Quan điểm phát triển du lịch Hà Tây

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ hoa kỳ vào tỉnh hà tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 115 - 116)

9. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

3.2.3.1. Quan điểm phát triển du lịch Hà Tây

 Phát triển du lịch phải hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững. Nhà nước xây dựng và quản lý quy hoạch tổng thể, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực, khai thác nhanh lợi thế du lịch của một tỉnh ven đô, trước mắt ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí.

 Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh, nhất là các ngành thương mại, dịch vụ, đồng thời thúc đẩy và hỗ trợ các ngành cùng phát triển.

 Phát triển du lịch phải gắn với du lịch của các tỉnh và thành phố trong cả nước, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội. Gắn với việc bảo đảm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; phát huy bản sắc văn hố dân tộc, giữ gìn và bảo vệ mơi trường sinh thái.

 Phát triển du lịch Hà Tây với tính chất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hố lễ hội; du lịch làng nghề, trong đó du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng là chủ yếu; tập trung ở 3 cụm du lịch trọng điểm: Sơn Tây- Ba Vì, Hương Sơn- Quan Sơn (Mỹ Đức), Hà Đơng và phụ cận, trong đó Sơn Tây- Ba Vì là trung tâm.

 Phát triển du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và phát huy những lợi thế của Tỉnh về tự nhiên gắn với thủ đô Hà Nội. Nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và các cơng trình cơng cộng; các doanh nghiệp đầu tư cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ hoa kỳ vào tỉnh hà tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)