Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Rào cản kĩ thuật của mỹ đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của việt nam (Trang 50 - 53)

3.2.2.1 Duy trì nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định

Trong thực tế sản xuất hiện nay, tình trạng cung cấp nguyên liệu theo mùa vụ và thường xuyên không ổn định gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong việc đáp ứng đầy đủ các đơn đặt hàng của đối tác đúng thời hạn. Vì vậy cần tập trung tổ chức lại sản xuất theo hướng có liên kết sản xuất nhằm tạo ra sản lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, nâng cao hiệu quả và chất lượng khai thác, chống thất thoát sau thu hoạch và quản lí thị trường ngun liệu.

Ngồi ra, doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung và liên kết với các nhà khoa học, nhà quản lí nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa lớn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm thủy sản. Trong khai thác thủy sản cần tổ chức theo tổ đội, hợp tác, gắn với sử dụng tàu hậu cần dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác đưa vào chế biến xuất khẩu.

Tổ chức khép kín quy trình sản xuất ni trồng – chế biến – xuất khẩu để quản lí tốt chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ uy tín khách hàng đồng thời chủ động ứng phó với những hàng rào kĩ thuật ngày càng nhiều và ngày càng khắt khe hơn mà thị trường Mỹ cũng như các thị trường chính khá đặt ra với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Sử dụng công nghệ bảo quản tiên tiến nhất trên thế giới, đồng thời tiến hành xây dựng hệ thống cảng cá, chợ cá để giảm thiểu thất thoát sâu thu hoạch, tổ chức lại hệ thống nậu vựa để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của hệ thống này để quản lí tốt thị trường nguyên liệu.

Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu nguyên liệu với cơ cấu phù hợp thích hợp phục vụ chế biến tái xuất đáp ứng nhu cầu sản phẩm trên thị trường, khắc phục tình trạng sản xuất theo mùa vụ.

3.2.2.2 Đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ chế biến thuỷ sản, đa dạng chủng loại, mẫu mã, bao bì để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường Mỹ

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lí đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP…Song song với đó là đẩy mạnh hoạt động đầu tư theo chiều sâu, đổi mới cơng nghệ, thiết bị, cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến để tiếp cận nền công nghệ hiện đại trên thế giới. Ngồi ra, cần ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác quản lí để nâng cao hiệu quả quản lí.

Khơng những vậy cần chú trọng vào vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phầm. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thủy sản chế biến có giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền, đạt tỷ trọng khoảng 60 - 65% sản phẩm giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu thủy sản.

Đa dạng mẫu mã, bao bì, thực hiện tốt quy trình đóng gói, dán nhãn hàng hố

Mỗi doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn cho mình một mẫu mã hàng hóa chuyên biệt, tránh bị nhầm lẫn với các mẫu mã đã tồn tại hoặc những mẫu mã đã đăng ký độc quyền tại nước sở tại. Qua đó phải biết tổ chức những chương trình nhằm nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp nói riêng và của ngành Thủy sản Việt nam nói chung trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thực hiện tốt các quy định của thị trường Mỹ về nhãn mác, bao bì, đóng gói để tránh tình trạng đóng gói thiếu quy cỡ, thiếu trọng lượng, ghi nhãn hàng hóa khơng rõ xuất xứ, không phù hợp với quy định thông lệ của thị trường.

3.2.2.3 Tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệu thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết để các sản phẩm thủy sản Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường Mỹ. Do đó, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tác dụng của việc xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu phải được phổ biến tới tất cả các cá nhân trong ngành, phải được phản ánh đầy đủ trong tất cả cỏc khõu,

trong tất các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc lựa chọn ngun liệu, xử lí, sản xuất, đóng gói, phân phối sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi.

Các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm…nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao với chi phí thấp nhất, đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm, tiếp thị đến tay người tiêu dùng…từ đú xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khó khăn về tài chính nên thường chỉ tập trung vào một số khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc cắt giảm những khoản chi phí cần thiết cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, hoặc không tiến hành một cách thường xuyên gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề này để có chiến lược phát triển thương hiệu hợp lí.

Vấn đề bảo vệ, giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách lâu dài cũng là vấn đề quan trọng khi tạo dựng thương hiệu, do đó doanh nghiệp cần đề cao “chữ tín” trong kinh doanh với đối tác Mỹ trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng.

Kiểm tra chặt chẽ các bao bì quy định về đóng gói, nhãn mác theo các yêu cầu của thị trường. Kiên quyết cấm xuất khẩu đối với những trường hợp ghi sai nhãn, tránh tình trạng bị trả về, gây thiệt hại khơng nhỏ cho doanh nghiệp

3.2.2.4 Tăng cường tìm hiểu về thị trường, nghiên cứu và nắm vững hệ thống các quy định cũng như luật pháp của Mỹ

Hệ thống quy định và luật pháp của Mỹ hết sức phức tạp do vừa có những quy định chung của quốc tế vừa có những quy định riêng trong nước. Để chủ động đối phó và vượt qua các rào cản thì cần phải đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường,tìm hiểu và nắm vững hệ thống luật pháp hiện hành có liên quan đến lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là những luật lệ dễ gây nguy hại cho sản phẩm của mình như luật chống bán phá giá, các quy định liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần lựa chọn các phương thức nghiên cứu sao cho đạt hiệu quả cao và khơng lãng phí về tiền bạc, thời gian. Ví dụ có thể nghiên cứu phân tích thơng qua các số liệu trên Internet hay các chính sách của nước sở tại…

Các doanh nghiệp có thể tránh một cách tối thiểu hàng rào luật pháp của Mỹ bằng cách thuê các chuyên gia luật pháp tư vấn kinh doanh hoặc lập các hợp đồng xuất khẩu và đại diện cho doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp và

Một phần của tài liệu Rào cản kĩ thuật của mỹ đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)