Về phát triển các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ hoa kỳ vào tỉnh hà tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 113 - 115)

9. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

3.2.2. Về phát triển các khu công nghiệp

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Tây lần thứ I năm 2005, UBND tỉnh Hà Tây đã cơng bố Quy định về các chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn với danh mục các lĩnh vực và 125 dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2006- 2010 với tổng vốn đầu tư 35 nghìn tỷ đồng, giới thiệu quy hoạch chi tiết và chính sách đầu tư vào khu cơng nghệ cao Hồ Lạc, khu cơng nghiệp Bắc Phú Cát. Sau khi kiểm điểm nghị quyết 14 và kế hoach 59 của Tỉnh uỷ đã tìm ra yếu kém, nguyên nhân chủ quan, khách quan từ đó đã ban hành 9 quyết định nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư trong thời gian tới, trong đó quan trọng nhất là “Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư số 15/2005/QĐ-UB”. Theo đó, tỉnh chịu trách nhiệm về đền bù GPMB doanh nghiệp ứng kinh phí trước sẽ được trừ vào phần kinh phí thuê đất, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm, điểm công nghiệp, áp dụng mức thuê đất mềm dẻo, thậm chí miễn giảm tiền thuê đất; hỗ trợ đào tạo lao động; hỗ trợ xúc tiến đầu tư. Điều đáng quan tâm ở văn bản này là tại điều 7 quy định là sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật bất cứ cá nhân, tổ chức nào cố tình gây khó khăn, cản trở trong việc kêu gọi đầu tư vào Hà Tây. Hằng tháng đích thân Chủ tịch UBND tỉnh sẽ dành một ngày tiếp kiến các doanh nghiệp, thiết lập một đường dây nóng, đặt hịm thư góp ý ngay cổng trụ sở UBND tỉnh để các doanh nghiệp cũng như nhân dân kịp thời phản ánh với lãnh đạo tỉnh những vấn đề bức xúc liên quan tới đầu tư.

Như vậy, Hà Tây đã quyết tâm làm tất cả những gì có thể làm được nhằm cải thiện hình ảnh mờ nhạt của mình, loại bỏ những tác nhân cản trở, trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư vào đầu tư tại tỉnh một cách chân thành.

Về phát triển các khu cơng nghiệp khác, ngày 10/3/2005 UBND tỉnh có Quyết định số 225/2005/QĐ-UB về quy hoạch các khu cơng nghiệp, theo đó đến năm 2010 tỉnh Hà Tây có thêm 8 khu cơng nghiệp, trước mắt trong năm 2006 sớm hồn chỉnh thủ tục trình Chính phủ phê duyệt 3 Khu cơng nghiệp đó là: Khu cơng nghiệp Nam Phú Cát có diện tích khoảng 700 ha; Khu cơng nghiệp Châu Can có diện tích khoảng 200 ha và Khu cơng nghiệp Miếu Mơn- Xn Mai có diện tích khoảng 500 ha.

Với những lợi thể về tiềm năng, lao động vị trí địa lý, tỉnh Hà Tây quyết tâm xây dựng và phát triển khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư thơng qua các chủ trương, chính sách và được thể hiện bằng Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIV: quyết định mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm 2006- 2010 là tập trung phát triển mạnh việc xây dựng và hoàn thiện một số Khu công nghiệp, trước mắt tập trung đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Phú Cát. Phấn đấu đưa Hà Tây trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển vào loại tiên tiến trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trong tương lai, KCNC Hòa Lạc sẽ hướng đến việc trở thành một đơ thị khoa học, có cơng nghiệp, dịch vụ, viện nghiên cứu, trường đại học, khu đô thị, sân golf 18 lỗ… chứ không chỉ là một khu công nghiệp thuần túy. Mục tiêu đặt ra của Khu cơng nghệ cao Hồ Lạc theo Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, là đến năm 2010 sẽ lấp đầy 50-60% diện tích KCN và khu cơng viên phần mềm, phấn đấu có từ 8-10 phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và đến năm 2015 sẽ cơ bản lấp đầy các khu vui chơi giải trí, khu nhà ở và khu trung tâm... và trong kế hoạch dài hạn KCNC Hòa Lạc sẽ trở thành một thành

phố công nghệ như quy mô thu nhỏ của Tân Trúc (Đài Loan), Silicon Valley (Hoa Kỳ ), Bangalor (Ấn Độ)...

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ hoa kỳ vào tỉnh hà tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)