đây
1.4.2.1. Năm 2006
Theo Cục Đầu tư nước ngồi (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến này 20/11/2006, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có 305 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực với số vốn đăng ký khoảng 2,112 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 730 triệu USD. Như vậy, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã chiếm 36,2% số vốn đăng ký và đứng thứ 9/75 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Riêng 9 tháng đầu năm 2006, nếu tính cả dự án Intel đầu tư 605 triệu USD đầu tư qua chi nhánh Hồng Kơng thì vốn đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, đứng đầu trong 37 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng năm 2006.
Nhưng cách nhìn này sẽ không phản ánh hết hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian qua. Lý do để lý giải điều này là trong luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam có rất nhiều tập đồn như: Coca Cola, Procter & Gamble, Unocol, Conoco... lại đầu tư qua nước thứ ba, nơi họ đặt các chi nhánh khu vực hoặc thơng qua cơng ty con của mình tại Hồng Cơng, Singapore, British Virgin Island... Hầu hết các tập đồn này đều có đầu tư khá lớn tại Việt Nam, nhưng lại chưa được thể hiện trong con số thống kê về đầu tư của Hoa Kỳ.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2006 các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam qua nước thứ ba vào khoảng 74 dự án có tổng số vốn đầu tư 2,4 tỷ USD. Như vậy, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba thì Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam 372 dự án với tổng số vốn đầu tư trên 4,4 tỷ USD, đứng thứ 5/75 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Trong nhiều tháng của năm 2006, lũy kế FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã vươn lên đứng đầu. Điều này cho thấy rõ tiềm năng của các nhà đầu tư nước này. Qua khảo sát, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đầu tư của Hoa Kỳ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với tổng số vốn 1,077 tỷ USD. Trong đó, riêng lĩnh vực cơng nghiệp nặng thu hút nhiều dự án nhất trong lĩnh vực công nghiệp.
Dầu khí là ngành có quy mô đầu tư lớn nhất khoảng 20,6 triệu USD/1dự án với sự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn như Unocal và Conoco... Đứng tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ có 69 dự án và tổng vốn đầu tư 791 triệu USD; còn lại là các dự án trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ chủ yếu lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi. Các dự án theo hình thức này chiếm khoảng 78,2% và 69% về vốn đăng ký. Bên cạnh đó cịn có các hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực hiện nhiều trong các dự án thăm dị và khai thác dầu khí...
Đặc biệt, Hoa Kỳ đã có một dự án được cổ phần hóa là Cơng ty Cơng nghiệp Cổ phần Tungkwang có vốn đầu tư 35 triệu USD chuyên sản xuất thanh nhôm. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 33/64 tỉnh thành cả nước nhưng tập trung một số địa phương có điều kiện thuận lợi như: Tp.HCM, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương. Trong đó, Tp. HCM thu hút được nhiều dự án nhất với số vốn đạt 455 triệu USD, Bà Rịa- Vũng Tàu đứng thứ hai với 332 triệu USD và Đồng Nai với 284 triệu USD.
Ngồi các lĩnh vực như cơng nghệ thơng tin, may mặc, giày dép, các doanh nghiệp Hoa Kỳ còn rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng ở Việt Nam. Năm 2006, Morgan Stanley đã ký hợp đồng liên doanh với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước để cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư. Tổ chức đầu tư Vietnam Partners có trụ sở tại Manhattan cũng đã ký thoả thuận liên doanh với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và hiện liên doanh này đã gây quỹ được 100 triệu USD và đang tìm cách thu hút vốn từ nước ngoài.
