Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ hoa kỳ vào tỉnh hà tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 50)

Trong những năm qua, Trung Quốc đã thu hút được một khối lượng lớn vốn FDI trên thế giới (mặc dù có giảm sút sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, nay đã bắt đầu phục hồi trở lại và gia tăng). Có thể nói, FDI cùng với các luồng vốn khác đã thực sự đóng vai trị mở đường cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc trong những thập kỷ qua, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình CNH-HĐH ở Trung Quốc. So sánh với Việt Nam, Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng cơ bản về điều kiện phát triển và sự lựa chọn những mơ hình kinh tế chuyển đổi. Hơn nữa, Việt Nam đã chậm hơn so với Trung Quốc gần 10 năm trong việc thu hút FDI. Vì vậy, việc xem xét và học tập kinh nghiệm thu hút FDI phục vụ quá trình HĐH ở Trung Quốc sẽ rất bổ ích đối với Việt Nam trong thu hút FDI nói chung và thu hút FDI từ Hoa Kỳ.

 Mở rộng địa bàn thu hút vốn FDI nước ngoài từng bước, nhiều tầng, ra mọi hướng.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương mở cửa vùng ven biển là nơi có vị trí thuận lợi trong giao lưu buôn bán quốc tế. Từ mở cửa ven biển sẽ dần dần mở sâu vào nội địa. Những bước đi như vậy đã dần hình thành kinh tế mở cửa từ điểm, đến tuyến, đến diện. Với những bước đi thận trọng nhưng khẩn trương, Trung Quốc đã tiến hảnh mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ việc thành lập 5 đặc khi kinh tế, sau đó là việc mở cửa 14 thành phố ven biển, 13 thành phố ven biên giới nhằm mở rộng thương mại và đầu tư vùng biên.

Với Việt Nam, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hải Phịng và các tỉnh biên giới là những tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để lập và xây dựng cửa khẩu và cảng biển quốc tế để từ đó xây dựng các khu cơng nghiệp, khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu kinh tế, khu du lịch giải trí liên hồn để thu hút FDI. Hoa Kỳ đặc biệt mạnh trong lĩnh vực công nghệ cao, vận tải và du

lịch giải trí nên phát triển cửa khẩu và cảng biển quốc tế ở các tỉnh theo hướng trên nhằm thu hút FDI từ Hoa Kỳ là điều hồn tồn khả thi và có tiềm năng lớn với Việt Nam.

 Cải thiện môi trường luật pháp.

Cho đến nay Trung Quốc đã ban hành trên 500 văn bản gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến thương mại và FDI nước ngoài. Luật pháp được xây dựng trên nguyên tắc: bình đẳng cùng có lợi, tơn trọng tập qn quốc tế, theo cam kết WTO. Với Việt Nam điều này đáng học tập vì Hoa Kỳ rất coi trọng luật quốc tế về đầu tư và luật đầu tư của Hoa Kỳ có nhiều điểm rất phù hợp với các cam kết của Việt Nam với WTO. Để thu hút FDI từ Hoa Kỳ, việc hiểu và làm theo luật quốc tế trong đó có cam kết WTO là rất quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư.

 Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động FDI nước ngồi.

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách biện pháp trên nhiều lĩnh vực để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các chủ trương, biện pháp được hướng vào cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các ưu đãi (như ưu đãi thuế đối với khu vực đầu tư, ưu đãi thuế theo kỳ hạn kinh doanh và ưu đãi thuế trong tái đầu tư), đa dạng hóa các hình thức đầu tư và chủ đầu tư, đặc biệt là giữa người Hoa trong nước và Hoa kiều, mở rộng các lĩnh vực đầu tư.

Tháng 6/1995, Trung Quốc công bố quy định chỉ đạo phương hướng đầu tư nước ngồi, trong đó chỉ rõ 18 ngành được khuyến khích đầu tư (trước chỉ có 15 ngành), 15 ngành bị hạn chế đầu tư và 13 ngành cấm đầu tư. Để khuyến khích phát triển các ngành nơng nghiệp, thơng tin, năng lượng và phát triển sản xuất trong khu vực miền Trung và miền Tây, Trung Quốc đã đưa ra

nhiều chế độ ưu đãi mới với những quy định cụ thể để khuyến khích vốn FDI nước ngồi vào những ngành và khu vực này.

Với những biện pháp, chính sách trên, các chun gia nước ngồi đánh giá Trung Quốc là nước hiện có mơi trường đầu tư phù hợp tới 75% so với tiêu chuẩn thế giới.

 Để ngăn cản sự giảm sút của dịng vốn FDI, Chính phủ Trung Quốc đưa ra hàng loạt các chính sách, cơ chế nhằm cải thiện mơi trường đầu tư. Đó là:

- Bắt đầu từ 1/1/1998 Trung Quốc thực hiện miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị sản xuất nhập khẩu, đồng thời đưa ra một danh mục các ngành danh cho FDI. Những nhà đầu tư quốc tế được khuyến khích lập các cơng ty bn bán với nước ngoài ở miền Trung, miền Tây và các thành phố vùng Duyên hải. Ngoài ra Trung Quốc cũng thông qua danh mục hạn chế đầu tư. Giảm thuế thu nhập cho các cơng ty nước ngồi đầu tư ở những khu vực nội địa kém phát triển từ 33% xuống còn 15%.

- Tháng 3/1999 Trung Quốc cho phép mở cửa thêm một số lĩnh vực mà trước đây người nước ngồi khơng được đầu tư vào như: viễn thơng, bảo hiểm.

- Chính phủ Trung Quốc đưa ra các biện pháp ngăn ngừa các khoản chi phí bất hợp lý và bảo đảm khoản thu hợp pháp của doanh nghiệp: cấm hoàn toàn các hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí khơng hợp pháp, áp đặt thuế và sử phạt vô cớ. Nếu như trước kia muốn có được một dự án đầu tư cần phải có 70 con dấu mới được thực thi thì nay quá trình này được rút ngắn tối đa và chỉ cần một con dấu của cơ quan thẩm quyền cao nhất. Ngồi ra Trung Quốc cịn mở rộng quyền hạn cho từng địa phương, các nhà chức trách tỉnh, thành phố có quyền phê chuẩn những dự án đầu tư dưới 30 triệu USD.

- Nhà nước khuyến khích các TNCs đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, mở rộng các dây chuyền sử dụng và nâng cấp kỹ thuật.

- Thúc đẩy hợp tác giữa các công ty vừa và nhỏ trong nước sản xuất các phụ tùng, linh kiện cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

- Ngày 15/11/1999, Trung Quốc đã ký với Hoa Kỳ hiệp định thoả thuận một số đIều kiện nhằm giúp Trung Quốc mau chóng gia nhập WTO với hy vọng khi đã là thành viên chính thức của tổ chức này thì thị trường Trung Quốc ở cả hai lĩnh vực thương mại và đầu tư sẽ nhộn nhịp hơn.

- Kết quả là sang năm 2000, sau hàng loạt những cố gắng, nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc cải cách các cơ chế và môi trường đầu tư, lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc lại bắt đầu phục hồi trở lại và đạt mức trên 42 tỷ USD.

Với Việt Nam, một minh chứng rõ ràng là sau BTA, FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng 5 lần, tạo điều kiện giúp Việt Nam gia nhập WTO và ký TIFA và thu hút các đối tác khác đầu tư vào Việt Nam, tạo làn sóng FDI từ các TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ hoa kỳ vào tỉnh hà tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)