5. Phương pháp nghiên cứu
1.4.4. Ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận
+ Ảnh hưởng đến doanh thu:
Nền kinh tế lạm phát cao giá hầu hết các loại hàng hóa đều tăng, nhưng cùng với đó sản phẩm mà doanh nghiệp phân phối cũng tăng giá. Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng có mức giá tăng nhanh, sản lượng bán ra ít bị ảnh hưởng của lạm phát có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng.
Tuy nhiên, nếu mặt hàng kinh doanh có mức giá tăng chậm,sản lượng bán ra chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát thì doanh thu có xu hướng giảm. Như vậy, để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lạm phát ta cần phải xét đến mức tăng giá sản phẩm và mức tăng hay giảm sản lượng bán ra.
+ Ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lạm phát khiến cho các yếu tố đầu vào tăng cao, chi phí tăng cao ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Lạm phát làm cho giá trị thực của các tài sản khấu hao nhiều hơn, phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn khiến lợi nhuận giản sút.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong thời kỳ lạm phát lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn có thể tăng do mức tăng giá bình quân của các yếu tố đầu vào thấp hơn mức tăng giá của sản phẩm đầu ra trong khi sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp bán ra không giảm sút nhiều
+ Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí
Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, lạm phát tăng cao làm tăng hầu hết các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí nhân cơng, chi phí quản lý, bán hàng, th kho bãi,...điều đó làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên ảnh hưởng đến các hướng đầu tư của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh nhằm tối đa hóa chi phí để có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, lạm phát dẫn đến tình trạng tăng giá chung của tịan nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng của sự tăng giá chung.Vì vậy, nếu doanh nghiệp có các biện phất tốt để tối thiểu hóa chi phí như tìm được những nhà cung ứng với giá thấp hơn, phân phối tốt chi phí nhân cơng,... thì việc tăng chi phí chung trong nền kinh tế lại có thể trở thành một lợi thế của doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố mơi trường đến lạm phát 2.1.1. Khái quát thị trường dây cáp điện
+ Thị trường trong nước
Cùng với tốc phát triển của ngành điện lực (bình quân 15%-20%/năm), ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam những năm gần đây cũng có bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu truyền tải, thơng tin liên lạc, điện khí hóa nơng thôn cũng như phục vụ cho các ngành khác trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện trong nước có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước, còn lại là 30% nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy vậy, dây và cáp điện Việt Nam cũng đang được xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân từ 30%-45%/năm (tức từ 300 đến 385 triệu USD/năm).
Sản lượng xuất khẩu nhiều nhất là dây điện dùng cho ô tô (xuất khẩu sang thị trường Nhật do một số doanh nghiệp Nhật đầu tư và sản xuất tại Việt Nam). Hiện cả nước có khoảng 60 doanh nghiệp lớn nhỏ chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng dây và cáp điện, trong đó có những cơng ty lớn với 100% vốn trong nước như Công ty Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi), Công ty Cơ điện Trần Phú, Cơng ty Tân Cường Thành… và các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài như LG-Vina, Sumi – Hanel.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp dây cáp điện đã đầu tư công nghệ hiện đại của châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nên đa số sản phẩm dây và cáp điện của các doanh nghiệp nêu trên có chất lượng tốt, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, được thị trường trong nước chấp nhận và từng bước vươn tới thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, sản phẩm dây dẫn điện gia dụng gồm các loại dây lõi đơn cứng, dây lõi đôi mềm phần lớn do các tổ hợp sản xuất bằng phương pháp thủ công và bán cơ giới nên chất lượng kém và dẫn điện chưa thực sự an toàn, ổn định.
