ngày do đó việc nhiễm kháng sinh do khâu nuôi trồng nguyên liệu là rất lớn. Ngồi ra việc lơ hàng thủy sản bị nhiễm kháng sinh còn xuất phát từ khâu chế biến và xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Một số trường hợp nổi bật trong việc hàng thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo dư lượng kháng sinh như:
Trong 6 tháng đầu năm 2007, FDA đã từ chối 240 lô hàng như ghẹ ,cua ,cá và thực phẩm chế biến. Đến quý 3, số lô hàng bị từ chối là 63 do theo kết quả xét nghiệm cho thấy rất nhiều lo hàng bị nhiễm vi khuẩn Samonella, kế tiếp là dư lượng thuốc kháng sinh Chloramphenicol hay dơ bẩn hoặc có độc chất
Bốn tháng đầu năm 2011 đã có gần 100 lơ hàng nằm trong hệ thống cảnh báo của FDA,chủ yếu là do nhiễm vi sinh hoặc kháng sinh như histamine(cá biển), salmonella (cá biển,tôm), Chloramphenicol (thịt cua)..
Trong quý 1 năm 2012, mỗi tháng chỉ có 1 lơ hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo về việc nhiễm khuẩn. Riêng trong tháng 4-2012, trong số 20 lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, có tới 19 lơ bị FDA cảnh báo nhiễm khuẩn Salmonella. Trong đó, có 7 lơ vừa nhiễm khuẩn Salmonella, vừa có chứa tạp chất. Các lô hàng cá nục bị nhiễm khuẩn Salmonella nhiều nhất (chiếm 55%), tiếp đó là cá cơm (15%)….
2.3.2 Tình hình đáp ứng các quy định về bao bì, ghi nhãn mác hàng thủy sản sản
Phần lớn thủy sản Việt Nam được lưu thông trên thị trường Mỹ không
mang nhãn mác của Việt Nam mà thường mang nhãn hiệu, bao bì của nước khác, đặc biệt là Thái Lan. Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản nước ta chỉ cần bán được sản phẩm cho các đối tác ở Mỹ, mà khơng quan tâm đến việc sau đó sản phẩm đến với người tiêu dùng với nhãn mác nào. Bên cạnh đó, các lơ hàng cịn bị cảnh cáo do việc dán sai nhãn khi xuất khẩu.
Hiện nay, tiêu chuẩn ghi nhãn sinh thái là công cụ quản lý môi trường được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, được coi là tiêu chuẩn chung về môi trường thay cho những quy định về hàng rào thuế quan. Việt Nam
đang áp dụng nhãn sinh thái được chia thành 3 loại theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO:
+ Loại I (ISO 14024) là chương trình tự nguyện, dựa trên tiêu chí của bên thứ 3 nhằm cung cấp chứng nhận ủy quyền sử dụng nhãn môi trường cho các sản phẩm thể hiện được sự thân thiện với mơi trường theo loại hình cụ thể dựa trên chu trình sống của sản phẩm.
+ Loai II ( ISO 14021) là sự tự cơng bố mang tính chất thơng tin về môi trường.
+ Loại III ( ISO 14025) là chương trình tự nguyện được lượng hóa bằng các dữ liệu về sản phẩm trong đó các loại chỉ tiêu do bên thứ 3 định trước và dựa vào quá trình đánh giá chu trình sống của sản phẩm.
Trong thực tế hiện nay , Việt Nam chưa có quy định bắt buộc hay tiền lệ dán nhãn sản phẩm nhưng trong nước cũng đã xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, nhiều doanh nghiệp cũng có nhu cầu dán nhãn sinh thái cho sản phẩm dịch vụ của mình do những cố gắng nỗ lực trong việc bảo vệ mơi trường của mình.
Việt Nam hiện có khoảng 5 % sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái trong đó số lượng doanh nghiệp thủy sản đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái là rất thấp.