1.4.2.2. Năm 2007
Hoa Kỳ - đối tác thƣơng mại và đầu tƣ lớn nhất của Việt Nam
Vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính đến tháng 9/2007 đạt khoảng 5,1 tỷ USD (cả qua nước thứ 3) và đạt hơn 2,6 tỷ USD theo cách thông thường, xếp thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Hiện có hơn 1000 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam. Giá trị FDI thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ phân bổ chủ yếu ở các ngành sử dụng nhiều kỹ năng và vốn. Khoảng một nửa FDI Hoa Kỳ là ở lĩnh vực dầu khí, khoảng 1/3 tập trung ở các ngành chế tạo, còn lại là ở các ngành dịch vụ, phát triển bất động sản và nông nghiệp.
Bên cạnh đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tăng nhanh hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, trong đó khoảng từ 1/3 đến 1/2 tổng số vốn đầu tư gián tiếp rót vào Việt Nam tính đến giữa năm 2006 là từ Hoa Kỳ. Trong các quỹ đầu tư liên quan đến nguồn vốn từ Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam, có thể kể đến việc các nhà đầu tư Hoa Kỳ chiếm khoảng 45% vốn trong quỹ Indochina Capital; vốn góp từ phía Hoa Kỳ là 30% trong Công ty Việt Nam Partners; hoặc trường hợp của Dragon Capital
có tới 30% là vốn từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Quỹ đầu tư mạo hiểm của IDG cũng có tồn bộ vốn góp của Hoa Kỳ.
Nhận xét trong số những doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm và bắt đầu triển khai dự án đầu tư ở Việt Nam có nhiều tập đồn lớn hoạt động trong các lĩnh vực khách sạn, du lịch, may mặc, xây dựng như Starwood Hotels & Resorts, Citigroup và American International Group, New York & Company, Alfonso DeMatteis và Dickerson Knight Group. Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trước hết là nhờ Việt Nam có nguồn nhân lực rẻ, dồi dào, tay nghề cao, tình hình chính trị ổn định và nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, đạt trung bình trên 7%/năm từ năm 2000 đến nay.
Ngoài ra, việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO hồi đầu năm nay đã giúp cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động thuận lợi hơn ở Việt Nam. Sau vài năm tìm hiểu thị trường, đến nay nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Việt Nam đã làm ăn có lãi. Tập đồn Dickerson Knight Group cho biết doanh thu của họ đã tăng 50% trong năm qua. Tập đoàn xây dựng Leon D.DeMatteis Construction Corp đang giám sát 28 dự án xây dựng ở Việt Nam đã phải tuyển thêm nhân viên để phục vụ cho kế hoạch mở rộng kinh doanh của họ tại Việt Nam. Starwood, tập đoàn lớn trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, cũng đang tìm địa điểm xây dựng thêm một khách sạn nữa ở Hà Nội, ngoài khách sạn Sheraton hiện nay.
Những dự án lớn
Tổng công ty Dệt may Phong Phú tiếp tục ký với Tập đoàn ITG về việc mở rộng đầu tư dự án liên doanh sản xuất vải cotton cùng các mặt hàng chủ lực khác như vải denim, vải tổng hợp... với tổng mức đầu tư khoảng 100 triệu USD.
Ký kết này rất quan trọng bởi trước đó, tháng 6/2006, liên doanh Phong Phú- ITG đã cùng bắt tay thực hiện dự án trị giá 80 triệu USD tại Khu cơng nghiệp Hịa Khánh (Đà Nẵng) xây dựng cụm công nghiệp dệt may, từ khâu nguyên liệu vải ban đầu cho đến sản phẩm may mặc hoàn chỉnh. Hơn 90% sản phẩm làm ra của liên doanh sẽ được ITG tìm thị trường xuất khẩu. Ở lĩnh vực bất động sản, Phong Phú cũng tìm được đối tác WL Ross để ký kết thỏa thuận với trị giá ban đầu ước khoảng 100 triệu USD. Đồng thời ở tầm nhìn lâu dài, WL Ross cũng đã được Phong Phú chọn là nhà đầu tư chiến lược khi Phong Phú cổ phần hóa lần đầu trong năm tới.