+ thị trường xuất khẩu
Trong 10 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng trên 20 nước trên thế giới; trong đó, Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch với 157,19 triệu USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; tính riêng tháng 10/2013 xuất sang thị trường này tăng trưởng tới 14,5% so với tháng 9, trị giá đạt 17,35 triệu USD. Trung Quốc đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch trong tháng 10, với 15,56 triệu USD tăng 5,2% so với tháng 9/2013; tính gộp cả 10 tháng đầu năm 2013 xuất sang thị trường này tăng tới 34,3% so với cùng kỳ năm trước với trị giá đạt trên 81,78 triệu USD. Xếp thứ 3 về kim ngạch là thị trường Singapore, tổng cộng cả 10 tháng đạt 38,05 triệu USD, tăng 19,6%
so với cùng kỳ năm ngối; tính riêng tháng 10/2013 xuất sang thị trường này đạt mức tăng cao nhất 137,7% so với tháng 9/2013 với trị giá 5,07 triệu USD.Nhìn chung xuất khẩu nhóm hàng này sang hầu hết các thị trường 10 tháng đầu năm đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngối. Thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong 10 tháng đầu năm 2013 là Lào tăng 150,0% so với cùng kỳ, đạt 18,15 triệu USD. Ngoài ra, một số thị trường khác đạt mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ như: Campuchia tăng 104%, đạt 27,92 triệu USD; Indonesia tăng 82,5%, đạt 17,98 triệu USD; Hàn Quốc tăng 54,8%, đạt 27,27 triệu USD… Ngược lại, xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Canada (-99,8%), Anh (-49,6%), Hoa Kỳ (- 47,4%).
2.1.2. Khái quát chung về Công ty TNHH TM & DV TCT
+ Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT được thành lập dưới hình thức Cơng ty trách nhiệm hữu hạn do các thành viên sáng lập nên.
Giấy phép kinh doanh số 0102032419 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 09/10/2007 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 09/04/2008
Thành lập vào tháng 10 năm 2007 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT có vốn điều lệ ban đầu là 1 tỉ đồng do 3 thành viên sáng lập nên. Sau nửa năm hoạt động số vốn điều lệ tăng lên 3.5 tỉ đồng
Công ty là Đại lý cấp 1 của các nhà sản xuất TAYA (Đài Loan) và các thương hiệu dây và cáp điện nổi tiếng khác như: CADI – SUN, GOLDCUP, THIÊN PHÚ, TAIHAN – SACOM, SUN CO …
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ năng động và giàu kinh nghiệm đã từng làm việc trong các doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty liên doanh, các cơng ty nước ngồi về lĩnh vực dây cáp điện và thiết bị điện. Công ty đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường cung cấp dây và cáp điện
+ Chức năng, nhiệm vụ:
Theo đăng ký thì ngành nghề kinh doanh của Cơng ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT bao gồm:
- Mua bán dây cáp điện và các thiết bị điện;
- Vận tải hàng hóa, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng ơtơ; - Dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận hàng hóa;
- Mua bán thiết bị, linh kiện điện, điện tử, điện máy, điện lạnh, máy tính, điện thoại, thiết bị văn phịng , thiết bị viễn thơng;
- Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng ngành công, nông, ngư nghiệp, xây dựng (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú ý);
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi;
- Mua bán máy móc, thiết bị, phụ tùng ơtơ, tàu thủy, dầu bôi trơn;
- Mua bán các thiết bị khoan cắt, thiết bị phòng cháy chữa cháy, máy phát điện; - Mua bán vật liệu xây dựng, các trang thiết bị, nguyên vật liệu trang trí nội,ngoại thất, phụ tùng chống thấm;
- Mua bán, sản xuất máy móc, thiết bị ngành dệt, may, các sản phẩm ngành dệt, may;
- Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ, ôtô, xe máy, phụ tùn và các thiết bị phụ trợ xăng, dầu, mỡ;
- Mơi giới thương mại; Nhiêm vụ chính của cơng ty:
- Mua bán dây cáp điện và các thiết bị điện để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dung trong nước.
- Tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách Nhà nước. Tiến hành kinh doanh theo các mục có trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện việc làm, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chun mơn cho các cán bộ nhân viên trong công ty.
+Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Giám đốc là người điều khiển hoạt động của công ty, nhưng lại chịu trách nhiệm báo cáo cho hội đồng thành viên. Dưới giám đốc là phó giám đốc giúp giám đốc thực hiện nhiệm vụ của mình, bên dưới là các phịng ban với các chức năng và nhiệm vụ rõ ràng riêng biệt nhưng cũng bổ sung cho nhau tạo thành bộ máy hoàn chỉnh hoạt động hiệu quả.
Phó giám đốc: Là người nắm giữ về tài chính cơng ty, có quyền điều động nhân sự trong Công ty, cùng với Giám đốc giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh của Cơng ty.
Phịng nhân sự: Thực hiện các chức năng về công tác tổ chức, cán bộ, lao đông tiền lương, quản lý định mức lao động, đào tạo và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
Phòng kế tốn: Tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê, ghi chép, tính tốn, câp nhập số liệu, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả lập báo cáo.
