Trong những năm vừa qua, ngành thủy sản nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt. Việt Nam đã trở thành một trong mười nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Ngành thủy sản tạo việc làm cho bốn triệu lao động, chưa kể những lao động gián tiếp như công nghiệp chế biến, dịch vụ xuất khẩu, hệ thống thương mại, đóng tàu, thuyền... Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, ngành thủy sản nước ta cũng đang phải đối mặt nhiều thách thức. Sức ép cạnh tranh trong xuất khẩu ngày càng cao, rào cản kỹ thuật từ các nước liên tục có những thay đổi, trong khi chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm của nước ta chưa đồng bộ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tuợng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền đang đe dọa nghiêm trọng đến nghề ni thủy sản…Trong hồn cảnh đó, ngày 16/9/2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến 2020. Chiến lược đề ra mục tiêu đến năm 2020 kinh tế thủy sản chiếm 30-35% GDP trong khối nông- lâm-ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8-10%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 8-9 tỷ USD, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5-7 triệu tấn, trong đó ni trồng chiếm 65-70% tổng sản lượng.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, chúng ta cần chú trọng hơn nữa trong việc ngày càng nâng cao chất lượng hàng hóa thủy sản đáp ứng hàng rào kĩ thuật để xuất khẩu bền vững. Mỹ là một trong những thị trường chính và tiềm năng của hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu. Do đó trong tương lai VIệt Nam phải tiếp tục chú trọng phát triển thị trường này nhằm tăng giá trị xuất khẩu.
Vì vậy, để định hướng phát triển xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Mỹ đổi mới khoa học công nghệ để giảm tổn thất sau thu hoạch xuống còn 10% trong năm 2020 và Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển được nhiều vùng nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản hiện đại với 90 % doanh nghiệp có hệ thống quản lí vệ sinh như HACCP, GMP, SSOP…đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và 50% doanh nghiệp có chứng chỉ ISO 14001. Bên cạnh đó, dư lượng kháng sinh trong thủy sản sẽ được loại bỏ, 99% các lô hàng xuât khẩu sang Mỹ sẽ không nhiễm các chất kháng sinh trong danh sách cấm.
Việc xây dựng thương hiệu thủy sản sạch,đảm bảo chất lượng của Việt Nam tại thị trường Mỹ cũng là một vấn đề quan trọng trong định hướng phát triển ngành thủy sản, nó địi hỏi nỗ lực khơng chỉ của chính phủ, hiệp hội mà còn cả của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Đến năm 2020, 70% các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sẽ có thương hiệu và dán nhãn Việt Nam cũng như 100 % lô hàng sẽ không bị cảnh báo do ghi sai nhãn theo yêu cầu của FDA.
Để bắt kịp những định hướng trên, mục tiêu của ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian tới là phát triển ngành thủy sản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, tiếp thu trình độ cơng nghệ chế biến thủy sản tiên tiến nhất trên thế giới, đưa thủy sản trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.