II. Nội dung bài học:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại Nhiệm vụ
1.1. Nhiệm vụ
- Trục cam hay trục phối khí có cơng dụng định kỳ đóng, mở xu páp và dẫn động một số bộ phận khác như bơm dầu nhờn, bơm nhiên liệu, bộ chia điện…
1.2. Điều kiện làm việc
- Trong quá trình làm việc, trục cam chịu tác dụng của uốn, lực xoắn và ma sát lớn. Do đó trục cam thường bị cong, xoắn và mịn các cổ trục và các cam.
1.3. Vật liệu chế tạo
- Trục cam thường được chế tạo bằng thép cácbon, thép hợp kim.
2. Cấu tạo
- Trục cam gồm các phần cơ bản au: các vấu cam, bánh răng dẫn động bơm dầu và bộ chia điện, các cổ trục, bánh răng cam và bánh lệnh t m dẫn động bơm ăng ( chỉ có ở động cơ ăng ).
- Vấu cam:
+ Thời gian mở upáp thuộc vào hình dạng của vấu cam ( biên dạng ). Biên dạng cam gồm ba phần : Gót, ườn, đỉnh. hần trịn hình trụ gọi là gót cam, mặt dốc dần gọi là ườn cam, phần cao nhất là đỉnh cam.
+ Thứ tự nổ của động cơ được uyết định do cách bố trí các vấu cam trên trục cam và kết cấu trục khuỷu.
- Cổ trục:
+ Được đỡ trên ổ bạc liền, hoặc rời hai nửa ( động cơ cỡ lớn ) loại bạc liền cổ trục có đường kính lớn hơn chiều cao cam để tháo, lắp trục cam dễ dàng.
- Bánh răng cam :
+ Bánh răng trên trục khuỷu được làm bằng thép.
+ Bánh răng trên trục cam được làm bằng gang hay Téctolit, răng nghiêng để ăn khớp êm dịu và chịu tải tốt.
+ Trên trục có tấm hạn chế độ dịch dọc trục cam.
Hình : Trục cam
1. Các cổ trục; 2. Các vấu cam; 3. Bánh răng dẫn động bơm dầu và trục bộ chia điện; 4. Bánh lệch t m dẫn động bơm ăng