Phịng kinh doanh: Lập và theo dõi kế hoạch kinh doanh trong tháng, tìm kiếm khách hàng và mở rộng thì trường, phát triển duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Phịng vật tư: Lập kế hoạch và quản lý tình hình cung ứng hàng hóa, đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ cho các đơn hàng
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
2.1.3. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường vĩ mô tới hoạt động kinh doanh củaCông ty Công ty
2.1.3.1. Mơi trường Vĩ mơ
• Mơi trường kinh tế: Việt nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên trong mấy năm gần đây tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp. Nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực biểu hiện giá cả hàng hóa ngày càng tăng đẩy chi phí cho các hoạt động kinh doanh của công ty tăng cao. Lạm phát cũng khiến cầu tiêu dùng giảm, việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty
• Mơi trường chính tri – pháp luật: trong những năm qua, Việt Nam được coi là quốc gia có tình hình chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC PHỊNG KINH DOANH PHỊNG VẬT TƯ PHỊNG KẾ TỐN PHỊNG NHÂN SỰ
phù hợp với đường lối của Đảng, Nhà nước và thơng lệ quốc tế. Chính điều này đã tạo mơi trường an toàn và ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Mặc dù tình hình kinh tế cịn nhiều bất ổn, lạm phát cao nhưng nhờ có sự chỉ đạo hướng dẫn của Đảng và Nhà nước có những chính sách phù hợp đã giữ vững và ổn định tình hình chính trị – pháp luật tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển dần kiền chế lạm phát, kích thích sản xuất kinh doanh của cơng ty. Các hàng rào thuế quan cũng đã giảm nhẹ tạo diều kiện cho công ty nhập hàng từ các hãng dây cáp điện lớn trên thế giới. Thủ tục hành chính cũng giải quyết nhanh hơn tạo điền kiên cho công ty hoạt động tốt hơn.
• Mơi trường văn hóa xã hội: Mơi trường này cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơng ty với văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nghìn năm Văn Hiến. Việc tiêu dùng của người dân cũng bị ảnh hưởng rất nhiều nên việc sản xuất kinh doanh cũng bị chi phối rất nhiều bởi những yếu tố này.
2.1.3.2. Tình hình lạm phát từ năm 2008
Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%.
Năm 2009, suy thối của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều.
Năm 2010, Tổng cục thống kê công bố CPI tháng 12 năm 2010 tăng 1,98% so với tháng trước, đẩy lạm phát năm 2010 của cả nước lên 11,75% so với tháng 12/2009. Nếu tính bình qn theo cách tính mới của tổng cục thống kê, chỉ số giá năm 2010 so với năm 2009 tăng 9,19%
Năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 tăng 18,58% - cao hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra cũng như các dự báo trước đó của các bộ ngành và giới phân tích. Trong đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thủ phạm chính đẩy lạm phát tăng cao vẫn là giá thực phẩm, lương thực tăng mạnh với mức 29,34% và 22,82%.
Năm 2012, là năm ghi nhận nhiều biến động bất thường.Cụ thể, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1% vào tháng Một và tăng 1,37% vào tháng Hai), nhưng lại tăng quá cao trong tháng Chín, với mức tăng 2,2%.Dù mức tăng CPI của tháng 9 chủ yếu là do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục, được cho là chỉ mang tính thời điểm, tuy nhiên, vào thời điểm đó, rất nhiều quan điểm lo ngại về khả năng tăng tốc của CPI những tháng cuối năm. Tuy nhiên, trái với
lo ngại, CPI đã tăng chậm dần trong những tháng cuối năm. Cụ thể, tháng 10 chỉ tăng 0,85%; tháng 11 tăng 0,47% và tháng 12 tăng 0,27%.“Điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác quản lý, điều hành và bình ổn giá”. Một điểm bất thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm 2012, theo Tổng cục Thống kêCPI không giảm vào sau Tết Âm lịch, mà lại giảm vào hai tháng giữa năm (tháng Sáu và tháng Bảy).Về diễn biến CPI trong năm 2012, điểm đáng chú ý là nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (lương thực tăng 3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình qn chung tăng 9,21%). Trong khi đó, năm 2011, đây là nhóm hàng có CPI tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung.Cùng với đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn, với CPI tăng mạnh, chỉ số giá nhóm giáo dục tuy mức tăng giảm so với năm trước, nhưng vẫn ở mức cao.Trong khi