Tuy xuất khẩu trong ngành không nhiều nhưng cũng một phần nào đó sản phẩm, chi tiết ô tô được xuất khẩu sang thị trường nước bạn. Mở của nền kinh tế giúp cho có lợi thế cạnh tranh hơn trong các vấn đề thuế má, thủ tục. Rất có thể những lợi thế này sẽ là động lực thúc đẩy công nghiệp sản xuất ô tô trong nước.
Thuận lợi vẫn là cơ bản đối với ngành công nghiệp ô tô và là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất ơ tơ trong nước. Khi mà các khó khăn, hạn chế của nền kinh tế đang có xu hướng giảm đi với tốc độ mau lẹ. Điều này cho thấy trong một tương lai không xa nữa; với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành, Việt Nam hồn tồn có thể làm chủ được ngành cơng nghiệp ơ tơ của mình.
2.4.3 Đánh giá chung về cả cơ hội và nguy cơ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam tô tại Việt Nam
Ngày nay, vai trò của chiến lược kinh doanh đã được khẳng định. Các doanh nghiệp thành công trên thế giới dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần phải có bản chiến lược kinh doanh đúng. Phân tích mơi trường vĩ mơ là một trong những bước quan trọng và nhất thiết phải có để đưa ra bản chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Dựa trên những chỉ tiêu và những phân tích đưa ra thì các doanh nghiệp sản xuất ơ tơ của Việt Nam phải đối mặt với cả cơ hội và nguy cơ. Môi trường vĩ mô đưa ra một vế của mơ hình ngược của SWOT là TOWS tức là nếu lên thách thức
và cơ hội. Việc đưa khó khăn lên trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn trực diện vào nền kinh tế và những biến cố đang diễn ra với các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Thách thức và cơ hội là hai phạm trù được nhắc đến nhiều khi phân tích mơi trường bên ngồi của các doanh nghiệp sản xuất. Nhưng không phải bao giờ hai khái niệm này cũng phân định và tách biệt rạch ròi. Một biến cố của nền kinh tế không đơn giản mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội, thách thức và có thể chứa đựng cả cơ hội và thách thức. Tùy theo các ứng biến mà cơ hội hay thách thức này có thể đem đến cho doanh nghiệp cơ hội hái ra tiền hay nhấn chìm doanh nghiệp. Sự tráo đổi giữa cơ hội và nguy cơ làm cho doanh nghiệp phải linh hoạt hơn trong cách ứng phó của mình. Nếu sử dụng các bản chiến lược cứng nhắc không hoặc thiếu thông tin từ môi trường vĩ mô cũng làm tăng lên nguy cơ đối với doanh nghiệp. Giữa các ngành với nhau khái niệm và cách nhận định cơ hội và nguy cơ cũng khác nhau. Ví dụ điển hình cho sự khơng linh hoạt có thể dẫn đến xóa số hàng loạt doanh nghiệp trong ngành có thể nhắc tới là: máy tính ra đời thì cơng nghệ sản xuất máy đánh chữ có hiện đại đến đâu thì cũng khơng thể thoát khỏi việc bị thay thế bởi ngành cơng nghiệp máy tính. Thậm chí, bản thân các doanh nghiệp trong cùng một ngành cũng có những nhận định khác nhau về cơ hội hay nguy cơ. Sự khác biệt này dựa trên những lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Chính vì thế mà cần phải nắm rõ tình hình của doanh nghiệp để đưa ra nhận thức và đánh giá về nguy cơ một cách chính xác trước một biến cố của mơi trường vĩ mô.
Thập kỷ mới đang tiến đến với các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam, cơ hội phía trước và những thách thức đang gặp phải thì bản thân các doanh nghiệp phải có những biện pháp sao cho tận dụng được những cơ hội và ngăn chặn những nguy cơ. Các doanh nghiệp cần phải có những phân tích và đánh giá các mơi trường một các chi tiết hơn, cả về môi trường vĩ mô, môi trường ngành và cả môi trường trong nội bộ doanh nghiệp. Từ sự đánh giá chi tiết đó doanh nghiệp sẽ phải tìm cho những bước đi đúng đắn.
CHƢƠNG 3 : GiẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
Xây dựng và phát triển nghành công nghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2015 là một nghành công nghiệp quan trọng của đất nước,có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu của thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.