Sản xuất nhiên liệu sinh học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thí nghiệm động cơ sử dụng nhiên liệu từ hạt jatropha (Trang 28 - 30)

Gây trồng cây cung cấp nguyên liệu, sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học là một vấn đề mới đối với Việt Nam. Vừa qua Bộ Công nghiệp đã xây dựng đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2020, với mục tiêu sản xuất xăng E10 và dầu sinh học nhằm thay thế một phần nhiên liệu truyền thống hiện nay. Theo đề án, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam sẽ tiếp cận

công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học, xây dựng mạng lƣới thí điểm phân phối nhiên liệu sinh học tại một số tỉnh, thành, quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu cho năng suất cao, đào tạo cán bộ chuyên sâu vê kỹ thuật.

Giai đoạn 2011-2015, sẽ phát triển mạnh sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế một phần nhiên liệu truyền thống, mở rộng quy mô sản xuất và mạng lƣới phân phối phục vụ cho giao thông và các ngành sản xuất cơng nghiệp khác, đa dạng hóa nguồn ngun liệu. Đến năm 2020, công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học ở Việt Nam sẽ đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, với sản lƣợng đạt khoảng 5 tỷ lít xăng E10 và 500 triệu lít dầu diesel sinh học B10/năm.Theo các chuyên gia, xăng E10 là xăng pha cồn với hàm lƣợng cồn tối đa là 10%, đáp ứng hồn tồn mọi hoạt động binh thƣờng của ơ tơ, xe máy. Dầu diesel sinh học luôn đƣợc pha trộn vào dầu DO, với tỷ lệ phổ biến 5-30%, để giảm bớt ô nhiễm môi trƣờng.

Từ tháng 8/2007 một hệ thống sản xuất nhiên liệu sinh học từ dầu ăn phế thải với công suất 2 tấn/ ngày sẽ đƣợc triển khai tại Công ty Phú Xƣơng thành phố Hồ Chí Minh. Dự án đƣợc triển khai với nguyên liệu đầu vào từ 4-5 tấn/ngày.Theo ƣớc tính giá dầu là 7,500đ/lít thấp hơn giá giá bán diesel trên thị trƣờng khoảng 400đ/lít.

Bộ Cơng nghiệp đang triển khai công nghệ sản xuất các loại hoá chất, phụ gia cần thiết để pha chế nhiên liệu sinh học với xăng. Các đơn vị thuộc Bộ sẽ ứng dụng và làm chủ công nghệ sản xuất các chất phụ gia, chất xúc tác để pha chế xăng với ethanol và diesel sinh học và diesel khoáng, triển khai sản xuất các hoá chất, phụ gia cung cấp cho các cơ sở pha chế. Dự kiến năm 2007 làm chủ công nghệ này và sản xuất với qui mô nhỏ. Năm 2011-2015 mở rộng cơ sở sản xuất phụ gia và bảo đảm cho nhu cầu trộn xăng E5/E10, dầu B5/B10. Tổng kinh phí dự kiến cho dự án này là 20 tỷ đồng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thí nghiệm động cơ sử dụng nhiên liệu từ hạt jatropha (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)