.2 Ảnh hưởng của lạm phát tới chi phí

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT trên thị trường hà nội (Trang 36)

Từ bảng trên nhận thấy rằng lạm phát có ảnh hưởng rất nhiều tới chi phí của cơng ty. Từ năm 2011 đến năm 2013 lạm phát liên tục giảm nhanh là điều kiện để chi phi cho các hoạt động kinh doanh của cơng ty giảm theo. Nhìn vào bảng ta thấy chi phí cơng ty tăng lên, nhưng thực chất với sự tăng lên về quy mô rất nhiều, mở rộng

hoạt động kinh doanh mà chi phí tăng lên với số lượng nhỏ như vậy là nhờ vào lạm phát giảm giúp cơng ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

2.2.4. Ảnh hưởng của lạm phát tới doanh thu, lợi nhuận

Lạm phát khiến cho các yếu tố đầu vào tăng cao, chi phí tăng cao ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Lạm phát làm cho giá trị thực của các tài sản khấu hao nhiều hơn, phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn khiến lợi nhuận giản sút.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong thời kỳ lạm phát lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn có thể tăng do mức tăng giá bình quân của các yếu tố đầu vào thấp hơn mức tăng giá của sản phẩm đầu ra trong khi sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp bán ra không giảm sút nhiều.

Trải qua hơn năm năm hoạt động với những thay đổi nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý hệ thống sản xuất kinh doanh, công ty đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu

Biểu đồ 2.1: Doanh thu kế hoạch và thực hiện của công ty giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Phịng kế tốn

Theo mơ tả trên biểu đồ có thể thấy, doanh thu của công ty tăng ổn định qua các năm và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Doanh thu năm 2011 của cơng ty đạt 40,6 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã đạt 55,2 tỷ đồng. Điều này thể hiện nỗ lực đáng ghi nhận của ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trong q trình quản lý cũng như kinh doanh. Mặc dù đang ở trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế trong nước và quốc tế, doanh thu của công ty vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định qua các năm.

Trong giai đoạn 2011-2013, doanh thu của công ty tăng qua các năm, điều đó cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty khá ổn định.

Bên cạnh đó lý do quan trọng để cơng ty đạt được điều đó là lạm phát năm 2012 và 2013 đã đạt mức thấp tạo cho công ty điều kiện tốt phát triển.

Với mức lạm phát thấp có điều kiện kinh doanh tốt, chi phí giảm xuống thấp mà doanh thu lại tăng nhanh thì lợi nhuận của cơng ty cũng tăng rõ rệt, chúng ta có thể thấy rõ ở bảng dưới.

Bảng 2.3: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận từ hoạt động

SXKD

2,26 2,54 4,78

Lợi nhuận khác 0,14 0,16 0,32

Tổng lợi nhuận 2,4 2,7 5.1

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2011 – 2013

2.2.5. Ảnh hưởng của lạm phát tới mở rộng thị trường và thị phần

Để hiểu rõ về ảnh hưởng của lạm phát tới mở rộng thị trường và thị phần, trước tiên chúng ta đi tìm hiểu về vai trị của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thỏa mãn các nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới.Trong cơ chế thị trường, thị trường có vai trị đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường vừa là động lực, vừa là thước đo kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Thị trường là động lực: Thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại phải ln nắm bắt được các nhu cầu đó. Ngày nay, mức sống của người dân được nâng lên một cách rõ rệt, do đó khả năng chi tiêu của họ cũng cao hơn. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh cạnh tranh giành giật khách hàng một cách quyết liệt bởi vì thị trường có chấp nhận thì doanh nghiệp mới tồn tại được, ngược lại, sẽ bị phá sản. Do đó, thị trường là động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thị trường là thước đo: Thị trường cũng có vai trị thẩm định tính khả thi và hiệu quả của các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ln phải đối mặt với các tình huống khó khăn địi hỏi phải có sự phân tích, cân nhắc trước khi ra quyết định. Mỗi một

