch, thiết kế, mua hàng và xây dựng.
Nhóm 3 - Các quy trình hỗ trợ cho nhóm 1 và nhóm 2: nhóm này bao gồm các quy trình cho sự thành lập sơ đồ tổ chức của dự án, xem xét của lãnh đạo, kiểm tra chất lượng nội bộ, kiểm sốt sự khơng phù hợp, hành động ngăn ngừa và khắc phục, cải tiến liên tục, đào tạo, sự thảo mãn khách hàng, kiểm soát tài liệu và ghi lại và lưu trữ tài liệu.
o Các quy trình hướng dẫn công việc của các bộ phận chức năng cấp 3 của
cơng ty: các quy trình này hướng dẫn chi tiết thực hiện các công việc liên quan đến
từng bộ phận. Tùy theo nội dung công việc, các tài liệu này thể hiện khác nhau như hướng dẫn, quy trình, quy định, kế hoạch, mục tiêu, sơ đồ… Nhóm tài liệu này giúp cho thành viên trong bộ phận hay các bộ phận khác hiểu rõ cách thức thực hiện để làm việc có tính hệ thống và cũng để đào tạo nhân viên mới của từng bộ phận.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trongcông ty Toyo Việt Nam công ty Toyo Việt Nam
- Đáp ứng tiến độ hoàn thành nhanh dự án từ chủ đầu tư đã ảnh hưởng đến việc tuân thủ đầy đủ theo các yêu cầu và hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng.
- Nguồn nhân lực trẻ và năng động giúp cho môi trường làm việc năng động hơn, tuy nhiên nguồn nhân lực trẻ đi đôi với thiếu kinh nghiệm trong thiết kế thi công cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
- Các yêu cầu của nhà đầu tư ngày một cao, do đó hệ thống tài liệu cần phải xem xét lại và hoàn thiện thêm để áp dụng vào công việc nhằm đáp ứng các yêu cầu.
- Vấn đề đào tạo chưa được đầy đủ cho toàn nhân viên để hiểu và áp dụng các yêu cầu và hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng vào cơng việc.
2.2.5. Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại công tyToyo Việt Nam Toyo Việt Nam
2.2.5.1 Giới thiệu thiết kế nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu
Để nhận định và đánh giá tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của công ty, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách phỏng vấn trực tiếp Ban
giám đốc công ty và các trưởng phó phịng ban trong cơng ty về những hoạt động công việc theo hệ thống quản lý chất lượng. Sau đó, thơng tin này được chuyển thành các tiêu chí để xây dựng bảng khảo sát tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty.
Dữ liệu khảo sát được thiết kế dưới dạng bảng, được chia thành từng nhóm tiêu chí để thu thập mức độ đánh giá với các tiêu chí đã nêu trong bảng. Có 5 mức đánh giá kết quả từ “hồn tồn khơng tốt” đến mức độ “rất tốt”. Kích thước mẫu chọn ngẫu nhiên từ 180 cán bộ, cơng nhân viên chức, quản lý có kinh nghiệm làm việc tại công ty từ 2 năm trở lên trải đều trong các phịng ban của cơng ty.
Kích thước mẫu khảo sát được tính theo cơng thức n ≥ m*5, với m là số mục hỏi, m = 32, tác giả đã tiến hành khảo sát 180 người, sau khi loại bỏ các bảng không hợp lệ, tác giả sử dụng 164 bảng khảo sát để phân tích.
Về nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu gồm 32 tiêu chí đánh giá tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty, được thể hiện trong bảng khảo sát như phụ lục số 1. Tổng số 32 tiêu chí này được chia thành 7 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Quản lý hệ thống và hệ thống tài liệu, gồm 3 tiêu chí từ 1 đến 3. - Nhóm 2: Trách nhiệm lãnh đạo, gồm 6 tiêu chí từ 4 đến 9.
- Nhóm 3: Quản lý nguồn lực, gồm 4 tiêu chí từ 10 đến 13.
- Nhóm 4: Tạo sản phẩm thiết kế và phát triển, gồm 6 tiêu chí từ 14 đến 19. - Nhóm 5: Mua hàng, gồm 2 tiêu chí từ 20 đến 21.
- Nhóm 6: Hoạt động sản xuất và dịch vụ, gồm 6 tiêu chí từ 22 đến 27. - Nhóm 7: Đo lường, phân tích và cải tiến, gồm 5 tiêu chí từ 28 đến 32.
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả phân tích nghiên cứu chủ yếu là các thống kê mô tả dựa trên các tiêu chí trong từng nhóm đã được nêu ở trên, tác giả sẽ trình bày kết quả cụ thể theo từng nhóm các chức năng hệ thống quản lý chất lượng thực tế tại cơng ty thơng qua phần phân tích ở các phần tiếp theo sau đây của chương 2.
2.2.5.2 Phân tích thực trạng về hệ thống tài liệu