Tổng công ty Dệt may Phong Phú đã ký bản thỏa thuận hợp đồng xây dựng cụm công nghiệp cảng biển- nhà máy nhiệt điện công suất 3.600MW cùng với hợp đồng cho vay tài chính và cung cấp thiết bị giai đoạn 1 có tổng trị giá gần 4 tỉ USD giữa Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group- SIG) với một tập đoàn lớn tại Hoa Kỳ. Đây cũng là một trong hai hợp đồng có giá trị lớn nhất trong tồn bộ các hợp đồng, thỏa thuận đã được ký kết giữa doanh nghiệp hai nước. Dự án xây dựng cụm công nghiệp và cụm nhà máy nhiệt điện trị giá hơn 2,5 tỉ USD. Dự án này sẽ được triển khai trong vòng ba năm để có thể đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng của nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Các khu công nghiệp này đã được chuẩn bị mặt bằng ở Long An, Bình Dương, Bình Phước; miền Trung sẽ triển khai ở Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội; miền Bắc ở Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… Theo kế hoạch hợp tác của Tân Tạo với các đối tác Hoa Kỳ, họ sẽ cử chuyên gia sang thiết kế các khu công nghiệp này theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và kêu gọi đầu tư vào đây các ngành công nghiệp nặng, công nghệ cao, các ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng lớn và công nghiệp công nghệ sạch.
Mai Linh Group cũng ký được hợp đồng ghi nhớ với đối tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và y tế. Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc
Mai Linh Group cho biết cũng đã ký được các hợp đồng ghi nhớ về xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế giữa Mai Linh với Tập đồn cơng nghệ thơng tin SAP ước tính khoảng 5 triệu USD. Riêng dự án hợp tác với Viện Y khoa Texas xây dựng một bệnh viện phụ sản quốc tế ước tính khoảng 100 triệu USD cũng đã được hai bên ký cam kết thỏa thuận, chờ thời điểm thích hợp sẽ xúc tiến thực hiện.
Những hợp đồng hàng trăm triệu USD: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam (PetroVietnam) ký với Tập đồn Chevron Ý định thư về dự án phát triển khí đốt ở vùng biển Tây- Nam Việt Nam, trị giá 4 tỉ USD. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ký với Công ty Vận tải biển SSA Marine dự án xây dựng cầu cảng và cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức trị giá khoảng 500 triệu USD.
1.4.2.3. Năm 2008
Tháng 4 năm 2008, giới đầu tư đặc biệt quan tâm đến một dự án với 5 tỷ USD sẽ đầu tư vào Đà Nẵng (tại Làng Vân) của Tập đoàn Oaktree Capital (Hoa Kỳ). Tập đoàn này đã làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng để trình bày đề án của mình.
Theo đánh giá của các chuyên gia tập đoàn Oaktree, Làng Vân là một địa điểm lý tưởng, đầy tiềm năng cho đầu tư phát triển một hệ thống du lịch hoàn thiện phục vụ du khách trong và ngoài nước. Theo các phương án đưa ra, Làng Vân sẽ được xây dựng một quần thể du lịch bao gồm chuỗi khách sạn, bến du thuyền, khu casino, khu vui chơi giải trí, các loại hình du lịch sinh thái, sân golf, leo núi, tắm biển… Diện tích khu du lịch từ 1.000 đến 1.500 ha với quy mô khu nghỉ dưỡng, khách sạn lên đến khoảng trên 5000 phòng .
Đây sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất không chỉ của Việt Nam mà của toàn khu vực châu Á. Đặc biệt, ở đây cũng sẽ xây dựng những cơng
trình có kiến trúc hiện đại dựa trên ý tưởng đoá hoa sen và sẽ biến nó thành biểu tượng mới của Đà Nẵng . Giám đốc kinh doanh Oaktree Capital đã giới thiệu tổng quan 2 phương án đầu tư, tổng thể quy mơ, thiết kế, tiến trình thực hiện dự án... với dự kiến sẽ đầu tư khoảng 4,5 đến 5 tỷ đô la cho khu du lịch này.