quyết định đều có ảnh hưởng nhất định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thị trường có chấp nhận, khách hàng có hài lịng thì mới chứng minh được phương án kinh doanh đó là có hiệu quả và ngược lại. Như vậy, thị trường là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của phát triển thị trường sản phẩm đối với doanh nghiệp: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, thị trường luôn ở vị trí trung tâm.Thị trường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thị trường là mục tiêu kinh doanh và cũng là mơi trường của hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Thị trường tiêu thụ quyết đinh sự sống cịn của doanh nghiệp.Thơng qua hoạt động mua bán trên thị trường, các doanh nghiệp đạt được mục tiêu chính của mình là tìm kiếm lợi nhuận. Thị trường càng lớn thì hàng hố tiêu thụ càng nhiều, cịn thị trường bị thu hẹp hay doanh nghiệp bị mất thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị suy thối, không thể tồn tại lâu. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với những tiến bộ khoa học mới làm biến chuyển công nghệ sản xuất, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.Nhu cầu tiêu dùng cũng vì thế ngày một nâng cao.Bất kỳ doanh nghiệp nào cho dù đang đứng trên đỉnh cao của sự thành đạt cũng có thể bị lùi lại phía sau nếu không nắm bắt được thị trường một cách kịp thời. Ngược lại, cho dù doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực của sự phá sản cũng có thể vươn lên chiếm lĩnh và làm chủ thị truờng nếu họ nhạy bén, phát hiện ra xu thế của thị trư¬ờng hay những kẽ hở thị trường mà mình có thể len vào được. Do vậy, thị trường phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. Thị trường điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong cơ chế thị trường, việc quyết định sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai khơng phải do doanh nghiệp tự quyết định theo ý muốn chủ quan của mình mà phải do nhu cầu của người tiêu dùng. Vì mục đích của nhà sản xuất kinh doanh là thu lợi nhuận thông qua việc đem bán, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần chứ không phải kinh doanh cái mà doanh nghiệp có nên họ ln cố gắng xác định nhu cầu của khách hàng qua các yếu tố của thị trường như cung, cầu, giá cả…thị trường luôn tồn tại khách quan, các doanh nghiệp muốn đạt được thành cơng đều phải thích ứng cùng với thị trường để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận. Có nhiều cách để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp như nâng giá trong điều kiện bán ra khơng đổi...nhưng những cách đó rất khó thực hiện khi có nhiều sản phẩm cạnh tranh nhau trên thị trường. Do đó muốn gia tăng lợi nhuận thì cách tốt nhất là doanh nghiệp phải tiêu thụ được thêm nhiều hàng hoá, nghĩa

là phải phát triển được thị trường, thu hút được thêm nhiều khách hàng mua và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

Phát triển thị trường giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, tăng thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, thị trường trong nước, khu vực, và thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp trong nước luôn phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ trong nước cũng như trên thế giới. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và phát triển thị trường của mình. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì uy tín của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng và càng tạo thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp

Với tầm quan trọng của phát triển thị trường và thị phần như vậy, nhưng lạm phát lại làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, do đó ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các kế hoạch mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ những năm đầu thành lập công ty đã phải chịu tác động xấu rất nhiều từ lạm phát cao từ năm 2008 đến năm 2011. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây nền kinh tế đang ổn định dần và lạm phát giữ ở mức thấp đã tạo điều kiện rất tốt cho công tác mở rộng thị trường của công ty. Từ là một công ty nhỏ mới thành lập kinh doanh trong linh vực phân phối dây cáp điện, do nắm bắt được thời cơ phát triển thị trường cơng ty đã lớn mạnh mà có thị phần khơng hề nhỏ. Cơng ty đang mở rộng vùng phân phối của minh trên toàn miền Bắc đặc biệt giữ thị phần lớn trên địa bàn Hà Nội. Mục tiêu của công ty là trở thành phà phân phối dây cáp điện lớn nhất miền Bắc và mục tiêu đó đang dần được thực hiện từng bước vững chắc

2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu2.3.1. Thành công và bài học kinh nghiệm 2.3.1. Thành công và bài học kinh nghiệm

Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, nhưng nhờ có những chính sách tìm hiểu thị trường kịp thời, chính sách phát triển thị trường hiệu quả, sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT vẫn đạt được những thành công nhất định:

- Trung thành với chiến lược đầu tư chọn lọc, tập trung vào những thị trường trọng điểm nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển căn cơ bền vững, trong giai đoạn 2011-2013, công ty tiếp tục giữ được thị phần tương đối ổn định. Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới được chú trọng đặc biệt, đảm bảo nguồn sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã, chủng loại của công ty trong nhiều năm tới.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh hướng đáp ứng nhu cầu của hầu hết các phân khúc thị trường. Nhờ chú trọng cơng tác nghiên cứu và phân tích thị trường, cùng với

việc đảm bảo chất lượng giữ uy tín cơng ty sản phẩm dây cáp điện của công ty được người tiêu dùng chấp nhận, và tin dùng có khả năng cạnh tranh với các cơng ty lớn khác

- Chính sách tìm hiểu thị trường khắc phục hậu quả của lạm phát đơi khi cịn dựa đoán lạm phát và lợi dụng lạm phát để sinh lợi đem lại những thành công rất lớn. Doanh số bán hàng tăng trưởng ổn định, đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng vươn xa.

- Trong thời gian tới cơng ty nên tiếp tục có những chính sách mới để kiềm chế những ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty, đẩy lùi tác hại của lạm phát và mở rộng thị trường hơn nữa.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, q trình phát triển thị trường của cơng ty còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục:

- Quy mô thị trường chưa tương xứng với khả năng phát triển của công ty. Công ty chưa có những biện pháp thực sự hiệu quả để khắc phục ảnh hưởng của lạm phát. Chủ yếu vẫn là nhờ vào khả năng kiềm chế lạm phát của nhà nước ma khả năng điều tiết thị trường mà công ty vẫn cịn thiếu những chính sách chủ động hơn cho sự phát triển thị trường của mình

- Cơng tác thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý, phân công, hợp tác trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cịn nhiều hạn chế, do đó chưa tạo được ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng.

- Hoạt động thương mại điện tử chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đây là hình thức trao đổi khá phổ biến và là xu hướng phát triển của thương mại trong tương lai.

Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên

thị trường Hà Nội

3.1. Quan điểm và định hướng giải quyết những tác động xấu của lạm phát đếntiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH TM & DV TCT tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH TM & DV TCT

3.1.1. Quan điểm về lạm phát và định hướng kiềm chế lạm phát

+ Quan điểm về lạm phát:

Lạm phát có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết lạm phát có cả tác động tiêu cực và tích cực tuy nhiên tác động tiêu cực là chủ yếu.

Tác động tích cực của lạm phát tới doanh nghiệp: khi lạm phát xảy ra, làm chi phí đầu vào đều tăng. Tuy nhiên đây là tình trạng chung của tồn nền kinh tế. Các doanh nghiệp khác trong ngành phân phối dây cáp điện cũng phải chịu sự ảnh hưởng chung này. Dựa vào đặc điểm này, cơng ty đã lỗ lực tìm kiếm các nhà cung ứng tốt với giá thành hợp lý nên đã tiết kiệm được một phần chi phí so với một số doanh nghiệp khác. Điều đó cũng tạo nên một phần lợi thế cho công ty so với những công ty khác.

Tác động tiêu cực của lạm phát tới công ty: khi lạm phát xảy ra công ty đã gặp phải nhiều khó khăn chủ yếu như:

- Lạm phát tăng, giá cả leo thang, chi phí đầu vào tăng cao do giá vốn, chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, giá điện, nước... Đếu tăng, cùng với đó các khoản chi phí trung gian khác cũng tăng kéo theo sự tảng giá đáng kể của chi phí đầu vào.

- Khó khăn trong đầu ra: Trong thời kỳ lạm phát xảy ra, thu nhập thực tế của dân cư giảm nên nhu cầu thực tế trong dân cư cũng giảm, các nhà đầu tư cũng hạn chế đầu tư vào thời điểm này, ko có nhiều cơng trình lớn cần số lượng dây cáp điện nhiều

- Sự biến động không ngừng của thị trường vào thời kỳ lạm phát, Đặc biệt là mặt hàng kinh doanh của công ty đều là do nhập khẩu nên rất nhạy cảm, khiến cho cơng ty khó khăn trong việc nắm bắt được tình hình thị trường. Thơng tin về thị trường, diễn biến về lạm phát không được thu thập đầy đủ.

- Lạm phát xảy ra khiến cơng ty gặp nhiều khó khăn trong khâu huy động vốn kinh doanh. Các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay, công ty phải huy động vốn bằng mọi cách trong khi đó cơng ty khơng thể cắt giảm chi phí kinh doanh một cách bừa bãi.

+ Định hướng kiềm chế lạm phát:

Phát huy lợi thế sẵn có và chớp lấy thời cơ do lạm phát mang lại như: khai thác tối đa lượng khách hàng truyền thống, giữ vững mối quan hệ tốt với nhà cung ứng....

Sử dụng vốn có hiệu quả, đa dạng các kênh huy động vốn

Tiết giảm hơn nữa mọi chi phí nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, nâng cao năng suất lao động là biện pháp cơ bản được doanh nghiệp tính đến.

Mặt khác, doanh nghiệp vẫn phải có phương án tăng lương, giúp người lao động bù đắp chi phí trong sinh hoạt, bảo đảm cuộc sống. Doanh nghiệp cũng sẽ thống

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT trên thị trường hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)